Tiết 1+2 HỌC ÂM
Dấu hỏi ? – Dấu nặng .
I. MỤC TIÊU :
Học sinh nhận biết được các dấu ? và thanh hỏi, dấu • và thanh nặng.
Đọc được : bẻ, bẹ
Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
* Hỗ trợ: Giúp học sinh nói trọn câu khi luyện nói
II. CHUẨN BỊ :
- Minh họa tranh vẽ trang 10 – 11/SGK
- Bộ thực hành
- Mẫu chữ
- Sách giáo khoa – Bộ thực hành – Bảng
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 1 tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gồm … và …… ?
Hay nói cách khác : 3 gồm 1 và 2
HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành
Bài 1 : Điền số
Nhận biết được số lượng và điền số thích hợp vào ô trống.
Bài 2 : Điền số
Yêu cầu học sinh đếm xuôi, ngược từ 1à 3, 3 à 1
Nhận xét
Bài 4 : Viết số 1 , 2, 3
à Nhận xét cách viết số
4. CỦNG CỐ:
Trò chơi : Ai nhanh ai đúng
- Luật chơi : Giáo viên đặt úp các tấm bìa có số 1 , 2 , 3.. GV nêu số nào thì 1 HS của tổ tìm bằng cách lật phía sau lên xem, nếu đúng số theo yêu cầu thì mang về, tiếp tục đến bạn khác. Tổ nào tìm nhiều, đúng, nhanh à thắng
à Nhận xét, tuyên dương
5. DẶN DÒ:
Làm bài tập 3 VBT
Chuẩn bị các số 1 , 2 , 3 , 4 , 5
Nhận xét tiết học
- Hát
2 dãy, 1 dãy 1 bạn thi đua bạn nào ghép nhanh, đúng à thắng
4 học sinh đọc
-HS nhắc lại
Viết bảng con
Cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh
- Gồm 2 và 1
- HS nhắc lại
HS nêu
2 HS thi đua đếm
à Điền số
HS làm vở
- HS đếm, đọc số vừa điền.
- HS viết vào vở
HS tham gia trò chơi theo tổ
Thời gian 3’
Tiết 4: ÂM NHẠC
Ôn bài hát: Quê hương tươi đẹp
I. MỤC TIÊU :
-HS biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát.
-Biết vỗ tay theo bài hát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Hát chuẩn xác bài hát.
-Nhạc cụ, máy cát xét và băng.
HS: Chuẩn bị vài động tác vận động phụ hoạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
4’
1’
12’
12’
4’
1’
1. ỔN ĐỊNH:
2. KTBC: Học sinh xung phong hát lại bài hát: “Quê hương tươi đẹp”.
3. BÀI MỚI : Giới thiêu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1 :
Ôn bài hát Quê hương tươi đẹp.
Cho học sinh ôn lại bài hát.
GV làm mẫu vỗ tay
GV chỉnh sửa cho học sinh.
.Hoạt động 2 :
Vừa hát vừa vổ tay theo tiết tấu lời ca.
GV thực hiện mẫu:
Quê hương em biết bao tươi đẹp
x x x x x x x
Vừa hát vừa gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca.
Tổ chức cho HS vừa gõ theo tiết tấu lời ca.
Tổ chức cho học sinh biểu diển bài hát.
Thi đua giữa các tổ nhóm biểu diển.
4/ CỦNG CỐ :Hỏi tên bài hát.
HS hát có gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca.
Nhận xét, tuyên dương.
5/ DẶN DÒ:Học thuộc lời ca, tập hát và biểu diễn cho bố mẹ cùng xem.
3 học sinh xung phong hát.
Vài HS nhắc lại
Ôn cá nhân, nhóm, lớp.
Theo dõi, học sinh làm mẫu theo GV.
Chú ý lắng nghe và thực hiện theo GV
Học sinh thực hiện
Các tổ thi biểu diển.
Thực hiện.
Thực hiện ở nhà.
Tiết 5: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Chúng ta đang lớn
I. MỤC TIÊU :
Sau giờ học học sinh biết :
Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: -Hình minh hoạ SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
4’
1’
8’
8’
8’
4’
1’
1. ỔN ĐỊNH:
2.KTBC:
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập môn TNXH của học sinh.
3. BÀI MỚI:Giới thiệu bài, ghi tựa
Hoạt động 1 : Quan sát tranh:
MĐ: Giúp học sinh biết sự lớn lên của cơ thể thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
Các bước tiến hành
Bước 1:
GV yêu cầu học sinh quan sát hoạt đông của em bé trong từng hình, hoạt động của 2 bạn nhỏ và hoạt động của 2 anh em ở hình dưới.
GV chú ý quan sát và nhắc nhở các em làm việc tích cực
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động
GV gọi.
GV hỏi tiếp: “Từ lúc nằm ngửa đến lúc biết đi thể hiện điều gì?”
GV chỉ hình 2 và hỏi: “Hai bạn nhỏ trong hình muốn biết điều gì?”
GV hỏi tiếp: “Các bạn đó còn muốn biết điều gì nữa?”
Kết luận:Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, về chiều cao, về các hoạt động như biết lẫy, biết bò, biết đi,… Về sự hiểu biết như biết nói, biết đọc, biết học. Các em cũng vậy, mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều điều hơn.
Yêu cầu học sinh tìm các thành ngữ nói về sự lớn lên của em bé theo tháng năm.
Hoạt động 2: Thực hành đo.
MĐ: Xác định được sự lớn lên của bản thân với các bạn trong lớp và thấy được sự lớn lên của mỗi người là không giống nhau.
Các bước tiến hành:
Bước 1 :
GV chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 học sinh và hướng dẫn các em cách đo
Bước 2 : Kiểm tra kết quả hoạt động.
GV mời một số nhóm lên bảng, yêu cầu một em trong nhóm nói rõ trong nhóm mình bạn nào béo nhất, gầy nhất…
GV hỏi:
Cơ thể chúng ta lớn lên có giống nhau không?
Điều đó có gì đáng lo không?
Kết luận: Sự lớn lên của các em là không giống nhau, các em cần chú ý ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên, không ốm đau thì sẽ chóng lớn, khoẻ mạnh.
Hoạt động 3: Làm thế nào để khoẻ mạnh
MĐ : Học sinh biết làm một số việc để cơ thể mau lớn và khoẻ mạnh.
Cách tiến hành:
GV nêu vấn đề: “Để có một cơ thẻ khoẻ mạnh, mau lớn, hằng ngày các em cần làm gì?”
GV tuyên dương các em có ý kiến tốt và hỏi tiếp để các em nêu những việc không nên làm vì chúng có hại cho sức khoẻ.
4/ CỦNG CỐ:Hỏi tên bài:
Nhận xét. Tuyên dương.
5/ DĂN DÒ:Học bài, xem bài mới.
- Hát
- HS nhắc lại
Học sinh hoạt động theo cặp quan sát tranh, chỉ vào tranh và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
- Học sinh xung phong nói về hoạt động của từng em trong hình
Học sinh thực hiện chỉ vào tranh trên bảng và nêu.
Thể hiện em bé đang lớn
Các bạn còn muốn biết chiều cao và cân nặng của mình.
Muốn biết đếm.
“Ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”.
Học sinh chia nhóm và thực hành đo trong nhóm của mình.
Cả lớp quan sát và cho đánh giá xemkết quả đo đã đúng chưa.
Không giống nhau.
Học sinh phát biểu về những thắc mắc của mình.
Lắng nghe.
Học sinh nối tiếp trình bày những việc nên làm để cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh. Vd: Để có một cơ thể mau lớn và khoẻ mạnh hằng ngày cần tập thể dục, giữ vệ sinh thân thể, ăn uống điều độ,…
Tiếp tục suy nghĩ và phát biểu trước lớp.
Nhắc lại tên bài.
Lắng nghe.
Thực hiện ở nhà.
Thứ sáu, ngày 27 tháng 8 năm 2010
Tiết 1: TẬP VIẾT
Tập tô e, b, bé
I. MỤC TIÊU :
Tô và viết được các chữ: e, b, bé theo vở Tập viết 1, tập 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu viết bài 2; kẻ bảng nội dung bài viết.
- GV: Vở tập viết, bảng … .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
4’
1’
10’
15’
3’
1’
1. ỔN ĐỊNH:
2. KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 2 học sinh lên bảng viết.
Nhận xét bài cũ.
3. BÀI MỚI :Giới thiệu bài, ghi tựa.
HOẠT ĐỘNG 1: HD tập tô
GV gắn chữ mẫu HD
GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết.
Gọi học sinh đọc nội dung bài tô.
Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết.
GV nhận xét sửa sai.
HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành
Nêu yêu cầu số lượng bài tô ở vở tập viết cho học sinh thực hành.
Cho học sinh tô vào vở tập viết.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em tô chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4/ CỦNG CỐ :Hỏi lại tên bài vừa tô.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5/ DẶN DÒ : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1 học sinh nêu tên bài viết tuần trước,
2 học sinh lên bảng viết: các nét cơ bản.
Học sinh viết bảng con các nét trên.
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp.
HS quan sát
e, b, bé.
Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: b (bé).
Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
HS viết bảng con.
HS thực hành tô bài viết.
HS nêu: e, b, bé.
Tiết 2: TOÁN
Các số 1, 2, 3 , 4 ,5
I. MỤC TIÊU :
Nhận biết được số lượng cácc nhóm đồ vật từ 1 đến 5; biết đọ, viết các số 4, số 5; đếm được các số từ 1 đến 5 và đọc theo thứ tự ngược lại từ 5 đến 1; biết thứ tự của mỗi số ttrong dãy số 1,2,3,4,5.
Yêu thích môn học, giáo dục tính chính xác khoa học
*Hỗ trợ: HS dân tộc đọc, viết số
II. CHUẨN BỊ :
Nhóm có 4 , 5 đồ vật cùng loại, bộ thực hành
SGK, vở bài tập, bộ thực hành
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
4’
1’
7’
6’
12’
3’
1’
1. ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
+ 2 gồm mấy và mấy ?
+ 3 gồm mấy và mấy ?
- Yêu cầu đọc xuôi 1à 3, đọc ngược 3 à 1
Nhận xét chung
3. BÀI MỚI Giới thiệu bài, ghi tựa
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu số 4
- Đính từng mẫu vật lên bảng
+ Trên bảng cô có những vật gì?
+ Có mấy bông hoa
+ Có mấy quả cam ?
+ Bông hoa và quả cam có gì giống nhau
à Chúng ta vừa tìm hiểm nhóm đồ vật có số lượng là bốn, số bốn được viết : 4
+ Đọc là 4
Đọc mẫu
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết số 4
à Nhận xét, sửa sai
HOẠT ĐỘNG 2:
- Đính thêm vào mỗi mẫu vật là 1
+ Có 4 bông hoa thêm 1 bông hoa là mấy bông hoa ?
+ Có 4 quả cam thêm 1 quả cam là mấy quả cam ?
GV viết số 5
+ GV viết mẫu và nêu quy trình viết số 5
à Nhận xét, sửa sai
GV hình thành dãy số từ 1 à 5. Yêu cầu HS đọc xuôi, đọc ngược
à Nhận xét, sửa sai
HOẠT ĐỘNG 3 : Thực hành
Bài 1: Viết số
+ Số 4 , 5
Bài 2: Viết số
+ Viết theo thứ tự dãy số từ 1 à 5., từ 5 à 1
Bài 3: Số ?
+ Gợi ý : Đếm số lượng mẫu vật à Viết số tương ứng
- GV nhận xét
4/ CỦNG CỐ:
- GV giơ que tính cho HS đếm từ 1 à 5 và ngược lại
à Nhận xét
5/. DẶN DÒ:
Xem lại bài + làm bài tập/SGK
Chuẩn bị : Luyện tập
Hát
1 và 1
1 và 2, 2 và 1
3 học sinh
HS nhắc lại
* Hỗ trợ: HS dân tộc đọc số, viết số nhiều
Quả cam, bông hoa
4 bông hoa
4 quả cam
Đều có số lượng là 4
-HS cài bảng số 4.
Cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh
Viết trên không
Viết bảng con
4 4
Quan sát
5 bông hoa
5 quả cam. HS cài bảng
- HS đọc cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh
Viết trên không
Viết bảng con:
5
-HS đọc cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh
*Hỗ trợ: HS dân tộc đọc, viết số
HS thực hành viết số vào vở bảng con
HS viết vào vở Bài tập
Đọc số
2 dãy thi đua điền số
5 quả chuôi
3 cây, 4 bút chì, 2 ô tô, 3 áo đầm
Thời gian 3’
4 học sinh đọc
HS đếm (5HS)
Tiết 4: SINH HOẠT TUẦN 2
I. MỤC TIÊU:
-Đánh giá tình hình hoạt đông trong tuần 2
-Đề ra phương hướng hoạt động tuần 3
II. CHUẨN BỊ:
-GV theo dõi, nắm tình hình lớp trong tuần
III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT:
10’
10’
10’
1.Đánh giá tình hình tuần 2:
-GV gọi lớp trưởng và các tổ trưởng lần lượt nhận xét
-GV nhận xét – đánh giá chung về:
+ Học tập:
+Về chuyên cần, nề nếp:
+Về lao đông, vệ sinh:
2. Phương hướng tuần 3:
3.Hoạt động vui chơi:
-GV tổ chức
- Lớp trưởng, tổ trưởng nhận xét về học tập, nề nếp, chuyên cần của lớp và tổ mình trong tuần qua.
-HS lắng nghe
-HS hát múa, chơi trò chơi.
Soạn Duyệt ngày ……..tháng ……năm 2010
Nguyễn Thị Thanh Thuý Lê Thị Hương Giang
File đính kèm:
- SUA TUAN 2.doc