Giáo án Tự nhiên xã hội, đạo đức và thủ công lớp 1 tuần 28

Tự nhiên xã hội

BÀI 28: CON MUỖI

I.Mục tiêu:

 - H biết quan sát và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.

 - Biết nơi thường sống của con muỗi.

 - Một số tác hại của muỗi và cách diệt trừ chúng.

 - Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.

II. Chuẩn bị:

- Hình con muỗi phóng to

- Một vài con cá thả trong lọ, 1 ít bọ gậy đựng trong lọ.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội, đạo đức và thủ công lớp 1 tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2007. Tự nhiên xã hội Bài 28: Con muỗi I.Mục tiêu: - H biết quan sát và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. - Biết nơi thường sống của con muỗi. - Một số tác hại của muỗi và cách diệt trừ chúng. - Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. II. Chuẩn bị: - Hình con muỗi phóng to - Một vài con cá thả trong lọ, 1 ít bọ gậy đựng trong lọ. III.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (3') - Giờ trước chúng ta học bài gì? - Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo? - N/ x , đánh giá. 2. Bài mới Giới thiệu bài (1') Hoạt động1: Quan sát con muỗi (15') *Mục tiêu: HS biết quan sát và nói tên các bộ phận ngoài của con muỗi. *Cách tiến hành Bước1: Giao nhiệm vụ - Quan sát, chỉ và vói tên các bộ phận bên ngoài của muỗi. + Con muỗi to hay nhỏ? + Con muỗi dùng gì để hút máu người? + Con muỗi di chuyển ntn? + Con muỗi có chân, cánh, râu ... không? Bước2: Kiểm tra kết quả hoạt động - Đưa hình vẽ con muỗi phóng to - G kết luận: Muỗi là con vật nhỏ bé... Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (14') * Mục tiêu Giúp HS biết dược nơi ở của muỗi, tác hại của muỗi đối với cuộc sống con người. Từ đó có ý thức phòng chống các bệnh do muỗi gây ra. * Các bước tiến hành Bước1: G chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Nhóm1 thảo luận các câu hỏi: + Muỗi thường sống ở đâu? +Vào lúc nào em thường nghe thấy tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt nhất? - Nhóm3, 4: + Bị muỗi đốt có hại gì? + Kể 1 số do muỗi truyền mà em biết? - Nhóm 5,6: + Trong SGK đã vẽ những cách diệt muỗi nào? Em còn biết cách nào khác ? Bước 2: Kiểm tra kết quả thảo luận. - G yêu cầu thả bọ gậy vào lọ cá và quan sát điều gì xảy ra? - G kết luận: 3. Củng cố - Dặn dò (2') - Nhắc nhở H tích cực diệt muỗi. Khi đi ngủ phải mắc màn - G nhận xét giờ học - Vài em nêu - H làm việc theo cặp - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2007. Thủ công bài 21: cắt, dán hình tam giác (tiết 1) I.Mục tiêu: - H biết cách kẻ, cắt và dán hình tam giác. - H cắt dán được hình tam giác theo 2 cách II.Chuẩn bị: G: Hình tam giác mẫu, tờ giấy kẻ ô cỡ lớn, quy trình cắt, dán htg H: bút chì, thước kẻ, giấy màu, giấy h/s, keo dán... III.Lên lớp: 1. Kiểm tra (3’): Kiểm tra đồ dùng học tập 2. Bài mới. Thời gian 5’ 18' 7' Nội dung Hoạt động1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn làm mẫu Hoạt động 3: H thực hành Phương pháp - Đính hình tam giác mẫu (H1) lên bảng hỏi: + Hình vuông có mấy cạnh? (3 cạnh) + Độ dài các cạnh thế nào? (1 cạnh của htg là 1 cạnh của hcn có độ dài là 8ô, còn 2cạnh kia được nối với 1 điểm của cạnh đối diện) ( H1) - G: Vậy trong H1 co3 hình tam giác, nhưng chỉ chọn 1hình tam giác có 1cạnh là 8 ô * Hướng dẫn cách kẻ hình tam giác - G ghim tờ giấy có kẻ ô lên bảng - G thao tác mẫu từng bước: + Từ n/x trên, htg ( H1) là 1 phần của hcn có độ dài 1 cạnh là 8 ô + Muốn vẽ hình tam giác cần xách định 3 đỉnh, trong đó 2 đỉnh là2 điểm đầu của HCN + Sau đó lấy điểm giữa của cạnh đối diện là đỉnh thứ 3. Nối 3 đỉnh với nhau ta được htg (H1) - Để tiết kiệm t/gian và nguyên vật liệu, chúng ta có thể dựa vào cách kẻ hcn đơn giản để kẻ htg (H2,H3) * Hướng dẫn cắt rời hình tam giác và dán sản phẩm - Cắt rời htg sau đó cắt theo đường kẻ AB, AC, ta được htg ABC - Bôi 1 lớp keo mỏng, dán cân đối, phẳng - Vài em nhắc lại các bước cắt, dán - H thực hành trên giấy vở ô li IV. Củng cố: (2’) - G nhận xét giờ học - Chuẩn bị tiết sau: Cắt , dán hình tam giác trên giấy màu. Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2007. Đạo đức bài 14: chào hỏi và tạm biệt (Tiết 1) I.Mục tiêu: 1. Giúp H hiểu được: - Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. - Khi chào hỏi, tạm biệt, cần nói rõ ràng, nhẹ nhàng, vừa đủ nghe với lời xưng hô phù hợp với người mình chào, tạm biệt nhưng không được gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. 2. H có thái độ tôn trọng mọi người. 3. H thực hiện hành vi chào hỏi, tạm biệt trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng - Một số trang phục cho trò chơi sắm vai ( Tiết 1). III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động 1: Thảo luận bài tập 1(11') - G yêu cầu H quan sát tranh bài tập1 và trả lời câu hỏi: + Trong từng tranh có những ai? + Chuyện gì xảy ra với các bạn nhỏ? + Các bạn đã làm gì khi đó? + Noi theo các bạn, các em cần làm gì? - Kiểm tra kết quả thảo luận. - GV kết luận theo từng tranh. Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai (11') - G giao cho từng cặp thể hiện việc chào hỏi hay tạm biệt với đối tượng cụ thể: bạn bè, cô hàng xóm, ... - Kiểm tra kết quả - Tổng kết : Hoạt động 3: Làm bài tập 2 (10') - G yêu cầu H làm BT2 - Kiểm tra kết quả. - GVKết luận theo từng tranh - Thảo luận cặp đôi - Đại diện các cặp trình bày. Lớp nhận xét , bổ sung ý kiến - Từng cặp H chuẩn bị - Một số cặp diễn vai, lớp n/x - Từng H làm việc độc lập - H trình bày kq theo từng tranh IV. Củng cố- dặn dò (3’) - G dặn dò: cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.Chào hỏi và tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau - H đọc câu tục ngữ:" Lời chào cao hơn mâm cỗ" * NX giờ học.

File đính kèm:

  • docCMK28DOC.doc
Giáo án liên quan