Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 28

 Bài đầu tiên của tiết Ôn tập hôm nay, ngoài việc kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, các em sẽ được củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu; tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu vừa được ôn.

a/ Số lượng HS kiểm tra: 1/3 số HS trong lớp.

b/ Tổ chức cho HS kiểm tra

-GV gọi HS lần lượt lên bốc thăm.

-Mỗi HS chuẩn bị 2 phút

-HS lên đọc bài + trả lời câu hỏi như đã ghi ở phiếu thăm.

-GV cho điểm.

Những HS kiểm tra chưa đạt yêu cầu, GV nhắc các em về nhà luyện đọc để kiểm tra trong tiết sau.

 

doc19 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u dán lên bảng lớp. Cả lớp nhận xét. -HS dưới lớp trao đổi vở cho nhau để kiểm tra. b) GV yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9. Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5; dấu hiệu chia hết cho 3 và 5. Bài 5: a) 243 chia hết cho 3 b) 297 chia hết cho 9 c) 810 chia hết cho 2 và 5 d) 465 chia hết cho 3 và 5 Củng cố, dặn dò:(2p) -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiếng Việt: Ôn tập ( Tiết 7). Các hoạt động Cách tiến hành Hoạt động 1: (1p) Giới thiệu bài Trong 6 tiết ôn tập vừa qua, các em đã được kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng và được củng cố khắc sâu kiến thức về luyện từ và câu, tập làm văn, chính tả...Trong tiết học này, các em sẽ làm bài luyện tập qua việc đọc - hiểu một bài văn và làm một số bài tập lựa chọn. Hoạt động 2: (35p) Làm bài tập MT: Đọc hiểu nội dung bài văn -Dựa vào nội dung bài văn, biết lựa chọn ý đúng cho các câu trả lời. ĐD: Băng giấy ghi sẵn các bài tập, VBT. PP: Thực hành. -GV yêu cầu 1 HS đọc bài văn + đọc chú giải, lớp đọc thầm. -GV giao việc: Các em đọc thầm lại bài văn. Nắm vững nội dung bài. Dựa vào nội dung của bài chọn ý trả lời đúng. -Cho HS làm bài tập. GV dán băng giấy đã ghi sẵn các bài tập lên bảng. - HS lần lượt làm các bài tập vào VBT. - 1 HS lên bảng làm. - Lớp nhận xét. -GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng: 1/ Tên bài văn là: ý a: Mùa thu ở làng quê. 2/ Tác giả cảm nhận mùa thu bằng giác quan: ý c: Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác. 3/ ý b: Chỉ những hồ nước. 4/ ý c: Vì những hồ nước. 5/ ý c: Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai. 6/ ý b: Hai từ. Đó là các từ “xanh mướt”, “xanh lơ” 7/ ý a: Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển. 8/ ý c: Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ. 9/ ý a: Một câu. Đó là câu “Chúng không còn... trái đất” 10/ ý b: Bằng cáh lặp từ ngữ. Từ lặp lại từ là từ không gian Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học -Dặn yêu cầu HS về nhà xem lại bài. -Chuẩn bị ôn lại các dạng văn đã học để tiết sau kiểm tra bài văn viết. Thứ sáu ngày 28 tháng 3 năm 2008 Tiếng Việt: Kiểm tra viết . Đề thi do chuyên môn của trường ra. Toán: Ôn tập về phân số. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) -GV chấm điểm ở VBT. GV nhận xét, chữa những bài nhiều HS làm sai Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học Hoạt động 1: (8p) Hướng dẫn HS làm BT1 MT: Củng cố về đọc, viết các phân số. ĐD: Bài tập 1 phóng to. PP: Động não, thảo luận, thực hành. - GV phát phiếu bài tập 1 đã phóng to cho các nhóm. -Các nhóm thảo luận và làm bài. -Các nhóm trình bày bài, các nhóm nhận xét lẫn nhau. -GV yêu cầu HS đọc các phân số vừa viết được. -GV đánh giá bài làm của HS. Hoạt động 2: (8p) Hướng dẫn HS làm BT2 MT: Củng cố cách rút gọn các phân số. ĐD: Bảng nhóm PP: Động não, thực hành -HS tự làm bài tập 2 vào vở, 2 HS làm bài vào bảng nhóm. -GV lưu ý HS, khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản, do đó nên tìm xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào. -HS làm bài trên bảng nhóm treo lên bảng lớp. -Cả lớp nhận xét. -GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. Hoạt động 3: (8p) Hướng dẫn HS làm BT3 MT: Củng cố cách quy đồng mẫu số. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thực hành -HS tự làm bài tập, 3 HS làm bài tập vào bảng nhóm (mỗi em làm một bài tập). -HS làm bài trên bảng nhóm treo lên bảng lớp. -Lớp nhận xét bài làm của bạn. -GV chốt lại cho HS: Khi quy đồng mẫu số, các em cần phải tìm MSC bé nhất. Chẳng hạn phân số: và, ta thấy 36 chia hết cho 3 nên ta chọn mẫu số chung là 36. HS chỉ cần làm phần b) như sau: = = ; giữ nguyên Hoạt động 4: (10p) Hướng dẫn HS làm BT4,5 MT: Củng cố về so sánh phân số. ĐD: Bảng nhóm; hình vẽ bài tập 5. PP: Thảo luận, động não, thực hành -HS tự làm bài tập 4, 5 vào vở; 2 HS làm bài vào bảng nhóm. -HS trình bày bài làm, HS nhận xét bài làm của bạn. Bài 4: GV yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số hoặc không cùng mẫu số; hai phân số có tử số bằng nhau. Bài 5: GV yêu cầu HS nêu các cách khác nhau để tìm phân số thích hợp. Ta thấy đoạn thẳng từ vạch 0 đến vạch 1 được chia thành 6 phần bằng nhau. Vậy phân số thích hợp để điền vào vạch ở giữa và trên tia số là hoặc Củng cố, dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học. Về nhà làm bài vào VBT. Ôn lại bài để tiếtấu tiếp tục luyện tập về phân số. Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp. Các hoạt động Cách tiến hành Hoạt động 1: (7p) Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần qua MT : Nhằm tuyên dương những tổ và cá nhân xuất sắc ĐD: Bảng theo dõi, đánh giá -Lớp trưởng lên đánh giá quá trình hoạt động của lớp trong tuần qua, cũng như trong tháng 3: Nêu được những việc làm được và chưa làm được trong tuần, cũng như kế hoạch của tháng. Hoạt động 2: (10p) Thảo luận, rút kinh nghiệm. MT : Rèn ý thức phê và tự phê. PP: Hoạt động cả lớp. -HS phát biểu ý kiến cho bản đánh giá của lớp -HS bình chọn tổ và cá nhân xuất sắc. -GV nhận xét, đánh giá: Trong tuần qua, lớp học của chúng ta vẫn chưa có tiến bộ nhiều, nhiều em đến lớp vẫn chưa thuộc bài, việc chuẩn bị bài mới chưa chu đáo. Chưa tự giác vệ sinh lớp học. Trong các tuần vừa rồi nhiều em bị ốm nên tỉ lệ chuyên cần chưa đảm bảo. Thi giữa II có kết quả chưa cao, thi ca múa hát tập thể không có giải. Hoạt động 3: (10p) Phương hướng MT: Đề ra kế hoạch tuần tới. PP: Thảo luận -GV đề ra kế hoạch tháng và tuần tới: + Thi đua học tập tốt để có kết quả cao trong những tuần còn lại. + Tiếp tục rèn luyện chữ viết và thay đổi không gian lớp học. + Củng cố lại nề nếp HS của trong những tuần còn lại. -HS phát biểu ý kiến để xâu dựng bản phương hướng thêm hoàn thiện. Tổng kết: (3p) -HS nhắc lại phương hướng tuần tới. -HS sinh hoạt văn nghệ. -GV nhận xét chung. Đạo đức: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) H:Em hãy kể những hậu quả do chiến tranh gây ra. Em hãy kể những hoạt động cần làm để bảo vệ Hoà bình? GV nhận xét, khen ngợi những HS đã nêu được những câu trả lời đúng. Hoạt động 1: (12p) Tìm hiểu thông tin MT: HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này. ĐD: Tranh, ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc ở địa phương và Việt Nam. PP: Giảng giải, thuyết trình. -GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40 - 41 và hỏi: Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức của Liên Hợp Quốc? -HS nêu những điều các em biết về Liên Hợp Quốc. -GV giới thiệu thêm với HS một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và địa phương. Sau đó, cho HS thảo luận cả 2 câu hỏi ở trang 41, SGK. -GV kết luận: + Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. + Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vf hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. + Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Hoạt động 2: (10p) Bày tỏ thái độ. MT: HS có nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc. ĐD: SGK, VBT. PP: Thảo luận. -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1. -HS thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày về một ý kiến) -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: Các ý kiến (c), (d) là đúng. Các ý kiến (a), (b), (đ) là sai. -GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK Hoạt động 3:(5p) Hoạt động nối tiếp. MT: Dặn HS chuẩn bị để tiết sau tiếp tục học bài Tìm hiểu về Liên Hợp Quốc. ĐD: -Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; về một vài hoạt động của các cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em. -Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới. Củng cố, dặn dò: (3p) -GV nhận xét tiết học; một em nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. -Dặn HS chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để học tốt tiết sau. Địa lí: Châu Mĩ (tiếp). Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -H: Tại sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu? Nêu tác dụng của rừng A-ma-dôn. GV nhận xét + Ghi điểm Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục tiêu của tiết học Hoạt động 1: (10p) Dân cư châu Mĩ MT: HS biết phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư. ĐD: SGK. PP: Động não, thảo luận. HS làm việc cá nhân. Bước 1:GV yêu cầu HS dựa vàobảng số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời các câu hỏi sau: + Châu Mĩ đứng thứ mấy về dân số trong các châu lục? + Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống. + Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu? Bước 2: -Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. -GV giải thích thêm cho HS biết rằng, dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông của châu Mĩ vì đây là nơi dân nhập cư đến sống đầu tiên; sau đó họ mới di chuyển sang phần phía tây. Kết luận: Châu Mĩ đứng thứ 3 về số dân trong các châu lục và lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư. Hoạt động 2: (10p) Hoạt động kinh tế. MT: Trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ . ĐD: Bản đồ thế giới, tranh ảnh về hoạt động kinh tế của châu Mĩ PP: Quan sát, động não, thảo luận. Bước 1: HS trong nhóm quan sát hình 4 và đọc SGK rồi thảo luận theo nhóm các câu hỏi gợi ý sau: + Nêu các sự kiện khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ. + Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ. + Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Bước 2: -Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. -HS khác bổ sung. -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Bước 3: Các nhóm trưng bày tranh, ảnh và giới thiệu hoạt động kinh tế ở châu Mĩ. Hoạt động 3: (7p) Khí hậu châu Mĩ MT: Trình bày được một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì. ĐD:Bản đồ thế giới. PP: Động não, thảo luận Bước 1: Gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và Thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới. -HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hao Kì. Bước 2: Một số HS lên trình bày kết quả trước lớp. GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn lại bài học về châu Á, châu Âu.

File đính kèm:

  • docTuan 28.doc
Giáo án liên quan