Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 9 - Trần Thị Hai

 I.Mục tiêu:

 - Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh : cấu

 tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.

 - Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh các hình 1,2,3 trang 36.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 9 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tiết 17 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Tiết 1) Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I.Mục tiêu: - Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh : cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh. - Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh các hình 1,2,3 trang 36. III. Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ: (5 phút) B.Bài mới HĐ 1: Làm việc với SGK (12-14 phút) HĐ 2: Thảo luận nhóm (14phút) Củng cố bài (4-5 phút) Nhận xét -dặn dò ( 2 phút ) *Vệ sinh thần kinh. +Khi ngủ, cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi? +Tại sao, chúng ta phải lập thời gian biểu ? - Nhận xét. -GT bài. -Mục tiêu: Chỉ trên sơ đồ và nói tên từng cơ quan trong các hình 1,2,3,4 Tr 36 và nắm được cấu tạo ngoài của cơ quan đó. -Tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo cặp. - Yêu cầu HS mở sách Tr 36, quan sát các hình 1,2,3,4, hai bạn sẽ lần lượt hỏi và trả lời. -GV có thể hướng dẫn : +HS A: Đố bạn, hình 1 nói về cơ quan nào? +HS B: Bạn hãy chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ? +Hình 2 nói về cơ quan nào? +Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ? +Bạn hãy nêu tên của cơ quan trong hình 3? +Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ? +Bạn hãy chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan trong hình 4? +Bạn hãy chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ? -Bước 2: Làm việc cả lớp: -GV treo tranh hình 1,2,3,4 Tr 36 lần lượt gọi 4 cặp HS lên bảng trình bày. Gv nhận xét- kết luận hoạt động 1. -Mục tiêu: Nêu chức năng của từng cơ quan trên. -Nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ các cơ quan trên. -Tiến hành: -Bước1: Thảo luận nhóm: -Yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học để thảo luận các câu hỏi: +Cơ quan hô hấp có chức năng gì? +Nên làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp? +Nêu chức năng của cơ quan tuần hoàn? +Nêu những việc nên làm để bảo vệ cơ quan tuần hoàn? +Cơ quan bài tiết nước tiểu có chức năng gì? +Nên và không nên làm gì để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu? -Bước 2: Làm việc cả lớp: -Mời đại diện các nhóm báo cáo. -Sau đó, GV chốt ý từng phần và liên hệ, giáo dục tư tưởng. -Nêu câu hỏi: +Kể tên các cơ quan trong cơ thể người em đã học. +Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các cơ quan trong cơ thể người? -Nhận xét tiết học. -Dặn hs ôn lại những kiến thức đã học -Chuẩn bị ý tưởng vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh để phục vụ cho bài sau. -2 HS trả lời. -Quan sát và thảo luận theo cặp, 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời. -Cơ quan tuần hoàn. - Tim và các mạch máu. - Cơ quan bài tiết nước tiểu - 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Xơ quan hô hấp. - Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi. - Cơ quan thần kinh. - Não, tuỷ sống và các dây thần kinh. -Từng cặp HS lên trình bày cấu tạo ngoài của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh . -Lớp nhận xét, bổ sung. -Thảo luận nhóm. - Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. -Tập thể dục đều đặn, giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng… - Vận chuyển máu đi khắp cơ thể. -Thường xuyên tập thể dục,làm việc, vui chơi vừa sức, sống vui vẻ. - Thận lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu và đưa nước tiểu ra ngoài. -Uống đủ nước , không nhịn tiểu, thường xuyên tắm rửa và thay quần áo. -Đại diện các nhóm báo cáo. -Cả lớp bổ sung. -HS trả lời. -Rèn luyện sức khoẻ, hết sức giữ gìn các cơ quan trong cơ thể người. Tuần 9 Tiết 18 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Tiết 2) Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I.Mục tiêu: - Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh : cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh. - Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập. - Giấy A4, bút vẽ cho các nhóm, 4 thẻ màu dành cho 4 đội, quà cho 2 đội nhất, nhì. III. Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: (2 phút) A.Bài cũ (5 phút) B.Bài mới HĐ 1: Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” (30 phút) -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về kiến thức ôn tập, dụng cụ để vẽ tranh. -GV nêu câu hỏi: + Kể tên các cơ quan trong cơ thể người các em đã học ? + Ta phải làm gì để bảo vệ các cơ quan trong cơ thể người? -Nhận xét. -GT bài. -Hướng dẫn ôn tập, kiểm tra. -Mục tiêu: -Kiểm tra những kiến thức về cấu tạo ngoài, chức năng của các cơ quan trong cơ thể người, nên và không nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn các cơ quan đó. -Tiến hành: -Phương án: Chơi theo đội. -Bước 1: Tổ chức: -Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 4 em -Mỗi nhóm lớn cử 1 em để làm ban giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các nhóm. -Bước 2:Phổ biến cách chơi và luật chơi: -Sau khi nghe ban giám khảo nêu câu hỏi, đội nào có câu trả lơi trước sẽ đưa thẻ trước. -Cách tính điểm hay trừ điểm do GV tự quyết định và phổ biến cho HS trước khi chơi. -Lưu ý: Đảm bảo mỗi thành viên trong đội ít nhất mỗi người phải trả lời 1 câu , GV có quyền chỉ định người trả lời, không để tình trạng chỉ có 1 người trong nhóm trả lời. -Bước 3: Chuẩn bị: -Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin từ những bài đã học từ những bài trước. -GV hội ý với ban giám khảo HS, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội trả lời, GV hướng dẫn và thống nhất cách đánh giá. -Bước 4: Tiến hành -Ban giám khảo lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi- câu hỏi và đáp án như sau: -2 HS trả lời. -Các nhóm cử HS tham gia. -HS nghe và hiểu. luật chơi. -Hội ý, trao đổi. -Tham gia chơi. TT Nội dung câu hỏi Đáp án Điểm 1 - Cơ quan hô hấp có những bộ phận nào? - Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi. 10 đ 2 - Nêu chức năng của cơ quan hô hấp? - Thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. 10 đ 3 - Nên và không nên làm gì để bảo vệ và gữi gìn cơ quan hô hấp - Tập thể dục, giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng, ăn uống đủ chất, không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, không nên chơi đùa ở nơi có nhiều khói bụi 10 đ 4 - Cơ quan tuần hoàn có những bộ phận nào? -Tim và các mạch máu. 10 đ 5 - Cần phải làm gì để bảo vệ cơ quan tuần hoàn? - Nên thường xuyên tập thể dục, học tập, làm việc, vui chơi vừa sức, sống vui vẻ, ăn uống điều độ, đủ chất. 10 đ 6 - Cơ quan bài tiết nước tiểu có những bộ phận nào? - 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. 10đ 7 - Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì? - Vận chuyển máu đi khắp cơ thể. 10 đ 8 - Nêu chức năng của cơ quan bài tiểt nước tiểu? Thận lọc máu, lấy các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu. Nước tiểu được đưa xuống bóng đái qua ống dẫn nước tiểu, sau đó thải ra ngoài qua ống đái. 10 đ 9 - Nên và không nên làm gì để giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu? Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót, hằng ngày, cần uống đủ nước và không được nhịn tiểu. 10 đ 10 - Cơ quan thần kinh gồm có các bộ phận nào? - Não, tuỷ sống và các dây thần kinh. 10 đ 11 - Não và tuỷ sống có chức năng gì? - Là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. 10 đ 12 - Nên và không nên làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh? Ăn ngủ, học tập, nghỉ ngơi, vui chơi điều độ, sống vui vẻ, không nên làm việc quá sức, thức quá khuya, không nên lo nghĩ, buồn bực, tức giận, không nên dùng các chất kích thích. 10 đ Nhận xét -dặn dò: (2 phút) -Bước 5: Đánh giá, tổng kết -Nhận xét, tuyên dương, trao quà cho đội thắng cuộc. -Tổng kết: Chúng ta đang sống trong xã hội văn minh, đòi hỏi con người phải có sức khoẻ và trí tuệ.Vì vậy, cô mong các em cố gắng học tốt, rèn luyện sức khoẻ, và đừng bao giờ sử dụng các chất độc hại để làm hại đến sức khoẻ và làm ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng, xã hội. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS ôn lại nội dung đã học. -Chuẩn bị bài sau: Các thế hệ trong một gia đình. - Ban giám khảo, hội ý, thống nhất điểm, tuyên bố đội. thắng cuộc.

File đính kèm:

  • docTUÂN 09.doc
Giáo án liên quan