A - MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Nắm được tên gọi, kí hiệu của đơn vị kilômét . Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đó bằng kilômét .
- Nắm được quan hệ giữa kilômét và mét.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên các số đó với đơn vị là ki-lô-mét (km). Biết so sánh các khoảng cách (đó bằng km).
B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ Việt Nam.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 2 Tiết 146-160, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài 3 trang 59 (SGK).
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Thực hành
Bài 1: HS chép phần đặt tính vào vở rồi tính.
Bài 2 : HS tự làm vào vở.
Bài 3 : HS tính nhẩm rồi viết phép tính và kết quả vào vở.
Bài 4 : Cho HS tự đặt tính rồi tính vào vở.
(Chú ý : Trường hợp HS khá hoàn thành nhanh các bài tập thì GV cho làm tiếp các bài tập trong phiếu bài tập đã chuẩn bị sẵn)
Bài 5 : GV giải thích yêu cầu "Vẽ theo mẫu. ở dưới hình mẫu có sẵn các điểm mốc. Cần bắt đầu từ việc nối các điểm mốc để vẽ được chân con voi đã cho hoặc để vẽ được mỏ con chim đã cho.
HS tự vẽ vào vở ô li. GV theo dõi và giúp các HS yếu kém.
Hoạt động nối tiếp : Nhận xét đánh giá chung tiết học
+ Nhắc nhở HS hoàn thành bài tập ở nhà
TOÁN Thứ 6 ngày 20 tháng 4 năm 2007
TIẾT 155
TIỀN VIỆT NAM
A - MỤC TIÊU
Giúp HS nhận biết :
- Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
- Nhận biết một số loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng (là các loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng). Bước đầu nắm được quan hệ trao đổi giữa giá trị (mệnh giá) của các loại giấy bạc đó.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các tờ giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 000 đồng.
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Giới thiệu các loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng
- GV giới thiệu : Khi mua, bán hàng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
- GV cho HS quan sát kĩ cả hai mặt của các tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm như
Dòng chữ "Một trăm đồng" và số 100 ;
Dòng chữ "Hai trăm đồng" và số 200 ; ...
2. Thực hành
Bài 1: a) Cho HS nhận biết được việc đổi tờ giấy bạc loại 200 đồng ra loại giấy bạc 100 đồng thông qua việc quan sát tranh vẽ trong sách và phép tính giải thích.
Từ đó trả lời câu hỏi của GV : "Đổi một tờ 200 đồng thì được mấy tờ 100 đồng ?
Các phần b) và c) làm tương tự như phần a).
HS quan sát tranh vẽ, nêu phép tính giải thích rồi trả lời câu hỏi của bài toán.
- Cho HS thực hành theo từng nhóm nhỏ với các tờ giấy bạc thật.
Bài 2 : HS tự làm bài rồi chữa bài.
Lưu ý HS trước hết cần thực hiện phép cộng các số tròn trăm, chẳng hạn :
500 + 200 + 100 = 800 rồi trả lời câu hỏi của bài toán.
Bài 3 : Hướng dẫn HS trước hết thực hiện liên tiếp các phép cộng, chẳng hạn :
200 + 200 + 100 = 500 và 200 + 200 + 200 = 600 . . .
So sánh các kết quả tính được.
Kết luận : Chú lợn D chứa nhiều tiền nhất.
Bài 4 : Hướng dẫn HS trước hết phải thực hiện các phép tính cộng hoặc trừ.
- Viết kết quả kèm theo đơn vị đồng.
Hoạt động nối tiếp : Nhận xét đánh giá chung tiết học
+ Nhắc nhở HS hoàn thành bài tập ở nhà
TOÁN Thứ 2 ngày 23 tháng 4 năm 2007
TIẾT 156
LUYỆN TẬP
A - MỤC TIÊU
- Giúp HS :
- Củng cố việc nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng và kỹ năng giải toán liên quan đến tiền tệ. Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán.
B - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một số tờ giấy bạc các loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
C - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Bài 1 : GV yêu cầu HS nhận biết xem trong mỗi túi có chứa các tờ giấy bạc loại nào ?
- Thực hiện phép tính cộng giá trị các tờ giấy bạc cho trong các túi. Trả lời lần lượt các câu hỏi của bài toán. Chẳng hạn : Túi a) có 800 đồng.
Bài 2 : HS đọc và tự tóm tắt bài toán.
- Lựa chọn phép tính thích hợp.
- Viết bài giải :
Bài giải
Mẹ phải trả tất cả là :
600 + 200 = 800 (đồng)
Đáp số : 800 đồng.
Bài 3 :
Hướng dẫn HS đọc kỹ bảng để thấy trong mỗi trường hợp :
An có bao nhiêu tiền ? (Thể hiện ở cột "An đưa người bán rau).
An tiêu hết bao nhiêu ? (Thể hiện ở cột "An mua rau hết").
Vậy An còn lại bao nhiêu tiền ? (Thể hiện ở cột "Số tiền trả lại").
Làm các phép tính tương ứng.
- Nêu số thích hợp với mỗi ô trống.
Bài 4 : Tổ chức thành trò chơi theo nhóm (có người bán, người mua).
Ví dụ : Một bạn mua hàng hết 500 đồng. Bạn đó trả người bán hàng 3 tờ giấy bạc loại 00 đồng ; vậy bạn đó phải trả thêm người bán hàng tờ giấy bạc 200 đồng nữa.
Hoạt động nối tiếp : Nhận xét đánh giá chung tiết học
+ Nhắc nhở HS hoàn thành bài tập ở nhà
TOÁN Thứ 3 ngày 24 tháng 4 năm 2007
TIẾT 157
LUYỆN TẬP CHUNG
A - MỤC TIÊU
Giúp HS Củng cố về :
- Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
- Xác định của một nhóm đã cho.
- Giải bài toán với quan hệ "nhiều hơn" một số đơn vị.
B - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm các bài tập :
Bài 1: Cho HS tự làm bài vào vở (HS tự viết từng dòng vào vở theo mẫu). Chẳng hạn, dòng thứ hai viết như sau : Bốn trăm mười sáu : 416 có 4 trăm, 1chục, 6 đơn vị. Tương tự với các dòng tiếp sau.
GV kẻ sẵn bảng (như SGK) rồi cho HS tự làm vào nháp (như hướng dẫn nêu ở trên). Khi chữa bài, gọi HS lên bảng viết số, chữ thích hợp vào từng ô trống.
Bài 2 : Cho HS tự làm bài vào vở (theo mẫu của SGK). HS có thể viết như SGK hoặc viết như sau :
899 900 901
hoặc 899 900 901
Bài 3 : Cho HS tự làm bài vào vở. Khi chữa bài nên khuyến khích HS giải thích cách làm. Chẳng hạn, 875 > 785 vì 875 và 785 đều có ba chữ số và chữ số hàng trăm của 875 lớn hơn chữ số hàng trăm của 785 (8 > 7).
Bài 4 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Cho trả lời miệng, chẳng hạn : Hình ở phần a) có 1/5 số ô vuông đã được khoanh.
Chú ý : Các bài tập dạng nêu trên nhằm giúp HS nhận ra 1/5 của số ô vuông, chủ yếu bằng nhận biết trên hình vẽ, chưa yêu cầu dùng phép chia. HS có thể giải thích ở mức sau, chẳng hạn : Hình ở phần a) có 1/5 số ô vuông đã được khoanh vì ở hình đó có 5 nhóm ô vuông, mỗi nhóm đều có 2 ô vuông và đã khoanh vào một nhóm như thế.
Bài 5 : Cho HS tự giải bài toán.
Bài giải
Giá tiền một chiếc bút bi là :
700 + 300 = 000 (đồng)
Đáp số : 1000 đồng.
Hoạt động nối tiếp : Nhận xét đánh giá chung tiết học
+ Nhắc nhở HS hoàn thành bài tập ở nhà
TOÁN Thứ 4 ngày 25 tháng 4 năm 2007
TIẾT 158
LUYỆN TẬP CHUNG
A - MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về :
- So sánh và sắp thứ tự các số có ba chữ số.
- Thực hiện cộng, trừ (nhẩm, viết) các số có ba chữ số (không nhớ).
- Phát triển trí tưởng tượng (qua xếp hình).
B - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
- GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm các bài tập :
Bài 1: Cho HS tự làm bài vào vở. Chưa yêu cầu viết các bước trung gian.
Chẳng hạn, chỉ viết :
200 + 30 = 230.
Không yêu cầu viết : 200 + 30 = 230
Bài 2 : Cho HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. Kết quả là :
a) 599, 678, 857, 903, 1000
b) 1000, 903, 857, 678, 599.
Bài 3 : Cho HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu cách tính (như bài học trong SGK).
Bài 4 : Cho HS tự làm bài (chép phép tính và kết quả tính nhẩm vào vở rồi chữa bài. Khi chữa bài, GV nên hỏi để HS trả lời cách nhẩm (như bài học trong SGK.
Bài 5 : Cho HS sử dụng đồ dùng học tập để thực hành xếp hình. Kết quả là :
Hoạt động nối tiếp : Nhận xét đánh giá chung tiết học
+ Nhắc nhở HS hoàn thành bài tập ở nhà
TOÁN Thứ 5 ngày 26 tháng 4 năm 2007
TIẾT 159
LUYỆN TẬP CHUNG
A - MỤC TIÊU
Giúp HS Củng cố về :
- Kỹ năng cộng, trừ các số có ba chữ số, không nhớ. Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
- Quan hệ giữa các đơn vị đó độ dài thông dụng. Giải bài toán liên quan đến "nhiều hôn" hoặc "ít hơn, về một số đơn vị. Vẽ hình.
B - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
GV tổ chức, hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài :
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS tự nhận xét (hoặc nhận xét về bài làm của bạn), chẳng hạn, đã viết phép tính có các chữ số đặt thẳng cột chưa ; đã tính đúng chưa . . .
Bài 2 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS nêu cách tìm số hạng (hoặc số bị trừ, hoặc số trừ). GV lưu ý HS cách trình bày bài “Tìm x” theo mẫu đã nêu trong SGK.
Bài 3 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. HS chỉ cần viết bài làm vào vở và đặt dấu thích hợp ở chỗ chấm, không yêu cầu viết các bước trung gian.
Khi chữa bài nên khuyến khích HS nêu giải thích (bằng lời). VD ở dòng đầu viết
60cm + 40cm = 1m vì 60cm + 40cm = 100cm và 100cm = 1m
nên đặt dấu "=" ở chỗ chấm ...
- GV nên cho HS làm thêm một bài toán có lời văn. Chẳng hạn, GV nêu bài toán : "Một cửa hàng buổi sáng bán được 220m vải, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 20m vải. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải ?". GV ghi tóm tắt bài toán trên bảng rồi cho HS nêu lại bài toán, giải bài toán và chữa bài. GV nêu bài toán khác, chẳng hạn : "Lớp 2a trồng được 40 cây, lớp 2b trồng được nhiều hơn lớp 2a 30 cây. Hỏi lớp 2b trồng được bao nhiêu cây ?" rồi làm tương tự như trên.
Chú ý : Bài tập về giải bài toán thay cho bài 4 trong SGK. Với bài 4 (trong SGK) GV cho HS hoặc từng nhóm HS tự tìm cách vẽ (theo mẫu) rồi vẽ vào vở hoặc vẽ vào một tờ giấy rồi nộp cho GV. GV sẽ chữa bài vào lúc thích hợp của tiết học này hoặc tiết học sau.
Hoạt động nối tiếp : Nhận xét đánh giá chung tiết học
+ Nhắc nhở HS hoàn thành bài tập ở nhà
TOÁN Thứ 6 ngày 27 tháng 4 năm 2007
TIẾT 160
ĐỀ KIỂM TRA
(sau phần : Các số trong phạm vi 1OOO)
A - MỤC TIÊU
- Kiểm tra HS : Kiến thức về thứ tự các số.
- Kĩ năng so sánh các số có ba chữ số.
- Kỹ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
B ĐỀ KIỂM TRA TRONG 40 PHÚT (kể từ khi bắt đầu làm bài)
1. Số :
>
<
255 257 ; 258 260 ;
2. 357 … 400 301 … 297
601…. 563 999 ... 1000
238 ... 259 252 ….310
3. Đặt tính rồi tính :
432 + 325 ; 251+ 346
872 - 320 ; 786 - 135.
4. Tính : 25m + 17 m = ........... 700đồng - 300đồng = ...........
900km - 200km = ........... 63mm - 8mm = ...........
200đồng +5 đồng = ………
5. Tính chu vi hình tam giác ABC.
C - HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
Bài 1: 2 điểm
Bài 2 : 2 điểm
Bài 3 : 2 điểm
Bài 4 : 2 điểm
Bài 5 : 2 điểm
File đính kèm:
- TOAN 2 TIET 146-160.doc