A/Bài cũ: Đặt tính rồi tính
3546 + 2145 5673 + 1876
B/Bài mới: Giới thiệu bài
1.HĐ1: Hướng dẫn làm BT
a.Bài 1
- GV ghi bảng: 4000 + 3000= ?
+Em đã nhẩm như thế nào?
- GV giới thiệu cách cộng nhẩm như SGK
(4 nghìn + 3 nghìn= 7 nghìn
*Vậy : 4000+ 3000= 7000)
- Yêu cầu HS làm tiếp bài tập
b.Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV viết bảng phép tính: 6000+500=?
+Em đã nhẩm như thế nào?
- GV giới thiệu cách cộng nhẩm như SGK
- Yêu cầu HS làm tiếp các bài tập còn lại
-Nhận xét.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 3B Tuần 21 Trường Tiểu học Lê Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài cũ: HS viết từ: trí thức, tia chớp, ngả mũ
2/ Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả:
a/ Tìm hiểu nội dung bài viết
- GV đọc bài thơ
+ Từ bàn tay khéo léo của cô giáo các em HS đã thấy những gì?
+Bài thơ nói lên điều gì?
b/ Hướng dẫn cách trình bày:
-Cho HS mở SGK.
+ Bài thơ có mấy khổ thơ?
+Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+Chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào?
+Giữa hai khổ thơ ta phải trình bày như thế nào?
c/ Hướng dẫn viết từ khó:giấy trắng, thoắt, mềm mại...
d/ Viết chính tả:
- Yêu cầu HS nhớ viết bài vào vở
e/ Chấm chữa bài
- GV thu bài chấm - Nhận xét
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 2b: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét-Sửa sai
*HĐ3: Củng cố dặn dò
- Em nào viết sai 3 lỗi về nhà viết lại bài
- Chuẩn bị bài sau: Ê – đi - xơn
- Nhận xét tiết học
2 HS lên bảng viết các từ.Lớp viết bảng con.
*Nhớ viết đúng bài CT-Trinh bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ
-2HS đọc thuộc lòng bài thơ
-Từ bàn tay cô giáo em đã thấy: chiếc thuyền, ông mặt trời, sóng biển..
- Bài thơ cho biết bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại như có phép mầu đã mang đến cho chúng em niềm vui và bao điều kì lạ.
-HS mở sgk.
-Bài thơ có 5 khổ thơ
- Mỗi dòng thơ có 4 chữ
Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 3ô
- Giữa hai khổ thơ để cách một dòng
HS nêu từ khó- Luyện viết b/c, bảng lớp
HS nhớ viết bài vào vở
HS đổi vở chấm bài bằng bút chì
*Phân biệt hỏi/ngã
1 HS nêu yêu cầu
HS làm bài vào vở, 1HS làm bài ở bảng.
- ở đâu – cũng - những – kĩ sư – kĩ thuật - sản xuất – xã hội – bác sĩ - chữa bệnh.
Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2013
Luyện tập toán: ÔN CỘNG, TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I/Mục tiêu: Giups HS.
Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
Giair được bài toán có lời văn.
II/Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Bài mới: Giới thiệu đề.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Đặt tính và tính
a) 4358+3819 b) 4608+2936
9245-3428 9584-2629
-Yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Tìm x.
X + 1342 = 5017 x – 2365 = 1473
X + 1906 = 3125 x – 1097 = 5436
-Nhận xét, ghi điểm.
*Hoạt động 2:
Nhà bác Lan nuôi được 845 con vịt, sau đó mua thêm 1/5 số con vịt đó. Hỏi nhà bác Lan có tất cả bao nhiêu con vịt?
-Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn: Nhận xét tiết học.
*Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000.
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vở.
HS khá giỏi làm bài 22/83( Sách Học tốt toán)
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vở.
-Nhận xét.
HS khá giỏi làm bài 287/65( Sách Học tốt toán)
* Giair được bài toán có lời văn.
-1HS làm bài ở bảng, lớp làm vở.
HS khá giỏi làm bài 319/68( Sách Học tốt toán)
Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2013
Toán: THÁNG, NĂM
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
- Biết được một năm có 12 tháng.- Biết tên gọi các tháng trong một năm.- Biết số ngày trong từng tháng.- Biết xem lịch (tờ lịch tháng , năm)
II/Đồ dùng dạy học:- Tờ lịch năm 2005( tờ lịch năm 2009)
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/Bài cũ: HS làm BT4/106
B/Bài mới; Giới thiệu bài
1.HĐ1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
a/Các tháng trong một năm
- GV treo tờ lịch năm 2005 lên bảng
+Một năm có bao nhiêu tháng ? Đó là những tháng nào?
b/ Giới thiệu số ngày trong từng tháng
- Yêu cầu HS quan sát tiếp tờ lịch.
+ Những tháng nào có 31 ngày?
+Những tháng nào có 30 ngày?
+Tháng Hai có bao nhiêu ngày?
*Trong năm bình thường có 365 ngày thì tháng hai có 28 ngày. Những năm nhuận có 366 ngày thì tháng Hai có 29 ngày.
2.HĐ2: Luyện tập- thực hành
a.Bài 1:
- GV treo tờ lịch năm 2013
-Theo dõi, nhận xét.
b.Bài 2:
-GV treo tờ lịch năm 2013
- GV hướng dẫn HS tìm thứ của một ngày trong một tháng( Tìm ô, dòng thẳng đến cột thứ của tờ lịch thì thấy rơi vào ô thứ mấy?
3.Củng cố, dặn dò:
-Về nhà xem lại bài-tập xem lịch
1 HS lên bảng làm bài
*Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
HS quan sát tờ lịch
-Từng HS lên chỉ và nêu:
Một năm có 12 tháng: Tháng 1, tháng 2, …
-HS quan sát tờ lịch
Tháng 1, ba, năm, bảy, tám, mười, mười hai
Tháng tư, sáu, chín, mười một
Tháng Hai có 28 ngày( hoặc 29 ngày)
-HS lắng nghe
*HS nắm được các ngày trong tháng của năm 2013
- HS thực hành hỏi đáp theo các câu hỏi SGK
+Tháng Hai năm nay có bao nhiêu ngày?
+Tháng tư, năm tám , chín, mười hai có bao nhiêu ngày?
*HS biết coi thứ của một ngày trong một tháng(
-HS thực hành theo cặp-Trình bày trước lớp.
-HS nghe hướng dẫn và tìm xem những ngày chủ nhật trong tháng tám là những ngày nào.
-Từng em nêu kết quả
Vài HS nhắc lại trọng tâm bài
-Làm đúng bài tập 2b
Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2013
Tập làm văn: NÓI VỀ TRÍ THỨC
NGHE KỂ: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
I/Mục tiêu:
1. Biết nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.(BT1).
2.Nghe kể câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống” (BT2)
II/Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK
- Bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý HS kể chuyện
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Bài cũ:
- Đọc báo cáo hoạt động của tổ trong tuần vừa qua.
- GV nhận xét- ghi điểm
2/Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1:*Nói về người trí thức
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm mẫu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- GV nhận xét - bổ sung- tuyên dương
*Bài 2:*Nghe-Kể câu chuyện
- GV kể câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”(lần 1)
+Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+Vì sao ông Lương Định Của không …
+Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
- GV kể câu chuyện lần 2
- Yêu cầu HS tập kể câu chuyện
- Gọi một số em kể trước lớp
+Hãy nói suy nghĩ của em về nhà bác học Lương Định Của?
- GV nhận xét phần kể của HS
*HĐ2: Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
-1 HS đọc bài viết của mình
*Biết nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm
-1 HS nêu yêu cầu
VD: Người trí thức trong tranh 1 là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh cho một cậu bé. cậu bé nằm trên giường, đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt.
HS thảo luận theo nhóm đôi
Đại diện nhóm trình bày
*Nghe-Kể lại được câu chuyện
HS theo dõi
-Viện nghiên cứu nhận được mười hạt giống quí
-Vì lúc ấy trời rất rét , nếu đem gieo …..
Ông chia mười hạt giống thành 2 phần. Năm hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia...
-HS theo dõi
-HS tập kể câu chuyện theo nhóm đôi bạn
2 HS kể trước lớp
Nhà bác học Lương Định Của là người rất say mê nghiên cứu khoa học và nâng niu từng hạt giống.
Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2013
Luyện tiếng việt: LUYÊN TẬP NHÂN HÓA-ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?
I/Mục tiêu: Giups HS.
- Củng cố về ba cách nhân hoá đã học.
-Tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu “?
II/Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Bài mới: Giới thiệu ghi đề.
*Hoạt động 1: HD làm bài tập.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài thơ “Ông trời bật lửa”/26 sgk.
Bài 2: GV ghi đề như BT2/27 sgk.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét, kết luận.
Bài 2: Tìm sự vật dược nhân hóa và từ dùng để nhân hóa trong các câu sau:
a.Con gấu bông là bạn thân nhất của tôi.
b.Tôi nghe rõ tiếng chiếc bàn thì thầm…
c.Cây bằng lăng muốn tặng tôi một bông hoa đẹp nhất.
d.Những đám mây nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm.
-Nhận xét, kết luận.
*Hoạt động 2: Tìm bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu?
Bài 3: Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu?
a.Trần Quốc Khái quê ở Thường Tín, Hà Tây.
b.Ngoài kia, mấy bạn đang nô đùa.
c.Những chú chim đang ríu rít trên cành.
d.Ảnh Bác Hồ treo trên tường.
--Nhận xét, kết luận.
3.Củng cố, dặn: Nhận xét tiết học.
*Biết được 3 cách nhân hóa.
-2HS đọc.
-2HS đọc yêu cầu.
-HS làm bài vào Vở.
-1Em làm ở bảng lớp.
Tên các s/vật được nhân hóa.
Các cách nhân hóa
a.Các s/vật được gọi bằng.
b.Các s/vật được tả bằng các từ ngữ.
c.Tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?
Mặt trời
Ông
Bật lửa
-HS nêu yêu cầu.
-Thảo luận nhóm đôi làm bài.
-Đại diện trình bày:
a.con gấu bông-bạn thân
b.chiếc bàn-thì thầm
c.cây bằng lăng-tặng
d.những đám mây-nhởn nhơ bay
-Nhận xét.
* Tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu “?
-HS nêu yêu cầy đề.
-1HS làm bài ở bảng, lớp làm vở.
-Nhận xét.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 21
I .Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá về việc ổn định tổ chức, nề nếp học tập của HS trong tuần 20
- Phổ biến công việc tuần 22
II. Các bước sinh hoạt.
Bước 1: ổn định tổ chức
Hát tập thể
Bước 2: Nhận xét đánh giá tuần 21
1. Đánh giá của ban cán sự lớp:
-Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá tổ mình về các mặt: nề nếp, lao động, vệ sinh.
-Lớp phó học tập lên đánh giá về tình hình học tập của lớp.
-Lớp trưởng đánh giá, nhận xét chung.
2.Đánh giá của GV:
*Về nề nếp:
-Ưu điểm: Nề nếp lớp tốt.
Đảm bảo chuyên cần.
HS đi học đều , đúng giờ.
Xếp hàng ra vào lớp đảm bảo.
*Về lao động, vệ sinh: Vệ sinh khu vực đảm bảo .
Vệ sinh lớp học sạch sẽ, cửa kính có lau chùi thường xuyên, sạch sẽ.
*Về học tập:
- Ưu: HS có học bài và chuẩn bị bài trước khi đi học.
Nhiều em học tập rất sôi nổi: Thịnh, Trinh, Linh, Uyên, Đạt…
Nhìn chung, nhiều em đã có tiến bộ trong việc rèn chữ như Duyên, Ngọc nhưng vẫn còn một số em viết chữ cẩu thả như Đạt, Quốc.
Một số em chưa chú tâm trong giờ học, còn làm việc riêng , nói leo trong giờ học (Quốc, Vinh)
Vẫn còn tình trạng quên sách, vở, dụng cụ ở một số em..
Vở từ vựng một số em chưa bao bọc và dán nhãn, bỏ trông bài nhiều như: Vinh, Quốc, Khoa,…
+Kết quả xếp loại các tiết học bộ môn: Tốt: 12tiết, 3 tiết khá.
Bước 3: Phổ biến công việc tuần 22
Duy trì sĩ số . Đi học đúng giờ
Tiếp tục rèn chữ giữ vở .
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở trước khi đi học.
Đảm bảo trang phục, bảng tên đầy đủ khi đến lớp.
Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Tăng cường VS khu vực và VS lớp học, xây dựng lớp học xanh-sạch – đẹp.
Duy trì sinh hoạt sao với chủ đề: Cử chỉ đẹp, lời nói hay.
-Tăng cường tập luyện văn nghệ mừng Đảng, đón xuân.
-Giáo dục HS ăn tết vui khỏe, lành mạnh, phòng tránh tai nạn trong những ngày tết.
File đính kèm:
- Giaos an Toan Tieng Viet HK2(4).doc