Bài 22 - Vẽ trang trí trang trí đường diềm

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí.

 2. Kỹ năng: - Biết cách trang trí đường diềm đơn giản.

 3. Thái độ: - Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 22 - Vẽ trang trí trang trí đường diềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ KHỐI TIỂU HỌC Trường Tiểu học Minh Khai MÔN HỌC: MỸ THUẬT KHỐI LỚP: 2 Họ tên GV: Nguyễn Thị Hường Bài 22 - VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Trình độ chuyên môn: CĐSP Trình độ Tin học: A Địa chỉ : Xã Đức Thượng - Hoài Đức Số ĐTDD : 0904 862577 Số tiết của bài dạy: 1 I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: Học sinh nhận biết đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí. 2. Kỹ năng: - Biết cách trang trí đường diềm đơn giản. 3. Thái độ: - Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích. II. Yêu cầu của bài dạy: 1. Về kiến thức của học sinh a) Kiến thức về CNTT - Có hiểu biết ban đầu về Tin học và các ứng dụng của Tin học trong đời sống và học tập. b) Kiến thức chung về môn học 2. Về trang thiết bị - Đồ dùng dạy học a) Trang thiết bị - Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: - Phần cứng : Máy vi tính cấu hình tối thiểu Pentium III, RAM 128MB, - Phần mềm: Hệ điều hành Windows : Windows XP/2003/Vista Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003 - Máy chiếu. b) Đồ dùng dạy học khác: - Một số đường diềm của học sinh năm trước. III. Chuẩn bị cho bài giảng: 1. Chuẩn bị của Giáo viên: - Thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003 2. Chuẩn bị của Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. - Bút chì, màu vẽ, thước kẻ. IV. Nội dung và tiến trình bài giảng (Sử dụng CNTT một cách sáng tạo hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học) 1. Tổ chức lớp (thời gian 1 phút): - Kiểm tra sĩ số,đồ dùng học tập. - Nội dung nhắc nhở:Khen ngợi HS chuẩn bị đồ dùng chu đáo. 2. Kiểm tra bài cũ (thời gian 3 phút): - Tiết trước học vẽ bài gì ?- Gọi em Thùy Dương trả lời. - Gọi 1 HS nêu lại cách vẽ hình dáng người? Gọi em Thu Hương trả lời.HS khác nhận xét.GV nhận xét và khen ngợi.. 3. Giảng bài mới (thời gian 10 phút): a) Giới thiệu bài.(thời gian 1phút) - Giáo viên giới thiệu hai hình trang trí cơ bản một hình chưa trang trí và một hình có trang trí để học sinh nhận biết được đường diềm nào đẹp hơn? Vì sao? Giáo viên giới thiệu hôm nay học bài: Bài 22: Trang trí đường diềm. b) Nội dung bài mới : Thời gian Hoạt động dạy Hoạt động học Màn hình 4’ 5’ 18’ 1-Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Giáo viên giới thiệu một vài đồ vật trên chất liệu vải có trang trí đường diềm và gợi ý cho học sinh quan sát, nhận xét để nhận ra: + Đường diềm dùng để làm gì ? + Trang trí đường diềm làm cho mọi vật như thế nào? - Giáo viên cho học sinh xem thêm các đồ vật có trang trí đường diềm trên chất liệu gốm sứ. - Đường diềm dùng để làm gì? + Họa tiết ở đường diềm thường được vẽ bằng những hình gì? + Màu sắc phong phú. 2-Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí đường diềm: + Có hai đường thẳng song song muốn có được đường diềm ta làm như thế nào? + Muốn có đường diềm em vẽ gì vào các ô. + Khi vẽ họa tiết em vẽ như thế nào? - Các ô vẽ họa tiết giống nhau gọi là họa tiết trang trí gì? - Cách một ô lại vẽ họa tiết giống nó gọi là họa tiết trang trí gì? - Giáo viên chỉ ra cách vẽ màu ở đường diềm: + Màu ở đường diềm: vẽ theo ý thích (có đậm có nhạt). + Họa tiết giống nhau thường vẽ cùng một màu và cùng độ đậm nhạt. + Màu ở họa tiết cần khác màu ở nền. - Giáo viên cho xem một số bài trang trí đường diềm của lớp trước để các em học tập cách trang trí. 3-Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ trang trí đường diềm theo ý thích. - Học sinh làm bài. - HS quan sát. HS trả lời. HS trả lời. - HS quan sát. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS trả lời. HS quan sát Màn hình Màn hình Màn hình Màn hình - Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy, bài tập thực hành, câu hỏi, . . . - Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh - Tương tác giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh - Sử dụng đồ dùng dạy học trực quan - Sử dụng các phương tiện CNTT, tư liệu điện tử, thí nghiệm ảo. Chú ý: - Chia lượng kiến thức cần truyền đạt thành những đơn vị nhỏ. Liên kết (link) các đơn vị kiến thức nhỏ với các tư liệu điện tử bằng những modul phần mềm theo phương pháp tổ chức tiến hành bài giảng của giáo viên. - Tạo sự tương tác giáo viên - tư liệu điện tử - học sinh để học sinh chủ động chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức. - Xây dựng các tình huống hấp dẫn (nhờ phương tiện CNTT) để học sinh được trao đổi, tranh luận tự giải quyết vấn đề. Tăng cường làm việc theo nhóm. - Giáo viên cần cân nhắc và suy nghĩ cẩn thận về việc nên ứng dụng CNTT cho phần nào là phù hợp. Chỉ rõ các nội dung cần ứng dụng CNTT, thời gian sử dụng. Chỉ sử dụng CNTT nếu thấy thật sự cần thiết, thật sự có lợi và tăng hiệu quả, giá trị việc dạy học. c) Mở rộng, khái quát kiến thức (thời gian 2 phút) 4. Liên hệ đến các môn học khác (thời gian 1 phút) 5. Củng cố kiến thức và kết thúc bài (thời gian 5 phút) - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài theo 3 mức độ sau: + Mức độ 1: - Hình vẽ họa tiết cân đối. - Vẽ màu đẹp. + Mức độ 2: - Hình vẽ họa tiết chưa cân đối. - Hoặc vẽ màu chưa đẹp. + Mức độ 3: - Hình vẽ họa tiêt chưa xong. - Hoặc vẽ màu chưa xong. + Học sinh tự xếp loại bài đẹp. *Dặn dò: - Tìm hiểu họa tiết trang trí đường diềm ở các đồ vật. - Sưu tầm tranh ảnh về mẹ và cô giáo chuẩn bị cho bài sau. V. Nguồn tài liệu tham khảo - Các tranh ảnh, đồ dùng được vẽ theo họa tiết trang trí đường diềm. VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy. Theo tôi thấy, bài giảng điện tử có lợi ích rất lớn. Những bài học bằng bài giảng điện tử có thể giúp chúng ta khắc phục được tình trạng thiếu tranh, hình ảnh minh họa thực tế. Bài giảng điện tử có thể giúp giáo viên minh họa bằng những hình ảnh sinh động, giúp cho học sinh hiểu bài rõ hơn là nếu chỉ nghe qua lời giảng. Đặc biệt trong môn Mỹ thuật thì tác dụng của bài giảng điện tử là vô cùng to lớn. Muốn áp dụng CNTT vào công tác giảng dạy chúng ta cần đảm bảo những điều kiện cần thiết đó là đảm bảo cơ sở vật chất về thiết bị CNTT; đó là đảm bảo về con người hiểu biết và có tâm huyết ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy. Việc triển khai ứng dụng CNTT một cách khoa học và được áp dụng từ trình độ thấp đến trình độ cao. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như thế nào để mình không lệ thuộc vào công cụ bài giảng mà có thể sử dụng nó để phát huy cao nhất nội dung bài giảng quả là không đơn giản, nhất là đối với người chưa có nhiều kinh nghiệm ứng dụng tin học như tôi. Việc biên soạn bài giảng điện tử bây giờ là rất thuận lợi. Nhưng cấu trúc bài giảng cần phải tương đối gọn, tránh dàn trải. Giáo viên cần gợi những ý chính, để học sinh cùng kết hợp rồi đưa ra nhận định của mình./. Ngày 20 tháng 2 năm 2009 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Hường

File đính kèm:

  • docBai 22 Ve trang tri Trang tri duong diem.doc
Giáo án liên quan