Giáo án Tự nhiên & xã hội Lớp 2 Tuần 1-5

I. Mục đích yêu cầu:

- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu , xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.

+Biết tên các khớp xương của cơ thể, biết được nêu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại rất khó khăn

- Hiểu được rằng cần đi đứng, ngồi đúng tư thế và không mang vác vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.

- Học sinh có ý thức trong việc đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống bị cong vẹo cốt sống.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Tranh vẽ bộ xương.

 + Các phiếu ghi tên một số xương, khớp xương.

- Học sinh: SGK, VBT.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên & xã hội Lớp 2 Tuần 1-5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận vềvề nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 10, 11. - GV theo dõi , gợi ý thêm cho các nhóm yếu. + hình 1: Vẽ gì? (Một bạn trai đang ăn cơm, bữa cơm có đầy đủ thức ăn dinh dưỡng: cá, rau, canh, sữa, chuối..). Hình này cho ta biết muốn cơ và xương phát triển tốt hẵng ngày chúng ta cần được ăn uống như thế nào? + Hình 2: Vẽ một bạn gái đang ngồi học đúng hay sai tư thế ? vì sao ta phải ngồi học đúng tư thế? Đèn học trên bàn để ở phía tay trái hay tay phải? Để như vậy có lợi gì? +Hình 3: Vẽ 1 bạn đang bơi ở đâu? Môn thể thao bơi lợi gì cho cơ thể? + Hình 4, 5: Học sinh so sánh bạn nào xách vật nặng. * Tại sao ta không nên xách vật nặng? - Giáo viên cho đại diện 1 số cặp trình bày những gì các em đã thảo luận sau khi quan sát. - 4 cặp HS lên trình bày trước lớp (trong đó 1 cặp HS giỏi trình bày hình 4). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau mỗi hình GV cho HS tự liên hệ bản thân. - Giáo viên nhận xét và chốt ý từng hình. - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm. + Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt? - Học sinh thảo luận và ghi vào giấy rồi dán lên bảng. -Cho HS nhận xét nội dung các bạn dán trên bảng. -Yêu cầu HS liên hệ với các công việc các em có thể làmở nhà để giúp đỡ gia đình -> GD học sinh biết lamø những việc nhẹ để giúp đỡ gia đình. - Học sinh nhận xét. - HS nêu các việc đã làm ở nhà. - Giáo viên nhận xét, chốt ý và giáo dục học sinh nên ăn uống đầy đủ, lao động vừa sức và tập luyện thể thao sẽ có lợi cho sức khoẻ và giúp xương và cơ phát triển tốt -lắng nghe * Hoạt động 2: Thực hành trò chơi “Nhấc một vật” + Mục tiêu: Học sinh biết được cách nhấc một vật sao cho hợp lý để không bị đau lưng và không bị cong vẹo cột sống. - Giáo viên làm mẫu cách nhấc một vật như hình 6 SGK/11 đồng thời phổ biến cách chơi. - Học sinh theo dõi. - Giáo viên cho học sinh nhấc mẫu. - 2 học sinh lên thực hiện. - Giáo viên nhận xét. -HS quan sát. - nhận xét. - Giáo viên cho đại diện học sinh 3 dãy lên thi đua tiếp sức nhấc vật nặng (mỗi dãy 3 học sinh đứng thành 1 hàng dọc ). - Các đội tham gia chơi- Lớp nhận xét, chọn đội nhấc đúng tư thế và về đích trước. Nhận xét, tuyên dương những học sinh làm đúng. Hỏi : Em đã học được gì qua trò chơi này? - Vài HS phát biểu. 4.Củng cố: Yêu cầu nêu : Làm thế nào để cho cơ và xương phát triển tốt? 5. Dặn dò: VN: Xem lại bài và thực hiện đúng các điều đã học. CBB: Cơ quan tiêu hóa/ 12 Nhận xét tiết học. Ngày soạn: 31/8/2009 Tuần : 5 Ngày dạy: 2/9/2009 Môn : Tự nhiên và xã hội Bài : Cơ quan tiêu hoá I. Mục đích -yêu cầu: HS nêu được tên các cơ quan tiêu hoá. HS chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên tranh vẽ hoặc mô hình. HS giỏi phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. Hứng thú học tập , thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh, giấy ghi tên các bộ phận của cơ quan tiêu hoá. Học sinh: SGK, VBT. III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu: 1. Ổn địng lớp: Hát 2. KTBC: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt? - Hỏi: +Hằng ngày cần làm gì để xương và cơ phát triển tốt? + Nêu những việc làm không có lợi cho cơ và xương? Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài : Hôm nay, các em được học về: Cơ quan tiêu hóa. * Phát triển các hoạt động : Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên hình vẽ. + Mục tiêu: Học sinh biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đường đi của thức ăn trên sơ đồ hình vẽ. - Học sinh quan sát theo hướng dẫn của giáo viên và thảo luận. + Học sinh đọc chú thích và chỉ vị trí của miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn trên sơ đồ. - Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi tới đâu? - Học sinh làm việc theo bàn : chỉ vào tranh để xác định vị trí các bộ phận . - Giáo viên cho học sinh lên bảng thi đua. - 2 học sinh chỉ sơ đồ trên bảng xác định vị trí các bộ phận . HS1: Chỉ và nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. HS2: Gắn tên các cơ quan của ống tiêu hóa. - Cả lớp theo dõi nhận xét. - Giáo viên chốt: Thức ăn vào miệng, rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng. Ở ruột non, các chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài. * Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ + Mục tiêu: Học sinh nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hóa - Giảng: Thức ăn vào miệng rồi được đưa xuống thực quản, dạ dày, ruột non. . .và được biến thành chất bổ dưỡng đi nuôi cỏ thể. Quá trình tiêu hóa thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hóa như: - Học sinh theo dõi. + Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra. + Mật do gan tiết ra. + Dịch tụy do tụy tiết ra. +Ngoài ra còn có các dịch tiêu hóa khác. Nhìn vào sơ đồ ta thấy có gan, túi mật (chứa mật) và tụy Giáo viên vừa nói vừa chỉ vào sơ đồ hình vẽ. - Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 và nêu tên các tuyến tiêu hóa. -Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi rồi lần lượt vừa chỉ vào hình và nêu. * 2 HS giỏi lên bảng chỉ ớng tiêu hó và tuyến tiêu hóa. - Giáo viên nhận xét và kết luận: Cơ quan tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như: gan (mật), tụy, tuyến nước bọt. - Học sinh nhận xét. 4. Củng cố: - Cho 2 học sinh lên bảng: - 1 học sinh chỉ đường đi của thức ăn. - 1 em gắn tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. - Lớp nhận xét. 5. Dặn dò: - VN: Xem lại bài - CBB: Tiêu hóa thức ă/ 14,15 -Nhận xét tiết học. Ngày soạn: 31/8/2009 Tuần : 6 Ngày dạy: 2/9/2009 Môn : Tự nhiên và xã hội Bài : Tiêu hoá thức ăn. I. Mục địch – yêu cầu: Sau bài học, học sinh có thể: Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng. Hiểu được chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa. Học sinh có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ, không nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn no, không nhịn đi đại tiện. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa. Học sinh: Một vài bắp ngô luộc hoặc bánh mì. III. Các hoạt động (35’): 1. Khởi động (1’): Hát 2. Bài cũ 5’: Cơ quan tiêu hóa 1 học sinh chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ. 1 học sinh kể tên các cơ quan tiêu hóa. Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Giới thiệu bài (1’): Hôm nay, các em học bài: Tiêu hóa thức ăn. 4. Phát triển các hoạt động (27’): * Hoạt động 1: Thực hành và thảo luận để nhận biết sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. + Mục tiêu: Học sinh nói được sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. + Phương pháp: Thảo luận, trình bày. + ĐDDH: Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa (miệng, dạ dày). + Tiến trình HĐ: - Bước 1: Giáo viên cho học sinh thực hành theo cặp. Giáo viên phát cho học sinh 1 mẩu bánh mì hoặc một quả ngô luộc. Yêu cầu các em nhai kĩ ở trong miệng. Sau đó, mô tả sự biến đổi của thức ăn ở khoang miệng và nói cảm giác của em về vị của thức ăn. - Học sinh thực hiện và nêu: + Vai trò của răng, lưỡi và tuyến nước bọt khi ta ăn. + Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì? - Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến về sự biển đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. Kết luận: Ở miệng, thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được đưa xuống thực quản rồi vào dạ dày. Ở dạ dày thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và một phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. * Hoạt động 2: Làm việc với SGK về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non và ruột già. + Mục tiêu: Học sinh nói được sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày. + Phương pháp: Thảo luận. + ĐDDH: Tranh vẽ cơ ruột non, ruột già. + Tiến trình HĐ: - Bước 1: Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi. + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK rồi 2 bạn hỏi và trả lời nhau theo câu hỏi gợi ý. + Vào đến ruột non thức ăn tiếp tục được đưa đi đâu? Để làm gì? - Thức ăn biến thành chất bổ dưỡng thấm vào thành ruột non vào máu để nuôi cơ thể. + Phần chất bã có trong thức ăn được đưa đi đâu? - Phần chất bã được đưa xuống ruột già. + Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa? - Xuống ruột già chất bã biến thành phân thải ra ngoài. + Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày? - Bước 2: Làm việc cả lớp. - Một số học sinh trả lời các câu hỏi nêu trên trước cả lớp và yêu cầu những học sinh khác bổ sung. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. 5. Tổng kết (3’): - Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ? - 1 học sinh nêu. - Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no? - 1 học sinh nêu. - VN: Xem và học bài. - CBB: Aên, uống đầy đủ.

File đính kèm:

  • docTNXHtuan 1 tuan 5.doc
Giáo án liên quan