I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Bước đầu có khái niện về hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh và góc), từ đó biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh và góc).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các mô hình bằng nhựa có dạng hình chữ nhật và một số mô hình khác không là hình chữ nhật.
Cái ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi một vài HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức đã được học.
- 4 em lên bảng làm bài cả lớp làm vào bảng con.
188 +12 - 5 564 – 10 x 4 64 :(8 : 4) (100 + 11) x 9
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Kiểm tra việc làm bài ở nhà của HS.
- Nhận xét bài cũ.
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 4766 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 83: Hình chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán Tiết 83 HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Bước đầu có khái niện về hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh và góc), từ đó biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh và góc).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các mô hình bằng nhựa có dạng hình chữ nhật và một số mô hình khác không là hình chữ nhật.
Cái ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi một vài HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức đã được học.
- 4 em lên bảng làm bài cả lớp làm vào bảng con.
188 +12 - 5 564 – 10 x 4 64 :(8 : 4) (100 + 11) x 9
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Kiểm tra việc làm bài ở nhà của HS.
- Nhận xét bài cũ.
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Hình chữ nhật
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
Giới thiệu hình chữ nhật:
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, và yêu cầu HS gọi tên hình.
A B
- Giới thiệu: Đây là hình chữa nhật ABCD.
- Yêu cầu HS dùng thước để đo độ dài các cạnh của hình chữa nhật.
- Yêu cầu HS so sánh độ dài của cạnh AB và CD.
- Yêu cầu HS so sánh độ dài của cạnh AD và BC.
- Yêu cầu HS so sánh độ dài của cạnh AB và AD.
- Giới thiệu: Hai cạnh AB và CD được coi là hai cạnh dài của hình chữ nhật và hai cạnh này bằng nhau.
- Hai cạnh AD và BC được coi là hai cạnh ngắn của hình chữ nhật và hai cạnh này cũng có độ dài bằng nhau.
- Vậy hình chữ nhật có hai cạnh dài có độ dài bằng nhau AB = CD; hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau AD = BC.
- Yêu cầu HS dùng thứơc ê ke để kiểm tra các góc của hình chữ nhật ABCD.
- Vẽ lên bảng một số hình và yêu cầu HS nhận diện đâu là hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS nêu các đặc điểm của hình chữ nhật.
Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự nhận biết hình chữ nhật, sau đó dùng thước ê ke để kiểm tra lại.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS dùng thước để đo dộ dài các cạnh của hình chữ nhật sau đó báo cáo kết quả.
Bài 3:
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh thảo luận để tìm tất cả các hình chữ nhật có trong hình, sau đó gọi tên và đo độ dài các cạnh của mỗi hình.
Bài 4:
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Có thể hướng dẫn HS: đặt thước lên hình và xoay đến khi thấy xuất hiện hình chữ nhật thì dừng lại vả kẻ theo chiều của thước.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Hình chữ nhật ABCD / hình tứ giác ABCD.
- Theo dõi.
- HS đo theo yêu cầu của GV.
- Độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh CD.
- Độ dài cạnh AD bằng độ dài cạnh BC.
- Độ dài cạnh AB lớn hơn độ dài cạnh AD.
- HS nhắc lại AB = CD; AD = BC.
- Theo dõi.
- Hình chữ nhật ABCD có 4 góc cùng là góc vuông.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Hình chữ nhật có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc đều là góc vuông.
- Hình chữ nhật MNPQ và RSTU, các hình còn lại không phải là hình chữ nhật.
- Độ dài AB = CD = 4cm và AD = BC = 3cm; độ dài MN = PQ = 5cm và MQ = NP = 2cm.
- Các hình chữ nhật là: ABNM, MNCD và ABCD.
- Vẽ được các hình như sau:
IV
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Hỏi lại HS về đặc điểm của hình chữ nhật vừa học trong bài.
- Yêu cầu HS tìm các đồ dùng có dạng là hình chữ nhật.
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- 084h.doc