Giáo án Toán học 9 - Trường THCS Tân Hiệp - Tiết 30: Phương trình bậc nhất hai ẩn

1/ MỤC TIÊU

Họat động 1: khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn

1.1. Kiến thức:

-HS biết được khi nào cặp số(x0;y0) là một nghiệm của pt ax + by = c.

- HS hiểu khái niệm pt bậc nhất hai ẩn.

1.2. Kĩ năng:

-HS thực hiện được cho ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn

-HS thực hiện thành thạo xác định cặp số (x0;y0) là nghiệm của pt

 1.3. Thái độ:

- Thói quen: Tích cực hoạt động, tư duy,

- Tính cách: chính xác trong học tập.

Họat động 2: tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn

2.1. Kiến thức:

-HS biết nghiệm tổng quát cảu của pt ax + by = c, biết cách vẽ đường thẳng là tập hợp nghiệm của pt trên mp tọa độ, đặc biệt là các trường hợp a =0 hoặc b = 0.

- HS hiểu nghiệm và cách giải pt bậc nhất hai ẩn

2.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được tìm nghệm tổng quát của pt , vẽ đường thẳng biểu diễn tập hợp nghiệm

- HS thực hiện thành thạo vẽ hệ trục tọa độ

 2.3. Thái độ:

- Thói quen: Tích cực hoạt động, tư duy,

- Tính cách: chính xác trong học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 9 - Trường THCS Tân Hiệp - Tiết 30: Phương trình bậc nhất hai ẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN MỤC TIÊU CHƯƠNG : 1.1 Kiến thức : -HS biết các phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình - HS hiểu từng phương pháp giải hpt 1.2/ Kỹ năng: - HS thực hiện được giải bài toán bằng cách hpt - HS thực hiện thành thạo giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn 1.3/ Thái độ : - Thói quen: Giáo dục tính tư duy, sáng tạo - Tính cách: cẩn thận, chính xác PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN Tuần:15 Tiết: 30 ND:26/11 1/ MỤC TIÊU Họat động 1: khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn 1.1. Kiến thức: -HS biết được khi nào cặp số(x0;y0) là một nghiệm của pt ax + by = c. - HS hiểu khái niệm pt bậc nhất hai ẩn. 1.2. Kĩ năng: -HS thực hiện được cho ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn -HS thực hiện thành thạo xác định cặp số (x0;y0) là nghiệm của pt 1.3. Thái độ: Thói quen: Tích cực hoạt động, tư duy, Tính cách: chính xác trong học tập. Họat động 2: tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn 2.1. Kiến thức: -HS biết nghiệm tổng quát cảu của pt ax + by = c, biết cách vẽ đường thẳng là tập hợp nghiệm của pt trên mp tọa độ, đặc biệt là các trường hợp a =0 hoặc b = 0. - HS hiểu nghiệm và cách giải pt bậc nhất hai ẩn 2.2. Kĩ năng: HS thực hiện được tìm nghệm tổng quát của pt , vẽ đường thẳng biểu diễn tập hợp nghiệm - HS thực hiện thành thạo vẽ hệ trục tọa độ 2.3. Thái độ: Thói quen: Tích cực hoạt động, tư duy, Tính cách: chính xác trong học tập. 2/ NỘI DUNG HỌC TẬP: -Khái niệm về pt bậc nhất hai ẩn, tập nghiệm của pt bậc nhất hai ẩn 3/ CHUẨN BỊ 3.1. GV: thước eke 3.2/ HS: thước eke 4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 9A1 9A2 4.2. Kiểm tra miệng: GV giới thiệu chương III: Hệ phương trìnhn bậc nhất hai ẩn Chúng ta đã được học về phương trình bậc nhất một ẩn. Trong thực tế còn có các tình huống dẫn đến phương trình có nhiều hơn một ẩn, như phương trình bậc nhất hai ẩn. GV:giới thiệu bài toán cổ skg trang 4, nêu ví dụ về phương trình bậc nhất hai ẩn. Sau đó giới thiệu nội dung chương III: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn Cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình 4.3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 (15’): Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn. GV: nêu lại nội dung bài toán cổ ở lớp 8 ở lớp 8 em lập pt bài toán này như thế nào? HS: trình bày GV: nhận xét và nhắc lại cách lập pt của bài toán này ở lớp 8 Gọi x là số gà, ta có số chó là 36 – x. kết hợp điều kiện đề bài cho ta có pt 2x + (36 – x )4 = 100 GV: nếu trong bài toán trên ta đặt x là số chó, y là số gà thì ta có pt như thế nào? HS: phát biểu: x+ y = 36. GV : vậy số chân chó và số chân gà sẽ là : 2x+ 4y = 100 GV: hai pt trên gọi là pt bậc nhất hai ẩn GV: gọi a là hệ số của x, b là hệ số của y và c là hằng số cho trước thì pt bậc nhất ai ẩn có dạng như thế nào ? HS : phát biểu GV : nhận xét và giới thiệu dạng tổng quát HS : nêu ví dụ GV : cho phương trình : x+ y = 36 với x = 2; y = 34 thì giá trị của vế trái bằng bao nhiêu? HS : bằng vế phải . GV: ta gọi (2; 34) là một nghiệm của phương trình đã cho . Hãy chỉ ra một nghiệm khác của pt trên ? HS : trình bày GV: vậy khi nào thì (x0; y0) được gọi là một nghiệm của pt Xét cặp số (3; 5) có phải là nghiệm của pt 2x- y = 1 không ? Tại sao? GV nêu chú ý SGK/5 GV:Cho HS thực hiện ?1sgk trang 5 HS:Thực hiện Cặp số (1;1) ,(0,5;1) là nghiệm của phương trình 2x-y=1 Tìm thêm nghiệm của phương trình HS:Trả lời GV: Nêu ?2 sgk trang 5 HS: Phương trình 2x-y=0 có vô số nghiệm Qua nhận xét đó GV dẫn đến tập nghiệm của phương trình Hoạt động (15’): Tập nghiệm của pt bậc nhất hai ẩn Xét phương trình 2x – y = 1 ( 2) Hãy biểu diễn y theo x? HS: thực hiện ?3/sgk GV: rút ra nghiệm tổng quát của pt (2) và cách viết nghiệm tổng quát Ÿ Ÿ Ÿ -1 x0 x y y0 O *Tìm nghiệm tổng quát của phương trình: 0x + 2y = 4 và 4x + 0y = 6 Biểu diễn tập hợp nghiệm bằng đồ thị 1,5 O y x y = 2 Ÿ x O y GV: hướng dẫn HS rút ra kết luận tổng quát HS: đọc phần tổng quát 1. Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn. Phương trình bậc nhất hai ẩn có dạng ax+ by = c (1) với a, b, c là các số đã biết ( a0 hoặc b Ví dụ : a/ 3x-2y = 18 là pt bậc nhất hai ẩn trong đó : a = 3, b = -2, c = 18 b/ 0x + y = 8 là pt bậc nhất hai ẩn trong đó a =0, b = 1, c =18 Phương trình (1) có nghiệm là : (x; y) = (x0; y0) Ví dụ 2: cặp số (3; 5) là một nghiệm của pt : 2x – y = 1 vì 2.3 -5 = 1 Chú ý : SGK/ 5 Giải ?1/sgk : Xét 2x- y = 1 a/ Với cặp số (1; 1) Ta có: VT = 2.1 – 1 = 1 = VP Vậy ( 1; 1) là một nghiệm của pt. Với cặp số (0,5; 0) ta có: VT = 2.0,5 – 0 = 1 = VP Vậy (0,5; 0) là một nghiệm của pt. b/ một nghiệm khác của pt là: (0; -1) Giải ?2/ sgk Phương trình 2x – y = 1 có vô số nghiệm. 2/ Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn Xét phương trình : 2x- y = 1 (2) Vậy phương trình (2 ) có nghiệm tổng quát là x y = 2x -1 hoặc ( x; 2x- 1) Tập nghiệm của pt (2) là S = {(x; 2x-1/ xR} -Tập hợp các điểm biểu diễn các nghiệm của pt là đường thẳng 2x- 1. a/ Xét 0x + 2y = 4. y = 2 Nghiệm tổng quát : (0; 2) b/ Xét phương trình 4x+ 0y = 6. x = 1,5 Nghiệm tổng quát : (1,5; 0). *Tổng quát: SGK/ 7 5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.1 Tổng kết : Bài tập1/7(SGK) a) các cặp số là nghiệm của pt: (0;2); (4;-3) b) các cặp số là nghiệm của pt :(-1;0); (4;-3) 5.2. Hướng dẫn học tập : Đối với bài học ở tiết này: Học thuộc bài, xem lại các ví dụ và các bài tập đã làm BTVN:2,3/ sgk.t7 Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài “ hệ hai pt bậc nhất hai ẩn” Oân lại cách vẽ đồ thị hàm số và cách tìm giao điểm của hai đường thẳng, điều kiện để hai đường thẳng song song 6. PHỤ LỤC : phần mềm mathtype, vẽ hình

File đính kèm:

  • doctiet 30DS.doc
Giáo án liên quan