I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời.
b) Kỹ năng:
- Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
c) Thái độ:
- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 116 - 117 .
* HS: SGK, vở.
29 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Tháng 7 Trường Tiểu Học Hanh Thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 128 SGK.
+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào là mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước?
+ Mô tả bề mặt lục địa?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi 1 số Hs trả lời trước lớp.
- Gv nhận xét chốt lại:
=> Bề mặt lục địa có chỗ cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ).
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Nhận biết được suối, sông, hồ.
Các bước tiến hành.
Bước 1 :
- Gv yêu cầu Hs trong nhóm quan sát 1 hình trong SGK trang 128 và trả lời các gợi ý.
+ Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ?
+ Con suối thường bắt nguồn từ đâu?
+ CHỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông (dựa vào mũi tên trên sơ đồ).
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?
Bước 2: Thực hiện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Nước theo những khe chảy ra thành suốu, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- Mục tiêu: Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ.
Các bước tiến hành.
Bước 1 :
- Gv khai thác vốn hiểu biết của Hs hoặc yêu cầu HS liên hệ với thực tế ở địa phương để nêu tên một con suối, sông, hồ.
Bước 2:
- Một vài Hs trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh.
- Gv nhận xét, đánh giá các đội chơi.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
Hs quan sát hình trong SGK
Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi trên.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Thảo luận.
Hs cả lớp thảo luận các câu hỏi.
Hs xem xét và trả lời.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs thực hành trả lời kết hợp với sưu tầm tranh ảnh.
5 .Tổng kết – dặn dò.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Bề mặt lục địa (tiếp theo).
- Nhận xét bài học.
Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ , ngày tháng năm 2005.
Tự nhiên xã hội
Tiết 68
Bài 68 : Bề mặt lục địa (tiếp theo).
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp hs hiểu
- Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.
Kỹ năng:
- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
c) Thái độ:
- Biết bảo vệ môi trường sống.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 130 -131.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Bề mặt lục địa (tiết 10
- Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Mô tả bề mặt lục địa?
+ Kể tên các con suối, dòng sông mà em biết ?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên. Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 1, 2 trang 130 SGK.
+ Độ cao của núi và đồi?
+ Đỉnh của núi và đồi?
+ Sườn của núi và đồi?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi 1 số Hs trả lời trước lớp.
- Gv nhận xét chốt lại:
=> Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Nhận biết được đồng bằng, cao nguyên. Nhận ra sự khác nhau giữa đồng bằng, cao nguyên.
Các bước tiến hành.
Bước 1 :
- Gv yêu cầu Hs trong nhóm quan sát 2, 3, 4 hình trong SGK trang 131và trả lời các gợi ý.
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
Bước 2: Thực hiện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
* Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
- Mục tiêu: Giúp Hs khắc sâu các biểu tượng về đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
Các bước tiến hành.
Bước 1 :
- Gv yêu cầu mỗi Hs vẽ mô hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở của mình.
Bước 2:
- Hai Hs ngồi cạnh nhau, đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn.
Bước 3:
- Một vài Hs trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh.
- Gv nhận xét, đánh giá các đội chơi.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
Hs quan sát hình trong SGK
Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi trên.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Thảo luận.
Hs cả lớp thảo luận các câu hỏi.
Hs xem xét và trả lời.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs thực hành vẽ hình đồi, núi.
Hs trình bày tranh, ảnh.
5 .Tổng kết – dặn dò.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Oân tập và kiểm tra học kì II.
- Nhận xét bài học.
Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2005
Tự nhiên xã hội
Tiết 69 –70
Bài 69 – 70 : Oân tập và kiểm tra học kì II.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên.
Kỹ năng:
- Yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
c) Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Các hình về cây cối thiên nhiên.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Bề mặt lục địa.
- Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Nêu sự khác nhau giữa núi và đồi về độ cao, đỉnh, sườn?
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát cả lớp.
- Mục tiêu: Hs nhận dạng được một số dạng hình ở địa phương. Hs biết một số cây cối và con vật ở địa phương.
. Cách tiến hành.
- Gv tổ chức dẫn Hs đi tham quan để quan sát một số dạng địa hình bề mặt Trái Đất và tìm hiểu một số cây cối, con vật có ở địa phương.
- Gv tổ chức cho Hs quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, về cây cối, con vật của quê hương.
* Hoạt động 2: Quan sát cả lớp.
- Mục tiêu: Giúp Hs tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
. Cách tiến hành
Bước 1:
- Gv hỏi: Các em sống ở miền nào?
Bước 2:
- Hs liệt kê những gì các em đã quan sát được từ thực tế hoặc từ tranh ảnh theo nhóm.
Bước 3:
- Hs vẽ tranh và tô màu theo gợi ý của Gv.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố kiến thức đã học về động vật.
Các bước tiến hành.
Bước 1 :
- Gv yêu cầu Hs kẻ bảng như hình 133 SGK vào vở.
- Hs hoàn thành bảng bài tập.
- Gv gợi ý cho Hs:
Bước 2:
- Gv yêu cầu Hs đổi vở kiểm tra chéo cho nhau.
Bước 3:
- Gv gọi một số Hs trả lời trước lớp.
- Gv nhận xét:
PP: Quan sát, thực hành.
Hs đi tham, quan.
Hs quan sát tranh ảnh.
PP: Quan sát, thực hành, thảo luận.
Hs trả lời.
Hs trình bày kết quả đi thực tế.
Hs vẽ tranh và tô màu.
PP: Quan sát, luyện tập, thực hành.
Hs thực hành hoàn thành phiếu bài tập.
Hs đổi vở kiểm tra nhau.
Vài Hs trả lời trước lớp.
Hs khác nhận xét.
5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Kiểm tra.
Nhận xét bài học.
Bổ sung :
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- thang 7.doc