Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 29 - Nguyễn Thị Bích Hải

I. MỤC TIÊU:

 Sau bài học, HS biết:

· Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà HS đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.

· Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và những động vật đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

· Các hình trang 108, 109SGK.

· Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.

· Giấy khổ to, hồ dán.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 29 - Nguyễn Thị Bích Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 56 - 57 : THỰC HÀNH : ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà HS đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên. Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và những động vật đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trang 108, 109SGK. Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS. Giấy khổ to, hồ dán. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Bài mới(33’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 3 : GIỚI THIỆU TRANH VẼ * Mục tiêu : Vẽ, nói hoặc viết về những cây cối và các con vật mà HS đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên. * Cách tiếùn hành : - Yêu cầu HS đưa tranh của mình lên lớp. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : trong mỗi nhóm HS lần lượt giới htiệu cho các bạn nghe về tranh vẽ của mình. - Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp. Hoạt động 4 : BẠN BIẾT GÌ VỀ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT ? * Mục tiêu : Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và những động vật đã học. * Cách tiếùn hành: - GV chia HS thành 2 nhóm, nhóm động vật và nhóm thực vật,. Căn cứ theo bài vẽ của các em. - Yêu cầu các HS ở đội vẽ tranh động vật chia thành các nhóm nhóm, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 1 ; Yêu cầu các HS ở đội vẽ tranh thực vật chia thành các nhóm nhỏ, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 2. - HS đưa tranh của mình ra. - HS làm việc theo nhóm : Lần lượt từng HS giới thiệu về tranh vẽ của mình : Vẽ cây gì / con gì ? Chúng sống ở đâu ? Cá bộ phận chính cơ thể là gì ? Chúng có đặc điểm gì đặc biệt ? - Các nhóm bình chọn và cử đại diện nhóm lên giới thiệu trước lớp. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS chia thành các nhóm, nhận phiếu thảo luận. PHIẾU THẢO LUẬN SỐ 1 Con vật Đặc điểm Đầu Mình Cơ quan di chuyển Điểm đặc biệt PHIẾU THẢO LUẬN SỐ 2 Cây Đặc điểm Thân Rễ Lá Hoa Quả Điểm đặc biệt - Cho các nhóm thảo luận 10 phút. Sau đó yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng. - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - Hỏi : Em thấy thực vật và động vật khác nhau ở điểm gì ? * Kếât luận : Động vật và thực vật khác nhau ở các bộ phận cơ thể. Động vật có thể di chuyển còn thực vật thì không. Thực vật có thể quang hợp còn động vật thì không. Hoạt động kết thúc : TRÒ CHƠI GHÉP ĐÔI * Mục tiêu : Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú rừng được quan sát. * Cách tiếùn hành: - GV phổ biến luật chơi. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. - GV tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc. - Nhắc nhở HS luôn cố gắng bảo vệ thiên nhiên môi trường vì đó là bảo vệ cuộc sống của chính mình. - Tổng kết giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. - Các nhóm cử đại diện trình bày. - HS nhận xét bổ sung. - 1 HS trả lời. - HS chơi trò chơi. - HS cả lớp làm cổ động viên. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: Tiết 56 : MẶT TRỜI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trang 110, 111 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Yêu cầu HS kể tên và nêu ích lợi hoặc tác hại của 1 loài côn trùng xung quanh. GV nhậïn xét, cho điểm HS. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : THẢO LUẬN THEO NHÓM Mục tiêu : Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Cách tiếùn hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. HS thảo luận theo nhóm theo gợi ý sau : - Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? - Khi đi ra ngoài nắng bạn thấy như thế nào ? Tại sao ? - Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - GV hoặc HS sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. Kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Hoạt động 2 : QUAN SÁT NGOÀI TRỜI Mục tiêu : Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Cách tiếùn hành : Bước 1: Làm việc theo nhóm. HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận nhóm theo gợi ý sau : - Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật ? - Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. - GV lưu ý HS về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời đối với sức khoẻvà đời sống con người như cháy nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô. Kết luận: Nhờ có ánh sáng Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh. Hoạt động 3 : LÀM VIỆC VỚI SGK Mục tiêu : Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hàng ngày. Cách tiếùn hành : Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. Bước 2 : - GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. - GV yêu cầu HS liên hệ với thực tế hàng ngày : Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ? - GV bổ sung phần trình bày của HS và mở rộng cho HS biết về những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời. - Tiến hành thảo luậnnhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - HS quan sát phong cảnh xung quanh trừờng và thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - HS quan sát các hình 2, 3, 4, trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. - HS liên hệ thực tế. V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docT29.Doc
Giáo án liên quan