1. Khái quát chương trình Văn bản lớp 8.
2. Văn học hiện thực phê phán.
a. Các văn bản đã học:
b. Giá trị các văn bản (tiếp)
* Văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố
- Cuộc đời sự nghiệp tác giả.
- Giá trị nội dung:
+ Tố cáo bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
+ Xã hội đã đẩy người nông dân vào tình cảnh bi thương khiến họ phải phản kháng lại.
+ Vẻ đẹp và tâm hồn của người phụ nữ nông dân.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật kể chuyện: ngôi kể, ngôn ngữ kể chuyện.
+ Đối thoại
+ Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật
+ Xây dựng tình huống truyện
* Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
- Cuộc đời sự nghiệp tác giả.
- Giá trị nội dung:
+ Kể lại tuổi thơ cay đắng, tủi cực của nhà văn
+ Tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn đối với người mẹ bất hạnh.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật kể chuyện chân thực.
- Mở rộng các tác phẩm khác:
+ Bỉ vỏ của Nguyên Hồng
32 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tự chọn Ngữ Văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn 1930-1945 đã xuất hiện 3 trào lưu văn học:
+ Văn học hiện thực phê phán
+ Văn học lãng mạn
+ Văn học cách mạng
- Văn học lãng mạn gồm:
+ Văn xuôi lãng mạn
+ Thơ mới
2. Vài nét về Thơ mới:
- “Thơ mới” lúc đầu dùng để gọi tên một thể thơ: thơ tự do. Nhưng rồi “Thơ mới” không chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 và kết thúc vào năm 1945 gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, LTL, HC. Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc trong vòng 15 năm. Trong Thơ mới số thơ tự do không nhiều mà chủ yếu là thơ bảy chữ, lục bát, tám chữ không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển.
3. Các tác phẩm thơ lãng mạn được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8:
- Muốn làm thằng cuội
- Ông đồ
- Nhớ rừng
- Quê hương
4. Nội dung cơ bản của các tác phẩm thơ lãng mạn được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8:
- Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng
- Khao khát tự do
- Lòng yêu nước thầm kín
- Nỗi niềm hoài cổ
- Tình yêu quê hương
III. Bài tập.
Bài tập 1:
Cảm nhận về hình ảnh ông đồ trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên?
*Gợi ý:
a. Hình ảnh ông đồ thời xưa:
- Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
-> Thời huy hoàng.
- Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
-> Ngưỡng mộ thán phục tài năng.
b. Hình ảnh ông đồ thời nay:
- Nhưng mỗi năm mỗi vắng.
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
- Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy.
Ngoài trời
-> Nghệ thuật nhân hoá, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình.
=> Buồn, vắng vẻ, ảm đạm.
c. Nỗi lòng tác giả:
- Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
-> Câu hỏi tu từ => Thương cảm lớp người xưa
Bài tập 2:
Phân tích tâm trạng của con hổ được thể hiện trong văn bản “Nhớ rừng” của Thế Lữ? Tâm trạng đó là tâm trạng của ai trong xã hội đương thời?
*Gợi ý:
a. Mở bài
- Thế Lữ (1907- 1989) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ Nhớ rừng in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ tiêu biểu của ông góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
- Bài thơ là lời của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú
b. Thân bài
* Khổ 1:
- Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm trò lạ mắt, đồ chơi Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém, nỗi bất bình.
- Từ “gậm”, “Khối căm hờn” (Gậm = cắn, dằn , Khối = danh từ chuyển thành tính từ) trực tiếp diễn tả hành động, và tư thế của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú. Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua, buông xuôi bất lực
- Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bên ngoài buông xuôi và nội tâm hờn căm trong lòng của con hổ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do.
* Khổ 2:
- Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ ''với'', các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị
- Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình
* Khổ 3:
- Cảnh rừng ở đây được tác giả nói đến trong thời điểm: đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh láng máu sau rừng thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ
- Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống một cuộc sống đế vương: - Ta say mồi ... tan. Ta lặng ngắm ...Tiếng chim ca ...- Ta đợi chết ... điệp từ ''ta'': con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh thì chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim, cảnh thì dữ dội. ... cảnh nào cũng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt. Đại từ “ta” được lặp lại ở các câu thơ trên thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hào hùng.
- Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu, đâu những, tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ đau đớn của con hổ và khép lại bằng tiếng than u uất ''Than ôi!”. Con hổ bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do của chính mình.
*Khổ 4:
- Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả suối ... mô gò thấp kém, ... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.
- Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét, tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.
- Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc
* Khổ 5:
- Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn được thấy bao giờ), không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó cũng là khát vọng giải phóng của người dân mất nước. Đó là nỗi đau bi kịch. Điều đó phản ánh khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
c. Kết bài
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào thể hiện tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
Ngày soạn: 28/02/2014.
Ngày giảng: 06/03/2014.
Chủ đề 11: VĂN HỌC CÁCH MẠNG
I. Mục tiêu cần đạt
- Ôn lại kiến thức về các tác phẩm văn học cách mạng đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
- Rèn cho học sinh kỹ năng viết văn cảm nhận về các tác phẩm văn học cách mạng đã được học.
II. Tiến trình lên lớp.
1. Các tác phẩm văn học cách mạng đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8:
- Khi con tu hú – Tố Hữu
- Tập “Nhật kí trong tù” – Hồ Chí Minh:
+ Ngắm trăng
+ Đi đường
- Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh
2. Vài nét về tập “Nhật kí trong tù”:
- Là một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây – Trung Quốc.
3. Nội dung cơ bản của các tác phẩm thơ cách mạng được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8:
- Lòng yêu nước
- Tâm trạng của người tù cách mạng với niềm khao khát tự do cháy bỏng
- Phong thái ung dung, lạc quan, sống hòa mình với thiên nhiên của Bác Hồ
III. Bài tập.
Bài tập 1:
Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh?
*Gợi ý:
MB:
Giới thiệu về Bác Hồ qua sáng tác
TB:
Bác Hồ một thi nhân với tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm
Bác Hồ một chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù vẫn sáng lên vẻ đẹp thư thái, lạc quan với tinh thần thép
Vẻ đẹp của Bác Hồ là sự hòa quyện giữa tâm hồn một thi sĩ với một chiến sĩ cách mạng.
Mở rộng, liên hệ, bộc lộ cảm xúc cá nhân về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
KB:
Qua bài thơ “Ngắm trăng” người đọc đã gặp một tâm hồn vĩ đại, một nhân cách cao cả, một tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước nồng nàn
Bài tập 2:
Sưu tầm một số bài thơ viết về trăng của Bác?
*Gợi ý:
- Trung thu
- Cảnh khuya
- Rằm tháng giêng
- Tin thắng trận
- Đi thuyền trên sông Đáy
Ngày soạn: 13/03/2014.
Ngày giảng: 20/03/2014.
Chủ đề 12: CÂU PHÂN THEO MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP
I. Mục tiêu cần đạt
- Ôn lại kiến thức về các loại câu phân theo mục đích giao tiếp.
- Rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng các loại câu phân theo mục đích giao tiếp.
II. Tiến trình lên lớp.
* Các loại câu phân theo mục đích giao tiếp đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8:
a. Câu nghi vấn.
* Đặc điểm:
- Chứa từ ngữ nghi vấn: ai, gì, nào, đâu, bao giờhoặc có từ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn.
- Chức năng chính: để hỏi
- Dấu câu: dấu chấm hỏi
* Các chức năng khác của câu nghi vấn: cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm cảm xúc
b. Câu cầu khiến.
* Đặc điểm:
- Chứa từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nàohoặc ngữ điệu cầu khiến.
- Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
- Dấu câu: Dấu chấm than, dấu chấm.
c. Câu cảm thán.
* Đặc điểm:
- Chứa từ ngữ cảm thán như: trời ơi, thay, biết bao
- Chức năng: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết
- Dấu câu: Dấu chấm than.
d. Câu trần thuật.
* Đặc điểm:
- Không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến
- Chức năng: Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả
- Dấu câu: Dấu chấm.
III. Bài tập.
Bài tập 1:
Lấy ví dụ mỗi kiểu câu 2 câu?
*Gợi ý:
- Đặt câu đúng với chức năng.
Bài tập 2:
Viết đoạn hội thoại với nội dung tự chọn trong đó có sử dụng cả 4 kiểu câu: câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật?
*Gợi ý:
- Chọn nội dung và nhân vật hội thoại.
- Có sử dụng cả 4 kiểu câu.
Bài tập 3:
Đặt câu nghi vấn với chức năng không dùng để hỏi? Xác định chức năng của câu đó?
*Gợi ý:
- Đặt câu nghi vấn với chức năng: cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm cảm xúc
File đính kèm:
- Giao an tu chon 8.doc