I. Mục tiêu
Sau bài học này học sinh có khả năng:
- Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra.
- Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
- Chỉ trên sơ đồ nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK( T.4.5)
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tiết 1-20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh thần kinh. Biết những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan thần kinh.
Kể được những thức ăn, đồ uống có thể sử dụng để có lợi cho cơ quan thần kinh. Tránh những đồ uống không có lợi.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK( T.32.33)
III. Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Hoạt động 1 ( 15 phút)
Thảo luận nhóm
- Những việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh là tranh 1.2.5.6
- Những việc không có lợi là 3.4.7
2. Hoạt động 2 ( 8 phút)
Trò chơi: Thử làm bác sĩ
3. Hoạt động 3 ( 8 phút)
Cái gì có lợi? Cái gì có hại?
- Nước cam, hoa quả, bánh kẹo.
- Rượu bia, thuốc lá, thuốc ngủ, ma tuý…
4. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu các nhóm quan sát các tranh từ 1 đến 7 và thảo luận các câu hỏi.
? Tranh vẽ gì?
? Những việc làm trong tranh có lợi cho cơ quan thần kinh không? tại sao?
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến.
+ GV cho HS quan sát tranh 8 ( tr33)
- Tổ chức cho HS đóng vai bác sĩ, các bạn khác lần lượt thể hiện các trạng thái trong hình vẽ đến bác sĩ khám bệnh.
+ GV ghi lên bảng một số đồ ăn, thức uống. Cho HS thảo luận nhóm, viết vào phiếu theo 3 nhóm: nhóm có lợi, nhóm có hại, nhóm nguy hiểm.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, bổ sung
+ HS nêu lại nội dung bài học
- GV nhận xét chung giờ học.
Thứ ngày tháng năm 2008
Tiết 16:
Vệ sinh thần kinh ( tiếp)
I. Mục tiêu
Sau bài học này, học sinh biết:
Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi… một cách hợp lý.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK( T.34,35)
III. Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra
B. Dạy bài mới
1. Hoạt động 1
Vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ
+ Khi ngủ cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất.
+ Tre em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong mỗi ngày.
2. Hoạt động 2
Lập thời gian biểu cá nhân hàng ngày
- Thực hiện theo thời gian biểu giúp ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được thần kinh
3. Củng cố, dặn dò
2 HS cho VD cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
- HS trao đổi theo cặp.
? Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thê được nghỉ ngơi?
? Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó.
+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt.
? Hàng ngày bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ? Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày?
+ GV giúp HS hiểu từ “ Thời gian biểu”.
- HS quan sát thời gian biểu.
- 1,2,HS điền mẫu vào bảng.
- Cả lớp tự lập bảng thời gian biểu của bản thân.
- HS lần lượt trình bày bài của mình trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, đánh giá.
? Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
? Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- HS đọc mục bạn cần biết trang 35.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài ôn tập và kiểm tra.
Thứ ngày tháng năm 2008
Tiết 17:
ôn tâp: con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu
Sau bài học này, học sinh biết:
Hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK( T.36)
Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài
2. Bài ôn tập
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
VD: Cơ quan hô hấp: có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
+ Cách giữ vệ sinh
Tập thể dục thường xuyên, giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng, ăn uống đủ chất, nơi ở thoáng khí, tránh gió lùa…
- Hoạt động 3
Đóng vai nói với người thân trong gia đình không nên sử dụng thuốc lá, rượu.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nêu mục tiêu của tiết học
- GV phân lớp thành 4 nhóm.
- HS mỗi nhóm sử dụng VBT trao đổi thảo luận để hoàn thành bảng ( Tr.24)
+ GV treo các tranh như SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày trên bảng ( kết hợp chỉ tranh và nêu chức năng, cách giữ vệ sinh của từng cơ quan).
- Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung sau mỗi lượt HS trình bày.
- Bình chọn nhóm trình bày xuất sắc nhất.
- GV nêu yêu cầu, chia lớp thành 4 nhóm.
- HS mỗi nhóm tự sáng tác tiểu phẩm rồi trình bày trước lớp.
- Cả lớp cùng GV nhận xét, bình chọn nhóm có tiểu phẩm hay nhất.
+ GV nhận xét chung giờ học.
Thứ ngày tháng năm 2008
Tiết 18:
ôn tập: con người và sức khoẻ ( tiếp)
I. Mục tiêu
Giúp HS tiếp tục hệ thống hoá kiến thức về:
Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh
II. Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK( T.36)
Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài
2. Bài ôn tập
- Hoạt động 1
Ôn về cơ quan bài tiết nước tiểu và hệ thần kinh.
VD: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
+ Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
+ Để giữ vệ sinh… chúng ta cần phải thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đặc biệt là quần áo lót; hàng ngày cần uống đủ nước và không nhịn đi tiểu
- Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
3. Củng cố, dặn dò
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- GV treo tranh về cơ quan bài tiết nước tiểu và cơ quan thần kinh.
- HS lần lượt lên bảng nêu các bộ phận của từng cơ quan. Nêu chức năng và cách giữ vệ sinh.
? Hằng ngày em đã làm gì để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh?
? Em chưa làm tốt việc nào? Em sẽ sửa chữa như thế nào?
- GV tổng hợp các ý kiến, chốt lại và nhắc nhở HS thực hiện tốt.
+ GV nhận xét chung giờ học.
Thứ ngày tháng năm 2008
Tiết 19:
Các thế hệ trong một gia đình
I. Mục tiêu
Sau bài học này, học sinh biết:
Các thế hệ trong một gia đình.
Phận biệt được gia đình hai thế hệ và gia đình ba thế hệ.
Giới thiệu với bạn bè về các thế hệ trong gia đình của mình.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK( T.38, 39) và phiếu bài tập ( HĐ2)
III. Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Hoạt động 1
Kể về những người trong gia đình mình. Trong mỗi gia đình thường có những người ở những lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
2. Hoạt động 2
Phân biệt gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
- Gia đình bạn Minh có 3 thế hệ, gia đình bạn Lan có hai thế hệ cùng chung sống.
- Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ông, bà bạn Minh.
- Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ hai.
- Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Lan.
- Minh và em của Minh là thế hệ thứ 3 trong gia đình bạn Minh.
+ Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ chung sống. Có những gia đình 3 thế hệ, có những gia đình 2 thế hệ, cũng có những gia đình chỉ có một thế hệ.
3. Hoạt động 3
Giới thiệu về gia đình mình
4. Củng cố, dặn dò
- HS làm việc theo nhóm đôi ( 1 em hỏi, 1 em trả lời).
? Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
- Một số HS kể trước lớp.
+ GV phân lớp thành các nhóm.
- HS mỗi nhóm quan sát tran H1,2 và trao đổi, làm bài vào phiếu bài tập.
? Gia đình bạn Minh và gia đình bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là những thế hệ nào?
? Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai?
? Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Minh?
? Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Lan?
? Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình của Minh?
? Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình của Lan?
? Đối với những gia đình chưa có con chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?
- 4,5 HS đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- GV nêu kết luận.
+ HS tự giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình ( dùng ảnh chụp)
- Một số HS giới thiệu trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn
- GV nhận xét chung giờ học.
Thứ ngày tháng năm 2008
Tiết 20:
Họ nội – họ ngoại
I. Mục tiêu
Sau bài học này, học sinh biết:
Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.
Xưng hô đúng với các anh, chị, em của bố mẹ.
ỉng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nôi hay họ ngoại.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK( T.41)
III. Các hoạt động dạy- học
Nội dung
Cách thức tiến hành
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1 ( 10’)
- Những người thuộc họ nội, những người thuộc họ ngoại.
+ Ông bà sinh ra bố và các anh em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội.
+ Ông bà sinh ra mẹ và các anh chị em ruột của me cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
3. Hoạt động 2 ( 10’)
- Giới thiệu về họ nội, họ ngoại.
Mỗi người, ngoài bố mẹ, anh chị em ruột của mình còn có những người họ hàng thân thích khác. Đó là họ nội và họ ngoại.
4. Hoạt động 3 ( 10’)
ứng xử với họ hàng của mình
- Ông bà nội, ông bà ngoại và các cô, dì, chú, bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
5. Củng cố, dặn dò
+ GV nêu mục tiêu tiết học.
+ Cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”
? Bài hát có ý nghĩa như thế nào?
- GV phân lớp thành 4 nhóm
- HS mỗi nhóm quan sát H.1 thảo luận:
? Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai? Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra những ai trong ảnh?
? Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai? Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh?
- Đại diện mỗi nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
+ HS hoạt động theo nhóm.
- Kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại của mình.
- Nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con của họ theo phong tục địa phương.
- Một số HS giới thiệu trước lớp.
+ GV phân lớp thành 3 nhóm. Giao việc cho mỗi nhóm.
- HS mỗi nhóm thảo luận, đóng vai
+ Nhóm 1: tình huống a
+ Nhóm 2: tình huống b
+ Nhóm 3; tình huống c
? Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình.
+ GV nhận xét chung giờ học.
File đính kèm:
- TU NHIEN XA HOI 3 TUAN 1 20.doc