Hoạt động 1: Sửa bài
1.1.Kiến thức:
HS biết vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
HS hiểu các tính chất và vận dụng vào bài toán
1.2.Kĩ năng:
HS thực hiện được: biết vận dụng hợp lý các tính chất trên vào giải toán, tính toán chính xác, hợp lý, nhanh.
HS thực hiện thành thạo: Vận dụng thành thạo các tính chất để giải các bài toán theo yêu cầu
1.3 Thái độ
Thói quen: Tự giác, tích cực
Tính cách: Cẩn thận, chính xác
Hoạt động 2: Làm bài
2.1.Kiến thức:
HS biết vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào các bài tập tính nhẩm
HS hiểu các tính chất và vận dụng vào bài toán
2.2.Kĩ năng:
HS thực hiện được: biết vận dụng hợp lý các tính chất trên vào giải toán, tính toán chính xác
HS thực hiện thành thạo: Vận dụng thành thạo các tính chất để giải các bài toán theo yêu cầu
2.3 Thái độ
Thói quen: Tự giác, tích cực
Tính cách: Cẩn thận, chính xác
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 8: Luyện tập - Nguyễn Hữu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Tiết PPCT 8 LUYỆN TẬP
Ngày dạy: 3.9.13
1/ MỤC TIÊU:
Hoạt động 1: Sửa bài
1.1.Kiến thức:
HS biết vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
HS hiểu các tính chất và vận dụng vào bài toán
1.2.Kĩ năng:
HS thực hiện được: biết vận dụng hợp lý các tính chất trên vào giải toán, tính toán chính xác, hợp lý, nhanh.
HS thực hiện thành thạo: Vận dụng thành thạo các tính chất để giải các bài toán theo yêu cầu
1.3 Thái độ
Thói quen: Tự giác, tích cực
Tính cách: Cẩn thận, chính xác
Hoạt động 2: Làm bài
2.1.Kiến thức:
HS biết vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào các bài tập tính nhẩm
HS hiểu các tính chất và vận dụng vào bài toán
2.2.Kĩ năng:
HS thực hiện được: biết vận dụng hợp lý các tính chất trên vào giải toán, tính toán chính xác
HS thực hiện thành thạo: Vận dụng thành thạo các tính chất để giải các bài toán theo yêu cầu
2.3 Thái độ
Thói quen: Tự giác, tích cực
Tính cách: Cẩn thận, chính xác
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP
Vận dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân vào bài toán
3/ CHUẨN BỊ
3.1. GV: máy tính bỏ túi.
3.2. HS: máy tính bỏ túi.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1Ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh
6a1:
6a2:
6a3:
4.2. Kiểm tra miệng:
lồng vào tiết luyện tập
4.3. TiẾn trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Họat động 1 : Sửa bài tập cũ (15’)
GV:: Nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên. (4đ)
Ap dụng: Tính nhanh
a/ 5.25.2.16.4
b/ 32.47 +32.53 (10đ)
HS1: lên bảng làm
HS2: Sửa bài tập 35/19 SGK (6đ)
Họat động 2: Bài tập mới (20’)
Dạng 1: Tính nhẩm
GV :yêu cầu HS tự đọc bài 36/19 SGK
-GV:Gọi 3 HS làm câu a ,b,c bài 36
HS: Lên bảng thực hiện
GV: hướng dẫn và cho HS họat động nhóm trong 3’
HS: Thực hiện sau đó đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày.
Dạng 2: Sử dụng máy tính bỏ túi:
Để nhân 2 thừa số ta cũng sử dụng máy tính tương tự như với phép cộng, chỉ thay dấu “ +” thành “x”
GV:Gọi HS làm phép nhân Bài 38/20 SGK
HS lên bảng tính
GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm làm Bài 39/20 SGK
Mỗi thành viên trong nhóm dùng máy tính, tính kết quả của một phép tính sau đó gộp lại cả nhóm và rút ra nhận xét về kết quả?
I/ Sửa bài tập cũ:
a/ ( 5.2). (25.4). 16 = 16000.
b./ 32 ( 47 + 53) = 32.100 =3200
Bài 35/19SGK:
Các tích bằng nhau:
15.2.6 =15.4.3 = 5.3.12 = ( 15.12)
4.4.9 = 8.18=8.2.9 = (=16.9).
II/ Luyện bài tập mới:
Dạng 1: Tính nhẩm
Bài 36/19 SGK
a/ Ap dụng tính chất kết hợp của phép nhân.
15.4 = 3.5.4= 3.(5.4)
= 3.20 = 60
hoặc 15.4 = 15.2.2 = 30.2 = 60
25.12 = (25.4).3= 100.3 = 300.
125.16= 125.8.2=(125.8).2 = 1000.2 = 2000.
Bài 37/20 SGK
Ap dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
16.19= 16.(20-1) = 320 – 16 = 304
46.99 = 46.( 100 – 1)= 4600 – 46 = 4554
35.98 = 35.( 100 – 2) = 3500 – 70 = 3430
Dạng 2: Sử dụng máy tính bỏ túi:
375.376 = 141000
624.625 = 390000
13.81.215 = 226395.
142857 .3 = 428571
142857 .4= 571428
142857 .5 = 714285
142857.6 = 857142
Nhận xét: đều được tích là chính 6 chữ số của số đã cho nhưng viết theo thứ tự khác.
a(b-c) =ab – ac
4.4/ Tổng kết
Bài học kinh nghiệm:
+ a(b-c) = ab – ac
+ Để tính nhẩm tích ta có thể sử dụng tính chất kết hợp hoặc tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Đối với bài học tiết học này :
HS làm Bài 40 SGK/20
Đối với bài học tiết học tiếp theo:
Đọc trước bài: Phép trừ và phép chia.
+Trừ hai số tự nhiên ta làm thế nào?
+ Phép chia hết ?
5/ PHỤ LỤC
Phần mềm MathType 5.0
File đính kèm:
- tiet 8(1).doc