I. Mục tiêu
- Khởi động và kết thúc Excel
- Nhận biết các ô, hàng, cột trang tính Excel.
- Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
- Phòng máy vi tính an toàn.
- Các máy tính hoạt động tốt.
Học sinh:
- Vở, bút
III. Hoạt dạy và học
1. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung và mục tiêu bài thực hành
Gv: - Yêu cầu HS ổn định
- Giới thiệu nội dung và mục tiêu bài thực hành.
- Nhắc lại nội quy an toàn.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 7 - Tiết 3 đến 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập dữ liệu vào trang tính.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Phòng máy vi tính an toàn.
Các máy tính hoạt động tốt.
Học sinh:
Vở, bút
Hoạt dạy và học
1. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung và mục tiêu bài thực hành
Gv: - Yêu cầu HS ổn định
- Giới thiệu nội dung và mục tiêu bài thực hành.
- Nhắc lại nội quy an toàn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
GV: Yêu cầu HS bật máy vi tính
Hướng dẫn HS khởi động Excel
Thực hành mẫu và đặt câu hỏi để HS nhận biết trả lời.
? Nêu cách khởi động Excel
? Nêu các cách khởi động Word
Từ đó HS nhận biết các cách khởi động Excel.
? Em hãy nhận biết sự giống và khác nhau giữa màn hình làm việc của Word và Excel
? Em hãy nêu cách thoát khỏi Word
? Em hãy nêu cách thoát khỏi Excel
GV: - Yêu cầu HS nhận biết ô tính được kích hoạt, di chuyển trên trang tính bằng chuột và bằng bàn phím.
? Sự thay đổi trên các nút tên cột, tên hàng khi di chuyển ô tính được kích hoạt
? ấn Enter sau khi nhập dữ liệu vào ô tính, hiện tượng gì sẽ xảy ra
? ấn phím mũi tên sau khi nhập dữ liệu
? Chọn ô tính -> ấn phím delete
? Chọn ô tính có dữ liệu -> gõ nội dung
HS: Nghe giảng, Quan sát
- Nháy chuột vào nút Start -> di chuyển chuột đến Programs -> di chuyển chuột đến MicroSoft Office -> nháy chuột vào Microsoft Excel
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng của Microsoft Word trên màn hình nền.
HS: Quan sát, nhận biết
HS: Nháy chuột vào nút trên của sổ làm việc
Cách 1: Nháy chuột vào nút trên của sổ làm việc
Cách 2: Nháy chuột vào File -> chọn Exit
HS: Nhận biết sự thay đổi
- Tên cột, tên hàng của ô tính biến đổi màu.
- Ô tính ở hàng dưới được kích hoạt
- Ô tính được kích hoạt phụ thuộc vào vị trí ô được trỏ chuột hoặc chiều của mũi tên.
- Dữ liệu trong ô tính bị xoá
- Nội dung cũ bị xoá, nội dung mới thay thế.
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hành
GV: Yêu cầu HS thực hành
GV: + Quan sát, hướng dẫn HS thực hành.
+ Trả lời các thắc mắc của HS
GV: Đặt câu hỏi cho HS trả lời
HS: + Thực hành nhóm theo nội dung bài thực hành
+ Thay nhau thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Ghi lại những nhận biết vào vở
HS: Trả lời theo nội dung thực hành
IV. Củng cố
GV: + Nhận xét những mặt còn tồn tại khi thặc hành
+ Lưu ý HS nhận cần tò mò khám phá chương trình
+ Nhận xét ý thức, thái độ học tập của HS
V.Hướng dẫn về nhà
GV: - Yêu cầu HS học bài cũ ở nhà.
- Đọc trước yêu cầu bài tập 3 bài thực hành
Tuần 2
Tiết 4
Ngày soạn: 18/8/2008
Ngày dạy: 30/8/2008
Bài thực hành 1 (tiếp theo)
Làm quen với chương trình bảng tính excel
Mục tiêu
- Khởi động và kết thúc Excel
- Nhận biết các ô, hàng, cột trang tính Excel.
- Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.
- Biết lưu bảng tính.
Chuẩn bị
+ Giáo viên:
- Phòng máy vi tính an toàn.
- Các máy tính hoạt động tốt.
+ Học sinh:
- Vở, bút
Hoạt động dạy và học
1. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung và mục tiêu bài thực hành
Gv: - Yêu cầu HS ổn định
- Giới thiệu nội dung và mục tiêu bài thực hành.
- Nhắc lại nội quy an toàn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
GV: Yêu cầu HS bật máy vi tính
- Hướng dẫn HS thực hành
- Thực hành mẫu và đặt câu hỏi để HS nhận biết trả lời.
1. Lưu bảng tính
? Nêu cách lưu văn bản
? Cửa sổ Save as trong Excel có khác biệt gì so với trong Word
? Đuôi của tệp Excel mặc định là gì?
Sau đó giáo viên thoát khỏi Excel -> khởi động lại Excel.
GV: chỉ rõ cho HS tên tệp vừa lưu
2. Mở bảng tính
? Với Word chúng ta mở tệp có sẵn như thế nào?
GV: Liên hệ với cách mở tệp trong Excel
? Tệp của Excel biểu tượng là gì?
? Muốn mở tệp ta làm thế nào
GV: Thao tác mẫu
HS: Bật máy vi tính
HS: Nghe giảng, Quan sát
- Nháy chuột vào File -> chọn Save
- Tại Save as chọn ổ đĩa hoặc thư mục chứa tệp
- Tại File name gõ tên tệp vào
- ấn Enter hoặc nháy chuột vào Save
HS: Không có sự khác biệt
HS: Có đuôi mặc định là: *.xls
HS: trả lời theo trình tự
HS: Quan sát
- Nháy chuột vào File -> Open
Hộp thoại Open xuất hiện
- Có biểu tượng là
- Nháy đúp vào tên tệp cần mở
- Hoặc nháy chuột vào tên tệp cần mở
-> nháy chuột vào Open
HS: Quan sát, nhận biết
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hành
GV: Yêu cầu HS thực hành
GV: + Quan sát, hướng dẫn HS thực hành.
+ Trả lời các thắc mắc của HS
GV: Đặt câu hỏi cho HS trả lời
HS: + Thực hành nhóm theo nội dung bài thực hành
+ Thay nhau thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Ghi lại những nhận biết vào vở
HS: Trả lời theo nội dung thực hành
HS: Nhận xét bổ sung
IV. Củng cố
GV: + Đến từng máy tính đặt câu hỏi và yêu cầu HS thực hành
Sau đó GV nhận xét cho điểm
+ Nhận xét những mặt còn tồn tại khi thực hành của lớp
+ Lưu ý HS nhận cần tò mò khám phá chương trình
+ Nhận xét ý thức, thái độ học tập của HS
V.: Hướng dẫn về nhà
GV: - Yêu cầu HS học bài cũ ở nhà.
- Đọc Bài đọc thêm 1 ở nhà
- Đọc trước bài 2 SGK chuẩn bị cho giờ học sau
Tuần 3
Tiết 5
Ngày soạn: 28/9/2008
Ngày dạy: 6 / 9/2008
Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính
I. Mục tiêu
Biết được các thành phần chính của trang tính: hàng, cột, các ô, hộp tên, khối, thanh công thức
Hiểu vai trò của thanh công thức
Biết cách chọn một ô, một hàng, một cột, một khối
Phân biệt được dữ liệu số, dữ liệu ký tự
II.Chuẩn bị
III.Hoạt động trên lớp
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ và giới thiệu
? Nêu các cách khởi động chương trình Excel?
? Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa nàm hình Word và màn hình Excel
3.Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần của bảng tín
1. Bảng tính
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK
- Giới thiệu cho HS biết phân biệt trang tính và bảng tính
? Một bảng tính có bao nhiêu trang tính
? Khi mở bảng tính thường có bao nhiêu trang tính
? Tên trang tính mặc định là gì
? Trang tính được kích hoạt có đặc điểm gì?
? Làm thế nào để kích hoạt một trang tính?
GV: yêu cầu HS nhận xét
GV: Nhận xét. Sau đó kết luận
HS: Đọc SGK kết hợp với những hiểu biết của bài thực hành 1
- Có nhiều trang tính
- Thường có ba trang tính
- Tên mặc định của trang tính là: Sheet
- Trang tính đang kích hoạt có nhãn trang màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm
- Nháy chuột vào nhãn trang tương ứng
HS: NHận xét bổ sung
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành phần chính trên trang tính
2. Các thành phần chính trên trang tính
? Em hãy nêu các thành phần trên trang tính mà em biết?
GV: - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK
- Vẽ trang tính trên bảng
- Hướng dẫn HS nhận biết được thanh công thức.
? Hộp tên nằm ở đâu? Công dụng
GV: - Chỉ ô tính được chọn trên bảng để HS nhận biết được nội dung của hộp tên
? Khối là gì
? Công dụng của thanh công thức
? Cho biết nội dung của thanh công thức trong các trường hợp chọn ô: A3; B3; A4
3. Chọn các đối tượng trên trang tính
GV: Hướng dẫn HS cách trọn các đối tượng trên trang tính.
? Nêu các cách chọn một ô, chọn một hàng, chọn một cột. Hiện tượng gì xảy ra khi mỗi đối tượng tương ứng được chọn.
? Nêu cách chọn nhiều khối không liền nhau
? Nêu các cách chọn khối A5:D8
? Nêu cách chọn 2 khối A7:E9 và A2:B4 liền một lúc
? Nêu cách chọn trang tính
GV: Bổ sung, kết luận
HS: Thảo luận trả lời
- Các hàng, các cột và các ô tính.
HS: Nghe giảng
Hộp tên nằm ở góc trên, bên trái trang tính, hiển thị địa chỉ của ô được chọn.
HS: Trả lời
- Là một nhóm các ô tính liền nhau tạo thành hình chữ nhật
- Để nhập và hiển thị công thức
- Để sửa nội dung của ô.
- Không có gì
- Lớp 7A
- Lớp 7C
HS: Nghe giảng
- Chọn một ô: Đưa chuột tới ô đó và nháy chuột. Tên hàng và cột tương ứng sẽ đổi màu
- Chọn một hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng. Các ô trong hàng đó đổi màu
- Chọn một cột: Nháy chuột vào tên cột.
- Chọn một khối: Kéo thả chuột từ một ô ở một góc đến ô ở góc đối diện
- ấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo
HS: thảo luận, trả lời
- Nháy chuột vào tên trang tính
HS: Nhận xét
IV. Củng cố
GV: + Yêu cầu và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK
+ Nhận xét ý thức, thái độ học tập của HS
V.Hướng dẫn về nhà
GV: - Yêu cầu HS học bài cũ ở nhà.
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SKG
Tuần 3
Tiết 6
Ngày soạn: 28/9/2008
Ngày dạy: 6 / 9/2008
Bài 2
Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính
I. Mục tiêu
Hiểu vai trò của thanh công thức
Biết cách chọn một ô, một hàng, một cột, một khối
Phân biệt được dữ liệu số, dữ liệu ký tự
II. Chuẩn bị
III. Hoạt động trên lớp
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Hãy liệt kê các thành phần chính của trang tính?
? Thanh công thức của Excel có vai trò đặc biệt gì?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: Tìm hiểu dữ liệu trên trang tính
4. Dữ liệu trên trang tính
GV: Hướng dẫn cho HS nhận biết được dữ liệu số, dữ liệu kí tự
? Dữ liệu số có đặc điểm gì? Nêu ví dụ?
? Trong bảng tính dữ liệu kiểu số ngầm định căn lề như thế nào?
? Khi gõ -123 -> ấn Enter thì dữ liệu là gì, nằm ở vị trí nào của ô
? Dữ liệu kí tự gồm những gì?
? Dữ liệu kí tự ngầm định được căn lề như thế nào?
? Dữ liệu số và dữ liệu kí tự khác nhau ở chỗ nào?
? Em hãy phân biệt 7o và 70
HS: Nghe giảng kết hợp đọc thông tin SGK
a) Dữ liệu số
- Là các số 0, 1, 2, ,9, dấu cộng (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm và dấu % chỉ tỉ lệ phần trăm
HS: Lấy ví dụ
- Ngầm định dữ liệu số được căn lề phải trong ô tính
- Là dữ liệu số và nằm bên trái ô tính
b) Dữ liệu kí tự
- Là dãy các chữ cái, chữ sô và các kí hiệu
- Ngầm định dữ liệu kí tự được căn lề trái trong ô tính
HS: Thảo luận
- Dữ liệu số sẽ cho phép thực hiện với các phép toán số học, dữ liệu kí tự không thể tính toán được.
- 7o là dữ liệu kí tự, 70 là dữ liệu số
IV. Củng cố
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK
- Em hãy lựa chọn dữ liệu số và dữ liệu kí tự: lớp 7A; -25; 25 chiếc; 700; ba mươi; 30
GV: Nhận xét
HS: Thảo luận trả lời
HS khác nhận xét
IV. Hướng dẫn về nhà
GV: Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SKG
- Đọc trước yêu cầu bài thực hành 2 chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
File đính kèm:
- Tinhoc 7.doc