I/ MỤC TIÊU :
Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
HS giỏi: Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 – 4 phút người ta sẽ chết.
II/ CHUẨN BỊ:
Hình vẽ sgk.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Thực hành cách thở.
- GV cho HS thực hiện trò chơi: Cả lớp thực hiện "Bịt mũi, nín thở"
Em có cảm giác gì sau khi nín thở lâu?
- Gọi 1 số HS lên thực hiện động tác thở sâu.(như hình 1)
Nêu nhận xét về sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
So sánh lồng ngực khi thở bình thường và khi thở sâu.
Theo em thở sâu có ích lợi gì.
- GV kết luận: Cử động hô hấp gồm 2 động tác: Hít vào và thở ra.
112 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 Năm 2011-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lục địa chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước mênh mông là đại dương. Có 4 đại dương.
ó Hoạt động 2: Lược đồ các châu lục và các đại dương.
B1: Yêu cầu lớp phân nhóm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý .
- Có mấy châu lục và mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các châu lục và tên các đại dương trên lược đồ hình 3 ?
- Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ?
B2: Yêu cầu đại diện các nhóm lên trả lời trước lớp .
- Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh.
KL: Trên Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
GDBVMT: Em cần làm gì để giữ gìn môi trường sống của con người?
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Tìm vị trí các châu lục và đại dương .
- Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ có ghi tên châu lục hoặc đại dương.
- Hô “bắt đầu” yêu cầu các nhóm trao đổi và dán tấm bìa vào lược đồ câm.
- Nhận xét, bình chọn kết quả từng nhóm.
4. Củng cố, dặn dò.
- Học sinh đọc “ Bóng đèn toả sáng”. Về nhà tìm và ôn lại kiến thức đã học.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS phát biểu xây dựng bài tốt.
- Chuẩn bị: Bề mặt lục địa: đọc sgk, tìm hiểu bề mặt lục địa.
TUẦN 34
Thứ ba, ngày 8 tháng 5 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 67 BỀ MẶT LỤC ĐỊA.
I/ MỤC TIÊU :
Ø Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
¶ Kĩ năng sống:
Ø Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng....
Ø Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên
II/ CHUẨN BỊ:
Ø Quả địa cầu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Bề mặt Trái đất.
w Về cơ bản, bề mặt Trái đất được chia làm mấy phần?
w Hãy kể tên 6 lục địa và 4 đại dương?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
ó Hoạt động 1: Bề mặt lục địa.
- GV nêu câu hỏi:
+ Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không? Vì sao em lại nói được như vậy?
- Giáo viên kết luận: Bề mặt Trái đất không bằng phẳng, có chỗ đất nhô cao, có chỗ đất bằng phẳng, có chỗ có nước còn có chỗ không có nước.
+ Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
+ Nước sông, suối thường chảy đi đâu?
- Giảng (hình/SGK): Từ trên núi cao, nước chảy theo các khe chảy thành suối. Các khe suối chảy xuống sông, nước từ sông lại chảy ra biển cả..
ó Hoạt động 2: Tìm hiểu về suối, sông, hồ.
- Học sinh quan sát hình2;3;4/ 129 và nêu nhận xét.
+ Xem hình nào thể hiện sông, suối, hồ và tại sao lại nhận xét được như thế?
- Giáo viên kết luận: Bề mặt lục địa có những dòng nước chảy ( sông, suối) và cả những nơi chứa nước ( ao, hồ).
- Học sinh trình bày trước lớp những thông tin hoặc câu chuyện có nội dung nói về các sông ngòi, ao hồ nổi tiếng trên Thế Giới và Việt Nam.
4. Củng cố, dặn dò
- Học sinh đọc “ Bóng đèn toả sáng”. Giáo dục học sinh và đưa ra thêm thông tin về các sông, ao, hồ mà học sinh biết..
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS phát biểu xây dựng bài tốt.
- Chuẩn bị: Bề mặt lục địa (t.t): Học sinh về nh sưu tầm thm tranh ảnh về ni non, sông ngòi….
Thứ tư, ngày 9 tháng 5 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 68 BỀ MẶT LỤC ĐỊA (t.t)
I/ MỤC TIÊU :
Ø Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
¶ Kĩ năng sống:
Ø Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, núi, đồi, đồng bằng....
Ø Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa đồi và núi; giữa đồng bằng và cao nguyên
II/ CHUẨN BỊ
Ø Quả địa cầu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Bề mặt lục địa.
w Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không?
w Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
ó Hoạt động 1: Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.
- GV yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130 hoặc tranh ảnh sưu tầm, thảo luận và hoàn thành bảng sau :
Núi
Đồi
Độ cao
Cao
Thấp
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Sườn
Dốc
Thoải
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận cả nhóm mình trước lớp.
- Kết luận : Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc ; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
ó Hoạt động 2: Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131 và trả lời theo gợi ý sau :
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ?
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- Gio vin kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
ó Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
- GV yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở (chỉ cần vẽ đơn giản sao cho thể hiện được các dạng địa hình đó).
- GV yêu cầu HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn.
- GV trưng bày một số hình vẽ của HS trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét hình vẽ của bạn.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS phát biểu xây dựng bài tốt.
- Chuẩn bị: Ôn tập và kiểm tra HKII: Học sinh về nh ôn lại các bài về tự nhiên.
TUẦN 35
Thứ ba, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 69: ÔN TẬP : TỰ NHIÊN (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên:
- Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.
- Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào: đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị...
- Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa...
II. Chuẩn bị :Giấy khổ to kẻ sẵn bảng thống kê.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ :
- So sánh đồi và núi (độ cao, đỉnh, sườn)
- Cao nguyên và đồng bằng có gì giống nhau và khác nhau.
B. Bài mới
a) Hoạt động 1: Ôn tập về phần động vật
- GV chuẩn bị giấy khổ to hoặn bảng phụ, kẻ sẵn như hình vẽ trang 133 SGK, phát cho các nhóm.
- HDHS các nhóm hoàn thành vào bảng thống kê sau:
Tên nhóm động vật
Tên con vật
Đặc điểm
Côn trùng
Muỗi
Tôm, cua
Tôm
Cá
Cá vàng
Chim
Chim sẻ
Thú
Mèo
- Đại diện các nhóm treo bài lên bảng và trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, kết luận.
b) Hoạt động 2: Ôn tập về phần thực vật
- Gv tổ chức thi kể giữa các nhóm: Thi kể tên các cây.
- GV phổ biến hình thức và nội dung thi:
+ Mỗi nhóm kể tên một cây có một trong các đặc điểm: Thân đứng, thân leo, thân bò, rễ cọc, rễ chùm, rễ củ,...
+ Nhóm 1 kể xong các nhóm khác lần lượt kể.
+ Nhóm sau không được kể trùng tên với cây của nhóm trước.
+ Trong một thời gian nhất định, nhóm nào kể và nói được đặc điểm của loại cây đó nhiều hơn sẽ thắng cuộc.
- Mỗi nhóm cử ra một đại diện cùng với Gv làm giám khảo.
- GV ghi tên các cây của các nhóm.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, kết luận.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS liên hệ với cuộc sống hàng ngày. CB bài sau.
Thứ năm, ngày 17 tháng 5 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 70: ÔN TẬP: TỰ NHIÊN (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên:
- Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.
- Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào: đồng bằng, miền núi hay nông thôn, thành thị...
- Kể về Mặt Trời, Trái Đất, ngày, tháng, mùa...
II. Chuẩn bị :Tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên , sông núi , cây cối , ao hồ …; Kẻ sẵn ô chữ; phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS trả lời câu hỏi: - Kể tên 1 số cây, con vật ở địa phương.
- Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của HS.
B. Bài mới
c) Hoạt động 3: Chơi trò chơi "Ô chữ kì diệu"
- GV vẽ ô chữ lên bảng gồm 7 hàng (có một hàng dọc tô màu)
- Chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm là 1 tổ). Mỗi tổ CB ô chữ vào giấy khổ to.
- GV phổ biến luật chơi:
+ Mỗi nhóm phải có nhiệm vụ tìm ra một ô chữ hàng ngang và hàng dọc.
+ Đoán đúng được một hàng ngang sẽ được 5 điểm, đoán đúng một hàng dọc được 20 điểm.
- GV tổ chức cho các đội chơi; Các tổ treo ô chữ của mhóm mình lên bảng.
- GV nhận xét, phát phần thưởng cho các tổ thắng cuộc.
Câu hỏi tương ứng với từng hàng:
1) Tên một nhóm động vật.
2) Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có điều này.
3) Địa hình cao nhất trên bề mặt Trái Đất.
4) Một loại rễ cây hay gặp trong cuộc sống.
5) Vẹt thuộc loại động vật này.
6) Hiện tượng này luân phiên cùng với một hiện tượng khác không ngừng.
7) Đới khí hậu quanh năm lạnh.
d) Hoạt động 4: Vẽ tranh theo nhóm
- Hỏi : Các em sống ở miền nào ?
- Các nhóm quan sát mô tả và vẽ lại phong cảnh quê hương , thiên nhiên .
- Tô màu vào bức tranh theo từng mảng đồng bằng , núi , biển cả …
e) Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
- Gv phát phiếu cho HS làm.
- GV giải thích phiếu bài tập cho HS rõ.
- HS chữa phiếu, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
Phiếu bài tập
1. Khoanh vào các ô trả lời đúng:
a) Mỗi cây thường có rễ, thân, hoa và quả.
b) Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
c) Cây được phân chia thành các loại: cây có thân mọc đứng, cây có thân gỗ...
d) Cá heo thuụoc loài cá.
g) Một trong các chức năng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá.
h) Trái Đất tham gia vào hai chuyển động.
2. Điền thêm thông tin vào những chỗ chấm dưới đây:
a) Các cây thường có ..... và ..... khác nhau. Mỗi cây thường có lá,..., ....,...... và quả.
b) Xoài là loại cây ........ còn rau cải là loại cây .............
c) Vận chuyển ..... từ rễ lên ..... và từ ..... đi khắp các bộ phận của cây để .......
d) Cây dừa thuộc loại rễ ...... còn cây đậu thuộc loại .....
e) Mỗi bông hoa thường có cuống, ......, ..... và nhị.
g) Cơ thể ..... gồm 3 phần: ....., ..... và cơ quan di chuyển.
h) Một ngày Trái Đất có ..... giờ. Trái Đất vừa ..... quanh mình nó, vừa .....quanh Mặt Trời.
i) Chỉ có Trái Đất mới tồn tại .....
k) Có ..... đới khí hậu chính trên Trái đất.
3. Hãy viết một đoạn ngắn nói về sự yêu thích cũng như một vài thông tim về các kiến thức trong phần Tự nhiên mà em thu lượm được. (Nêu những nét chính)
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Tổng kết môn học và dặn HS về ôn lại bài.
File đính kèm:
- GIAO AN TU NHIEN XH LOP 3 MOT COT.doc