Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 4 - Trần Thị Hai

 I. Mục tiêu:

 -Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Các hình trong SGK trang 16, 17.

 - Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn ( sơ đồ câm ) và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn .

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1812 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 4 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Tiết 7 HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I. Mục tiêu: -Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 16, 17. - Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn ( sơ đồ câm ) và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn . III.Hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ (4 phút ) B.Bài mới HĐ 1: Thực hành ( 13 phút ) HĐ 2: Làm việc với SGK (11 phút ) (Dành cho Hs khá giỏi) HĐ 3: Trò chơi: Ghép hình ( 5 phút ) Nhận xét, dặn dò: (2 phút ) * Máu và cơ quan tuần hoàn. + Chỉ vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ. +Cơ quan tuần hoàn gồm có các bộ phận nào? +Máu được chia làm mấy phần, đó là những phần nào? (Dành cho HS khá giỏi) -GT bài. -Mục tiêu: -Biết nghe nhịp đập của tim và đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút. -Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay lên cổ tay trái của mình hoặc tay trái của bạn ( phía dưới ngón cái ), đếm số nhịp mạch đập trong 1 phút. -Tiến hành: -Bước 1: -GV gọi một số HS lên làm mẫucho cả lớp quan sát. -Bước 2: HS làm việc theo cặp -Từng cặp HS thực hành như hướng dẫn trên -Bước 3: làm việc cả lớp -Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: +Các em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình? +Khi đặt các đầu ngón tay lên cổ tay mình hoặc cổ tay bạn, em cảm thấy như thế nào? -GV chỉ định 1 số nhóm trình bày kết quả nghe, đếm nhịp tim và mạch ( không đòi hỏi HS đếm chính xác). -Kết luận: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được, cơ thể sẽ chết -Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. -Tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo nhóm: -GV yêu cầu HS làm việc theo gợi ý. -Chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ hình 3, T 17 và nêu chức năng của động mạch, tĩnh mạch và mao mạch? +Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn? Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì? +Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ? Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì? -Bước 2: làm việc cả lớp: -Treo tranh sơ đồ vòng tuần hoàn -Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày -Sau mỗi câu, GV cho nhóm khác bổ sung rồi chuyển sang câu khác. -Kết luận: Tim luôn co bóp đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn, vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa nhiều ô xi và chất dinh dưỡng tữ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể đồng thời, nhận khí các- bô- nic và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.Vòng tuần hoàn nhỏđưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô xi và thải khí các- bô- nic rồi trở về tim. -Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về 2 vòng tuần hoàn. -Tiến hành: -Bước 1: GV cho 2 đội tham gia trò chơi, mỗi đội 5 em. -Phát cho mỗi đội 1 bộ đồ chơi bao gồm sơ đồ 2 vòng tuần hoàn ( sơ đồ câm ) và các tấm phiếu rời có ghi tên các loại mạch máu của 2 vòng tuần hoàn, quy định trong thời gian 3phút, 2 đội thi đua ghép chữ vào hình. Đội nào hoàn thành trước, ghép chữ vào sơ đồ đúng vị trí và trình bày đẹp là thắng. -Bước 2: HS chơi như đã hướng dẫn -GV nhận xét,tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn. -2 HS trả lời. -HS áp tai vào ngực bạn, nghe tim đập 1 phút. -Đếm số nhịp mạch đập của bạn hoặc của mình trong 1 phút. -1 số HS làm mẫu. -Thực hành theo cặp. -HS trả lời. -1số cặp HS trình bày. -Nhóm bạn bổ sung -Thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm trình bày. -HS nắm cách chơi. -Tham gia chơi. Tuần 4 Tiết 8 VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN Người dạy :Trần Thị Hai Môn dạy :Tự nhiên & xã hội I. Mục tiêu: - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. II. Đồ dùng dạy- học: - Hình vẽ trong SGK trang 18,19. III. Các hoạt động dạy - học : Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ (5 phút) B.Bài mới HĐ 1: Thảo luận nhóm (17 phút) HĐ 2: Trò chơi Ai nhanh hơn (5 phút) HĐ 3: Trò chơi vận động (8 phút) (Dành cho HS khá giỏi) Nhận xét-dặn dò (2 phút) -Hoạt động tuần hoàn. a) Tim có chức năng gì? Nếu tim ngừng đập, cơ thể sẽ như thế nào? b) Nêu chức năng của vòng tuần hoàn lớn? c) Nêu chức năng của vòng tuần hoàn nhỏ? (Câu b, c dành cho HS khá giỏi) -GT bài. -Mục tiêu:Nêu được các việc nên và không nên làm để bảo vệ và gữi gìn cơ quan tuần hoàn. -Có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn. -Tiến hành. -Bước 1: Thảo luận nhóm. -Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình T 19 SGK và trả lời câu hỏi: +Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức? +Theo bạn, những trạng thái cảm xúc nào dưới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn: -Khi quá vui. -Lúc tức giận. -Thư giãn. -Lúc hồi hộp ,xúc động mạnh. +Tại sao không nên mặc quần áo hoặc đi giày dép quá chật? +Kể tên một số thức ăn đồ uống giúp ta bảo vệ tim mạch? Một số thức ăn đồ uống làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch? -Bước 2: Làm việc cả lớp. -Mời đại diện các nhóm lên trình bày. -Kết luận: Tập thể dục có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên, vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch -Cuộc sống thư giãn, thoải mái, tránh được những xúc động mạnh hay tức giận … sẽ giúp cơ quan tuần hoàn hoạt động vừa phải, nhịp nhàng, tránh được tăng huyết áp và những cơn co thắt tim đột ngột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. -Các loại thức ăn : rau, quả, thịt bò, thịt lợn, cá, lạc, vừng… đều có lợi cho tim mạch. -Các loại thức ăn nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma tuý làm tăng huyết, gây xơ vữa động mạch. -Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức về xơ vữa động mạch. -GV hướng dẫn luật chơi. -Mỗi đội 3 em – GV sử dụng bảng phụ ghi sẵn nội dung : * Nên làm gì, không nên làm gì để bảo vệ tim mạch? -Nên:…………………………………… …………………………………………… -Không nên:……………………………... …………………………………………… -GV hô: “ Bắt đầu ”. em đầu tiên ghi những việc nên làm, em thứ 2 ghi những việc không nên làm để bảo vệ tim mạch rồi trao phấn cho bạn. Trò chơi diễn ra trong 3 phút, đội nào ghi được nhiều việc đúng, nhanh là thắng. -GV cho HS chơi. -GV cùng cả lớp nhận xét. -Tổng kết bài như mục: “ Bạn cần biết ” -Liên hệ- GD HS. -Mục tiêu: so sánh được mức độ của tim khi chơi đùa quá sức hay làm việc nặng nhọc với lúc được nghỉ ngơi, thư giãn. -Tiến hành: -Bước 1: Cho HS chơi tại lớp. -GV nên lưu ý HS nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi. -Trò chơi: “ Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”- GV hướng dẫn cụ thể cho HS chơi, tốc độ nhanh dần, em nào sai bị phạt hát 1 bài. -Sau khi HS chơi xong, GV hỏi: em cảm thấy nhịp tim và nhịp mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không? -Bước 2: GV cho HS chơi trò chơi đòi hỏi vận động nhiều hơn -Ví dụ: Cả lớp thực hiện động tác nhảy. -Sau đó,GV đặt câu hỏi: +So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh so với khi vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi? -Kết luận: Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc lao động quá sức khiến cho tim có thể bị mệt, có hại cho sức khoẻ -Nhận xét tiết học. -Dặn HS thực hành đúng những điều đã học. -Chuẩn bị bài sau: Phòng bệnh tim mạch. -2 HS trả lời. -Các nhóm thảo luận. -Đại diện các nhóm lên trình bày. -HS lắng nghe. -HS nắm được cách chơi. -Tham gia chơi. -Cả lớp theo dõi, nhận xét. -HS tham gia trò chơi. -Nhận xét sự thay đổi của tim. -HS trả lời. -HS tham gia trò chơi vận động mạnh. -So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh và trả lời .

File đính kèm:

  • docTUÂN 04.doc
Giáo án liên quan