Giáo án Tự nhiên xã hội 1 - Trường tiểu học Tân Mai

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN MAI

 LỚP 1

 Thứ ngày tháng năm

KẾ HOẠCH BÀI HỌC - TUẦN 1

MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Bài 1: Cơ thể chúng ta

I. Mục tiêu :

- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như: tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.

- Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK.

- Tranh minh họa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội 1 - Trường tiểu học Tân Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: chơi trò “chi chi chành chành”. 2. HĐ 1: Thảo luận 3. HĐ 2: Nhớ và kể các việc làm vệ sinh trong ngày - Hướng dẫn HS trò chơi - GV giới thiệu và ghi tên bài - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận nhóm đôi: + Kể tên các bộ phận bên ngoài cơ thể. +Cơ thể người gồm mấy phần. + Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào? + Nếu thấy bạn chơi súng cao su em sẽ khuyên bạn như thế nào? - GV cho HS xung phong trả lời câu hỏi - GV yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét và bổ sung. - GV yêu cầu HS hãy nhớ và kể lại trong 1 ngày (từ sáng đến khi đi ngủ) mình đã làm gì? - Học sinh chơi - HS thảo luận - đầu, mình, chân và tay, mắt, miệng… - có 3 phần. - mắt, mũi, tai, lưỡi, da. - Không nên chơi vì rất nguy hiểm. - HS trả lời - HS nhận xét - HS lắng nghe - Gợi ý: + Buổi sáng ngủ dậy lúc mấy giờ? làm những gì? Buổi trưa thường ăn gì, làm gì? Buổi chiều làm gì? Trước khi đi ngủ con thường làm gì? - GV gọi HS trả lời câu hỏi - GV yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét và kết luận - GV nhắc nhở cho HS các việc vệ sinh cá nhân nên làm hằng ngày để HS khắc sâu và có ý thức thực hiện. - HS trả lời - HS nhận xét - HS lắng nghe III.. Củng cố – Dặn dò - Cơ thể người gồm mấy phần? - Chúng ta nhận biết TGXQ nhờ những bộ phận như thế nào? - Con làm gì để giữ vệ sinh thân thể? - GV dặn HS phải giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày. Chuẩn bị cho bài học sau. - HS trả lời * Rút kinh nghiệm: Trường tiểu học Tân mai Lớp 1 Thứ ngày tháng năm Kế Hoạch bài Học - tuần 11 Môn : Tự nhiên và xã hội Bài 11: Gia đình I. Mục tiêu: Học sinh biết - Gia đình là tổ ấm của em, ở đó có những người thân yêu nhất. - Kể được những người trong gia đình mình với các bạn. - Yêu quý gia đình và những người thân. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ III. Hoạt động dạy chủ yếu TG Nội dung dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. KTBC - Cơ thể người có ? phần. - Kể tên các bộ phận bên ngoài cơ thể? - GV nhận xét - HS trả lời. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu bài” HĐ1: Làm việc với SGK HĐ2: Vẽ tranh, trao đổi theo cặp - GV yêu cầu hát bài: ba mẹ là quê hương (3 ngọn nến) - GV giới thiệu và ghi tên bài - Yêu cầu quan sát hình vẽ và thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi sau: + Gia đình Lan có những ai. Mọi người đang làm gì? + Gia đình Minh có những ai? Mọi người đang làm gì? - GV yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét KL: Mọi người đều có bố, mẹ, người thân khác. Cùng sống trong một gia đình. Mọi người cần yêu thương, chăm sóc nhau - GV yêu cầu HS vẽ về những người thân trong gia đình mình. - GV kết luận: Gia đình là tổ ấm của em. Bố, mẹ… là những người thân yêu nhất của em. - HS hát - HS quan sát SGK và trả lời theo nhóm. - HS nhận xét - HS vẽ vào giấy HĐ3: Kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gia đình mình. - GV gợi ý HS nhìn vào tranh vừa vẽ để giải thích cho bạn: + Tranh vẽ những ai? + Em muốn thể hiện điều gì trong tranh? - GV tuyên dương các HS xung phong kể và có tranh vẽ đẹp. - HS kể về gia đình mình III. Củng cố – Dặn dò - GV kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống với người thân và bố mẹ. - GV nhận xét giờ học. - Chọn 1 số tranh vẽ của học sinh để treo trưng bày - HS lắng nghe * Rút kinh nghiệm: Trường tiểu học Tân mai Lớp 1 Thứ ngày tháng năm Kế Hoạch bài Học - tuần 12 Môn : Tự nhiên và xã hội Bài 12: Nhà ở I. Mục tiêu - Nhà ở là nơi sống của mọi người trong gia đình. - Nhà ở có nhiều loại khác nhau và đều có địa chỉ cụ thể. - Biết địa chỉ nhà ở của mình. - Kể về ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà. Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà. II. Đồ dùng dạy học - Tranh vẽ SGK phóng to; Sưu tầm 1 số tranh, ảnh về nhà ở của các vùng, miền. III. Hoạt động dạy chủ yếu TG Nội dung dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2’ I. ktbc - GV yêu cầu một số HS giới thiệu về gia đình mình - GV nhận xét - HS kể 36’ II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. HĐ 1: Quan sát hình. Nhận biết các loại nhà khác nhau ở các vùng miền. 3. HĐ 2: Quan sát, theo nhóm nhỏ - Đọc bài thơ “Ngôi nhà” (Sách tiếng Việt lớp 2) - GV giới thiệu và ghi bài. - GV hướng dẫn HS quan sát hình trong bài 12 và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi: + Ngôi nhà này ở đâu? + Bạn thích ngôi nhà nào? Tại sao? ị GV theo dõi và giúp đỡ. - GV cho HS quan sát thêm tranh đã chuẩn bị và giải thích cho các em hiểu về các dựng nhà và sự cần thiết của nhà ở. ị KL: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4. Mỗi nhóm quan sát 1 hình ở trang 27 (SGK) và nói tên các đồ dùng được vẽ trong hình. - HS lắng nghe - HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi - HS quan sát và lắng nghe - HS lắng nghe - HS thảo luận theo nhóm 4 4. HĐ 3: Vẽ tranh - GV có thể giúp đỡ HS nếu đồ dùng nào các em chưa biết. - GV yêu cầu HS đại diện nhóm trả lời - GV gợi ý HS liên hệ và nói tên các đồ vật có trong nhà em mà trong hình vẽ không có. ịKL: Mỗi gia đình đều có đồ dùng cần thiết cho HS và việc mua sắm những đồ dùng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình. - GV yêu cầu HS vẽ ngôi nhà của mình. - Trưng bày tranh và giới thiệu về nhà ở, địa chỉ, một vài đồ dùng trong nhà. KL: Mỗi người đều mơ ước có nhà ở tốt và đầy đủ đồ dùng SH -Phải biết yêu quý, giữ gìn ngôi nhà của mình vì đó là nơi em sống hằng ngàyvới những người ruột thịt thân yêu. - HS trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe - HS vẽ - HS giới thiệu về tranh và nhà mình - HS lắng nghe 2’ III. Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Công việc ở nhà - HS lắng nghe * Rút kinh nghiệm: Trường tiểu học Tân mai Lớp 1 Thứ ngày tháng năm Kế Hoạch bài Học - tuần 13 Môn : Tự nhiên và xã hội Bài 13: Công việc ở nhà I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết: - Mọi người trong gia đình đều phải lam việc tuỳ theo sức của mình. - Trách nhiệm của mỗi học sinh, ngoài giờ học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình. - Kể tên một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình. - Kể được các việc em thường làm để giúp đỡ gia đình. - Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người. II. Đồ dùng dạy học - Các hình trong bài 13 “SGK” III. Hoạt động dạy chủ yếu TG Nội dung dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. KTBC - Yêu cầu HS nhắc lại địa chỉ của nhà mình. - Yêu cầu HS kể những đồ dùng mà gia đình mình có. - GV nhận xét - Học sinh kể - Học sinh kể II. Bài mới: 1. GTB 2. HĐ 1: Quan sát hình 3. HĐ2: Thảo luận nhóm 4. HĐ3: Quan sát hình III. Củng cố – Dặn dò: - GV giới thiệu và ghi tên bài và yêu cầu mở “SGK” trang 28 - GV yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 28 và thảo luận nhóm đôi để nói về nội dung từng hình. - GV cho HS trình bày về từng công việc được thể hiện trong mỗi tranh và tác dụng của từng việc đó với cuộc sống trong gia đình ịNhững việc làm đó vừa giúp cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm,gắn bó của những người trong gia đình với nhau. - GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp với câu hỏi sau: + HS kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình mình. + Kể các việc mà em thường làm để giúp gia đình. - GV yêu cầu HS nói trước cả lớp ịMọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà, tuỳ theo sức của mình. - Yêu cầu HS quan sát hình trang 29 và trả lời các câu hỏi sau: + Tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của 2 hình. + Con thích căn phòng nào? tại sao? + Để có được nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ thì con phải làm gì giúp bố mẹ? - GV cho HS trình bày trước lớp *GV: Mọi người trong gia đình quan tâm tới việc dọn dẹp nhà cửa thì nhà cửa sẽ gọn gàng ngăn nắp; Ngoài giờ học con phải giúp gia đình dọn dẹp nhà cửa tuỳ theo sức của mình. - Về xem lại bài và giúp gia đình dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng ngăn nắp. - Xem trước bài 14 - HS nhắc tên bài - HS thảo luận theo cặp - HS kể - HS kể cho nhau nghe (2 bạn 1 nhóm) - HS kể trước lớp - HS quan sát và trả lời câu hỏi - HS trả lời - HS thực hiện * Rút kinh nghiệm: Trường tiểu học Tân mai Lớp 1 Thứ ngày tháng năm Kế Hoạch bài Học - tuần 14 Môn : Tự nhiên và xã hội Bài 14: An toàn khi ở nhà I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết: - Kể tên một số vật sắc nhọn có thể gây đứt tay, chảy máu. - Kể tên một số vật trong nhà có thể nóng, bỏng, cháy. - Cách phòng tránh và xử lí khi có tai nạn xảy ra. II. Đồ dùng dạy học - Các hình trong bài SGK III. Hoạt động dạy chủ yếu TG Nội dung dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. KTBC - Kể một số công việc ở nhà? - Để có một căn nhà gọn gàng, sạch sẽ con phải làm gì? - GV nhận xét và đánh giá - Học sinh kể II. Bài mới: 1. GTB 2. HĐ 1: Quan sát tranh 3. HĐ2: Thảo luận nhóm III. Củng cố – Dặn dò - GV giới thiệu và ghi tên bài - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 30 và thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi: + Chỉ và nói các bạn ở mỗi hình đang làm gì? + Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi hình? - GV cho đại diện các nhóm lên trình bày - GV yêu cầu HS nhận xét - GV: Khi phải dùng dao hoặc những đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn cần phải cẩn thận để tránh bị đứt tay. Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm tay của các em nhỏ. - GV yêu cầu HS quan sát các hình ở trang 31 và thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi: + Điều gì có thể xảy ra trong các cảnh trên? + Nếu điều không may xảy ra em sẽ làm gì, nói gì lúc đó? - GV cho đại diện các nhóm lên trình bày - GV yêu cầu HS nhận xét - GV: Không để đèn dầu và cá vật cháy khác trong màn hay để gần những đồ dễ bắt lửa. Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng, cháy. Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện… đề phòng bị điện giật. Không cho em bé chơi gần những vật dễ cháy và gần điện - Về nhà xem lại bài và xem vật nào để chưa cẩn thận, có thể gây nguy hiểm thì nên đặt lại. - Chuẩn bị bài 15 - 2 HS nhắc lại - HS quan sát và thảo luận nhóm đôi - HS trình bày trước lớp - HS nhận xét - HS thảo luận nhóm đôi - HS trình bày trước lớp - HS nhận xét - HS lắng nghe * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTNXH T1-T14.doc
Giáo án liên quan