I.Mục tiêu: - Sau bài học học sinh có khả năng:
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp .
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 4,5.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tuần 1 - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP.
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy : Tự nhiên & xã hội
I.Mục tiêu: - Sau bài học học sinh có khả năng:
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp .
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 4,5.
III.Hoạt động dạy và học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định (1 phút)
B.Bài mới:
-HĐ1
Quan sát và thảo luận
(13 phút)
HĐ2:
Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
(4 phút)
HĐ3
Thực hành hít thở sâu
(Phát triển)
(15 phút)
Nhận xét- dặn dò
(2 phút)
-GT bài
-Mục tiêu:Chỉ trên sơ đồ và nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
-Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người.
-Tiến hành:
-Bước1: -GV yêu cầu HS quan sát H2 và H3 SGK trang 5 và thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý:
+Nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
+ Mũi dùng để làm gì?
+Khí quản, phế quản có chức năng gì?
+Phổi có chức năng gì?
-Gọi vài nhóm HS lên bảng: một em hỏi, một em trả lời.
-GV chốt lại ý chính.
-Bước2: -Làm việc cả lớp: GV yêu cầu HS theo dõi mục : “ Bạn cần biết ”, nêu câu hỏi:
+Cơ quan hô hấp có nhiệm vụ gì?
+Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
+Cơ thể chúng ta luôn có đủ khí ô xi để sống là nhờ vào đâu?
+Nếu ngừng thở từ 3-4 phút chúng ta sẽ như thế nào?
-GV kết luận:
+ Liên hệ thực tế: Lá phổi là một bộ phận rất quan trọng của cơ quan hô hấp. Do vậy, các em nên giữ gìn cơ quan hô hấp, nên hít thở không khí trong lành, tránh nơi có bụi, khi làm vệ sinh, các em cần mang khẩu trang. Vào mùa đông, các em phải giữ ấm cổ và ngực Khi chơi, em cần tránh đừng để bất cứ việc gì rơi vào mũi sẽ làm tắt đường thở.
Mục tiêu: củng cố nội dung bài học
-GV treo 2 sơ đồ câm về cơ quan hô hấp.
-Nêu luật chơi: 2 đội, mỗi đội 3 em, khi có hiệu lệnh, mỗi em của từng đội sẽ lần lượt gắn các bộ phận của cơ quan hô hấp vào đúng vị trí trên sơ đồ . Nhóm nào gắn nhanh, đúng là thắng.
-Sau khi HS chơi, GV nhận xét, tuyên dương.
-Mục tiêu:
-HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
-Tiến hành:
-Bước1:-GV cho HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi gợi ý :
+Các em quan sát H1 SGK và cho biết bạn nào hít vào, bạn nào thở ra?
-GV gọi 2 cặp HS trả lời và chốt ý.
-Ha: bạn hít vào; Hb: bạn thở ra.
-Bước2:Trò chơi:
-GV cho cả lớp cùng thực hiện động tác : “ Bịt mũi, nín thở trong 5 giây”..
-Sau đó GV hỏi: Sau khi bịt mũi, nín thở, em thấy như thế nào?
-GV nhận xét.
-Bước3:-GV yêu cầu HS cả lớp đứng lên thực hiện động tác hít thở sâu như H1- SGK- để 2 tay lên lồng ngực.
-Sau khi HS thực hiện xong, GV cho cả lớp ngồi xuống, GV nêu câu hỏi:
+ Khi hít vào thật sâu, em cảm thấy lồng ngực thế nào?
+Khi thở ra hết sức, em cảm thấy lồng ngực thế nào?
+Em hãy so sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và thở sâu?
+Nêu ích lợi của việc thở sâu?
-GV liên hệ: buổi sáng thức dậy, tập thể dục, các em cần hít thở sâu để cơ thể khoẻ mạnh.
-GV gọi 1 HS lên thực hành thổi bong bóng để tượng trưng cho 1 lá phổi.
-GV nói: khi thổi nhiều không khí vào, bóng sẽ căng to giống như ta hít vào lá phổi phồng lên. Lúc xả hơi ra, bóng sẽ xẹp xuống giống như khi ta thở, lá phổi xẹp xuống.
-GV kết luận: khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác: hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì lá phổi lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuốngđể đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà học bài và thực hiện những điều đã học.
-Chuẩn bị bài sau: Nên thở như thế nào?
HS hát 1 bài.
-HS quan sát H2+H3-SGK t 5, thảo luận
nhóm.
-Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
-Để thở.
-Đưa không khí vào 2 lá phổi.
-Trao đổi khí.
-Vài nhóm trình bày.
-HS bổ sung.
-Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
-Nhờ vào hoạt động thở.
-Cơ thể sẽ chết.
-HS tham gia chơi.
-Cả lớp nhận xét.
-HS thảo luận nhóm.
-HS quan sát H1.
-2 HS nêu nhận xét.
-Cả lớp đứng lên, các em cùng thực hiện động tác: “ Bịt mũi, nín thở.
-Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.
-HS thực hiện.
-Lồng ngực phồng lên.
-Lồng ngực xẹp xuống.
-Khi hít vào, thở ra, lồng ngực phồng lên,xẹp xuống đều đặn. Khi thở sâu, lồng ngực xẹp xuống để đẩykhông khí ra ngoài.
-Ta hít vào phổi không khí trong lành rồi thở thật sâu để đẩy khí độc của cơ thể ra bên ngoài.
- 2 HS thực hiện
-Lớp theo dõi.
Tuần 1
Tiết 2
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
Người dạy :Trần Thị Hai
Môn dạy : Tự nhiên&xã hội
I.Mục tiêu:
Sau bài học, HS hiểu được:
- Cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình vẽ trong SGK t 6,7.
- Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm.
III.Các hoạt động dạy và học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(4-5 phút)
B.Bài mới:
HĐ1:
Thảo luận
nhóm đôi
(11 phút)
HĐ2:
Làm việc theo cặp
(10 phút )
HĐ3:
Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
(4 phút)
HĐ4:
(Dành cho HS khá,giỏi)
(3 phút )
-Nhận xét- dặn dò
(2 phút)
-Hoạt động thở và các cơ quan hô hấp.
+Cơ quan thực hiên việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài gọi là gì?
+Cơ quan hấp gồm có những bộ phận nào?
-GV nhận xét.
-GT bài.
-Mục tiêu: Cần thở bằng mũi không nên thở bằng miệng.
-Tiến hành:
-GV hướng dẫn HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong lỗ mũi mình. Nếu không có gương có thể quan sát lỗ mũi của bạn bên cạnh.
+Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi?
+Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
+Tại sao phải thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
-GV giảng: Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào. Ngoài ra, trong mũi có nhiều tuyến tiết dịch nhầyđể cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm đồng thời các mao mạch sưởi ấm không khí hít vào.
-GV liên hệ: Ta nên thở bằng mũi, giữ vệ sinh, không nên dùng tay bẩn ngoáy vào mũi, đi ra đường phải có khẩu trang để phòng tránh bụi, khói xông vào mũi
-GV kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, chúng ta nên thở bằng mũi.
-Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ.
-Tiến hành:
-Bước1: Làm việc theo cặp:
-GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát các hình3,4,5 t7 SGK và thảo luận theo gợi ý sau:
+Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành? Bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
+Khi được hít thở không khí trong lành, bạn cảm thấy như thế nào?
+Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí nhiều khói bụi?
-Bước 2: Làm việc cả lớp:
-GV chỉ định một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-Sau đó, yêu cầu cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+Thở không khí trong lành có lợi gì?
+Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì?
-GV kết luận: Không khí trong lành là không khí chứa nhiều khí ô xi, ít khói bụi. Khí ô xi cần cho hoạt động của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành giúp ta khoẻ mạnh. Không khí chứa nhiều khói bụi là không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ.
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học:
-Bước1: GV hướng dẫn cách chơi.
-GV đưa 2 bảng phụ có nội dung đã viết sẵn, lớp có 2 đội chơi, mỗi đội 2 em lên chọn từ điền đúng vào vị trí thích hợp khi có hiệu lệnh.
-Nội dung :
* Điền các từ thích hợp vào các câu sau:
-1………thở bằng mũi mà …………
thở bằng miệng ( không nên, nên )
-2.Thở không khí………..giúp cơ thể chúng ta khoẻ mạnh ; thở không khí
………….sẽ có hại cho sức khoẻ.
(bị ô nhiễm, trong lành )
-Bước2: HS tham gia chơi.
Bước3: GV nhận xét, tuyên dương:
-Mục tiêu: Biết được khi hít vào khí ô-xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể. Khi thở ra khí các-bô-níc có trong máu được thải ra ngòa qua phổi.
-GV cho HS xem mục : “ Bạn cần biết” và hỏi:
+Khi hít vào, khí ô xi trong không khí có tác dụng gì?
+Lúc thở ra, khí cac- bô- nic có trong máu sẽ đi đâu?
+Nếu trong không khí có nhiều khí các- bô- nic và các khí độc khác thì không khí sẽ như thế nào?
-Liên hệ, GD tư tưởng:
+Những nơi nào có không khí trong lành, những nơi nào có không khí bị ô
nhiễm ?
+Nêu cách phòng ngừa để giảm bớt hít khói bụi ?
+Làm thế nào để có được không khí trong lành?
-GV nhận xét, khắc sâu kiến thức cho HS.
-Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và thực hành những điều đã học.
-Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh hô hấp.
-2 HS trả lời.
-HS thực hành theo nhóm đôi: soi gương hoặc quan sát lỗ mũi của bạn.
-Có chất nhầy chảy ra.
-Có bụi.
-Vì trong mũi có lông giúp cản bớt bụi.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Quan sát hình 3,4,5 t 7 và trả lời.
-Một vài cặp lên trình bày.
-Giúp ta khoẻ mạnh
-Có hại cho sức khoẻ.
-HS tham gia chơi.
-Cả lớp quan sát, nhận xét.
-Thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể.
-Sẽ được thải ra ngoài qua phổi.
-sẽ bị ô nhiễm, có hại cho sức khoẻ.
-HS trả lời.
File đính kèm:
- TUÂN 01.doc