I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh: biết cách giải bài tóan liên quan đến rút về đơn vị.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Gọi HS lên bảng làm bài tập
- Đặt tính và tính: 45729 : 7 78944 : 4
- Gọi HS chữa bài tập 4/166
Nhận xét bài cũ.
2. GIỚI THIỆU BÀI: Bài toán liên quan đế rút về đơn vị
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 3328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 157: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán Tiết 157 BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (TiÕp theo)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh: biết cách giải bài tóan liên quan đến rút về đơn vị.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Gọi HS lên bảng làm bài tập
- Đặt tính và tính: 45729 : 7 78944 : 4
- Gọi HS chữa bài tập 4/166
Nhận xét bài cũ.
2. GIỚI THIỆU BÀI: Bài toán liên quan đế rút về đơn vị
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
Hướng dẫn giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Theo em, để tính được 10 lít đổ đầy mấy can trước hết chúng ta phải tìm gì?
- Tính số lít trong một can như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Trong bài toán trên, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị?
- Cách giải bài toán này có điểm gì khác với các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị đã học?
- GV chốt ý: Khi giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị, thường tiến hành theo hai bước:
+ Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép chia).
+ Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của một giá trị (Thực hiện phép chia).
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- vậy trước hết chúng ta phải làm gì?
- Biết 5 kg đường đựng trong một túi, vậy 15 kg đường đựng trong mấy túi?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải.
- Yêu cầu HS giải theo hai cách.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài3
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Phần a đúng hay sai? vì sao?
- Hỏi tương tự với các phần còn lại.
- Nhận xét cho điểm học sinh.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Có 35 lít mật ong được rót đều vào 7 can.
- Nếu có 10 lít thì đổ dầy được mấy can như thế?
- Tìm số lít mật ong đựng trong một can.
- Thực hiện phép chia 35 : 7 = 5 (lít)
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số lít mật ong trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 (lít)
Số can cần để dựng 10 lít mật ong là:
10 : 5 = 2 (can)
Đáp số: 2 can
- Bước tìm số lít mật ong trong một can gọi là bước rút về đơn vị.
- Bước tính thứ hai, chúng ta không thực hiện phép nhân mà thực hiện phép chia.
- Theo dõi và nhắc lại.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Có 40 kg đường đựng đều trong 8 túi.
- Có 15 kg đường đựng đều trong mấy túi?
- Dạng toán có liện quan đến rút về đơn vị.
- Phải tìm số đường đựng trong một túi.
- 15 kg đường đựng trong: 15 : 5 = 3 túi
- 1 em lên bảng làm bài mỗi em làm mkột cách, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số ki-lô-gam đường đựng trong một túi là:
40 : 8 = 5 (kg)
Số túi cần để đường 15 kg đường là:
15 : 5 = 3 (túi)
Đáp số: 3 túi
- HS cả lớp làm vào vở.
- Phần a đúng vì đả thực hiện tính giá trị biểu thức từ trái sang phải và kết quả của phép tính đúng.
- Phần b sai vì biểu thức này tính sai thứ tự.
- Phần c sai vì biểu thức này tính sai thứ tự.
- Phần d đúng vì biểu thức này tính đúng theo thứ tự từ trái sang phải, các phép tính đều có kết quả đúng.
IV
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Khi giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị, thường tiến hành theo mấy bước? Là những bước nào?
- Về nhà làm bài tập 2/ 16.
- Xem trước bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- 157h.doc