Giáo án Tiếng Việt Tuần 20 Lớp 3 - Nguyễn Thị Lý

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng, lên tiếng.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện , giọng người chỉ huy, và các chiến sĩ nhỏ tuổi.

 - HS hoà nhập yêu cầu đọc to, rõ ràng

 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, Vệ quốc quân, bảo tồn.

 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 20 Lớp 3 - Nguyễn Thị Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ ghi tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn( s/ x; uôt/ uôc). II. Đồ dùng dạy- học: Bảng lớp viết sẵn 2 lần nội dung BT2a. Bút dạ, 3 tờ giấy khổ to thi làm BT3. III. Các hoạt động dạy- học: A. Bài cũ(3 phút) - GV mời 1 HS giỏi đọc cho các bạn viết: sấm, sét, xe sợi, chia sẻ. - GV nhận xét, ghi điểm. B . Bài mới( 37 phút) 1. Giới thiệu bài( 2 phút) 2. Hướng dẫn HS nghe- viết( 20 - 22 phút) a. Hướng dẫn chuẩn bị: - GV đọc 1 lần bài chính tả. - GV HD HS nắm ND đoạn văn: ? Đoạn văn nói lên điều gì? b. Viết bài: - GV đọc cho HS viết bài. c. Chấm, chữa bài: - GV đọc lại một lượt cho HS chữa lỗi. - GV chấm 8, 10 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập( 10 phút) Bài tập 2a: - GV yêu cầu HS đọc BT và tự làm sau đó gọi HS chữa. - GV mời 2 HS lên bảng thi làm đúng, nhanh - GV nhận xét, chốt lời giải đúng và kết luận em thắng cuộc. - GV sửa lỗi phát âm cho HS khi đọc. Bài tập 3: - GV nêu yêu cầu của BT. - GV dán 3 tờ phiếu, mời 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức- mỗi HS trong nhóm đặt 1 câu rồi chuyển bút cho bạn. - GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. 4. Củng cố, dặn dò( 3 phút) - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết bài còn mắc lỗi, ghi nhớ chính tả. - Yêu cầu các em: Thành, Đức, Khoa, Hải về nhà viết lại bài. - 2 HS viết bảng lớp, lớp viết vở nháp. - HS nghe - 2, 3 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn và TL: Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc. - HS nêu và luyện viết ra nháp những tiếng mình dễ mắc lỗi: trơn, lầy, thung lũng... - HS viết bài vào vở. - HS nghe GV đọc và soát lỗi bằng bút chì ra lề vở. - HS đọc yêu cầu BT và làm bài cá nhân. - 2 HS lên bảng thi làm đúng, nhanh - Từng HS đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét. - 4, 5 HS nhìn bảng đọc kết quả. - HS viết bài tập vào vở. - HS làm việc cá nhân, mỗi em viết ra nháp 2 câu với từ ở BT2a. - 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức- mỗi HS trong nhóm đặt 1 câu rồi chuyển bút cho bạn. - HS viết bài vào vở. - HS nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV. ***************************************** luyện từ và câu Từ ngữ về tổ quốc; dấu phẩy I. Mục đích, yêu cầu: - Mở rộng vốn từ về Tổ quốc. - Luyện tập về dấu phẩy( ngăn cách các bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu). II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ chép nội dung bài tập1 - Tóm tắt tiểu sử 13 vị anh hùng dân tộc được nêu ở bài tập 2. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ( 2 phút) - GV mời 1 HS nhắc lại kiến thức đã học: ? Nhân hoá là gì? Nêu VD về những con vật được nhân hoá trong bài “ Anh Đom Đóm”. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới( 38 phút) 1. Giới thiệu bài( 1 phút) 2. Hướng dẫn làm bài tập( 30- 35 phút) Bài tập 1: - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. - GV mở bảng phụ, mời 3 HS lên bảng thi làm bài. - GV cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: - GV kiểm tra xem HS đã chuẩn bị trước ND để kể về một vị anh hùng ntn. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại kiến thức. Bài tập 3: - GV nói thêm về anh hùng Lê Lai. - Nhận xét và chốt lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò( 3 phút): - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Y/ C các em: Thành, Hải, Giang....làm lại BT3. - 1 HS lên bảng trả lời. - 1HS đọc yêu cầu của bài tập. - Cả lớp đọc thầm theo. - HS làm bài cá nhân vào vở. - 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. - HS chữa bài. - HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 2. - HS kể. - HS thi kể trước lớp. - HS đọc yêu cầu của bài tập và đoạn văn. - HS làm bài cá nhân vào vở. - 3 HS thi làm trên bảng lớp. - 1 số HS đọc lại 3 câu văn đã được đặt đúng dấu phẩy. luyện từ và câu (Buổi 2) Từ ngữ về tổ quốc; dấu phẩy I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố, mở rộng vốn từ về Tổ quốc. - Luyện tập về dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ chép nội dung bài tập1, 2, 3 III. Các hoạt động dạy- học: Kiểm tra bài cũ: GV kt vở TV buổi 2 của HS Các bài luyện tập: Bài 1: Dựa vào nghĩa, hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm: non sông, giưz gìn, giàu, đẹp, ddaats nước, hùng vĩ, xây dựng, nên thơ, giang sơn, kiến thiết, gấm vóc, nước nhà, bảo vệ, mỹ lệ, tổ quốc, bồi đắp, rừng vàng, biển bạc. Từ chỉ đất nước Từ ngữ tả vẻ giàu đẹp của đất nước Từ chỉ hành động của nhân dân đối với đất nước Cho HS nêu yêu cầu đề bài. Cho HS làm nhóm 3 em Đại diện 1 số nhóm lên chữa bài trên bảng. Lớp và GV nhận xét, chữa bài. GV có thể hỏi HS nghĩa của 1 số từ. Bài 2: Hãy đặt 4 câu, mỗi câu có 1 từ sau: hùng vĩ, kiến thiết, đất nước, gấm vóc, bảo vệ Gọi hs nêu yêu cầu bài. Cho HS làm bài vào nháp. Lưu ý HS viết hoa chữ đầu câu, cuối câu ghi dấu chấm… Cho 2 em lên bảng làm bài. Lớp và GV nhận xét. Gọi 1 số em dưới lớp đọc to câu của mình đã đặt. Nhận xét. Cho HS đổi vở kiểm tra câu của bạn. Bài 3: Hãy dùng dấu phẩy vào chỗ thích hợp để ngăn cách những bộ phận trong các câu sau: 1,Tổ quốc ta vô cùng giàu có tươi dẹp nên thơ. 2, Nhiệm vụ của mỗi chúng ta là phải góp phần bảo vệ xây dựng Tổ quốc. 3, đất nước ta có biển rộng sông dài núi cao rừng rậm và những cánh đồng mênh mông bát ngát. 4, Học sinh phải chăm học chăm làm kính trên nhường dưới giúp đỡ mọi người. 5, Phụ nữ Việt Nam kiên cường bất khuất trung hậu đảm đang. - GV cho HS đọc thầm bài. - HS viết các câu văn và viết dấu phẩy bàng bút chì. - Cho HS lên bảng chữa bài vào bảng phụ. - HS và GV nhận xét, chữa bài. Cho Hs đổi vở KT chéo nài của bạn. IV, Các hoạt động tiếp nối. GV tóm tắt bài, nhận xét giờ học. ****************************************************************** Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2009 Tập làm văn Báo cáo hoạt động. I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua- lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho. II. Đồ dùng dạy- học: - Mẫu báo cáo cho BT2. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ( 3 phút) - GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới( 37 phút) 1. Giới thiệu bài( 2 phút) 2. Hướng dẫn HS làm bài tập( 32 phút) Bài tập 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GVnhắc HS: + Báo cáo hoạt động của tổ theo hai mục: 1. Học tập. 2. Lao động. Trước khi đi vào các ND cụ thể, cần nói lời mở đầu “ Thưa các bạn…” + Báo cáo cần trung thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình. + Mỗi bạn cần đóng vai tổ trưởng để báo cáo. Bài tập 2: - GV phát mẫu báo cáo cho HS. - GV nhắc HS cách trình bày một bản báo cáo. - GV và cả lớp nhận xét, chấm điểm một số báo cáo. 3. Củng cố, dặn dò( 3 phút) - GV nhận xét chung tiết học. - yêu cầu HS về làm lại BT2 vào vở BT ở nhà. - 2 HS đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”. - HS nghe. - 1HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”. - Các tổ trao đổi, thống nhất kết quả học tập và LĐ của tổ trong tháng. Mỗi HS tự ghi nhanh ý chính của cuộc trao đổi. - Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn trong tổ. - Các tổ trưởng thi báo cáo trước lớp. - Cả lớp bình chọn tổ có báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin. - 1 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo. - HS cả lớp làm bài cá nhân. - Một số HS xung phong trình bày báo cáo trước lớp. Tập làm văn ( Buổi 2) Báo cáo hoạt động. I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong học kì I vừa qua- lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã học. II. Đồ dùng dạy- học: Mẫu báo cáo cho BT2 ở buổi 1 Bảng phụ ghi gợi ý Vở Tiếng Việt buổi 2 III. Các hoạt động dạy- học: 1, Luyện nói a, Đề bài: Học kì 1 vừa kết thúc, em hãy báo cáo kết quả học tập rèn luyện của tổ em trong thời gian qua. Gợi ý: Về học tập: Tinh thần thái độ học tập ở trường, ở nhà thế nào? Kết quả học tập ra sao? (điểm kiểm tra cuối học kì, kết qủa xếp loại học tập của các bạn trong tổ) Các hoạt động khác: Về thể dục thể thao, văn nghệ? Về lao động, về tham gia các hoạt động của Đội? Khen thưởng: Cá nhân: Mấy bạn đạt HS giỏi, tiên tiến? Tổ có được nhà trường khen không? GV cho HS đọc đề bài, gợi ý trên bảng. Cho HS tự chuẩn bị các ý trả lời. GV cho HS luyện nói trong nhóm 4, toàn lớp. Lớp và GV nhận xét. 2, Luyện viết Hãy viết lại báo cáo trên gửi cô giáo chủ nhiệm lớp. - Cho HS xem lại mẫu báo cáo đã làm ở buổi 1. Gọi HS nêu lại - Cho HS viết bài. Yêu cầu HS viết ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý. - GV chấm 1 số bài, nhận xét về nội dung, lỗi chính tả… IV, Các hoạt động tiếp nối - GV tóm tắt bài, nhận xét gìơ học ********************************************************************** Sinh hoạt Lớp tuần 20 I. Mục tiêu: - HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua. Từ đó có hướng sửa chữa. - Giáo dục HS ý thức tự giác, nghiêm túc chấp hành kỉ luật của lớp, của trường. II. Nội dung sinh hoạt: 1. TK công tác tuần 20 - Các tổ trưởng đọc điểm bình nhật của từng bạn trong tổ. - Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần, xếp loại thi đua. - GV nhận xét chung: + Chuyên cần: HS đi học đều, đúng giờ + Nề nếp: HS chào hỏi lễ phép, không ăn quà vặt, Mặc đúng đồng phục quy định, Tập trung đầu tuần trật tự. + Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. + Học tập: HS đủ sách vở kì 2; ý thức học tập tốt : Em Hương, Huyền, Quân, Hiển, Dung, Trang b… Tồn tại: + Một số HS kĩ năng tính toán còn yếu. Chữ viết còn bẩn, sai lỗi chính tả nhiều: Sơn, Mạnh, Thu, Hiên, Phươngb, Khánh… 2. Phương hướng tuần 21 - Tiếp tục duy trì các nề nếp lớp, khắc phục những tồn tại trong tuần 20 - Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Tiếp tục rèn chữ viết cho HS - Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu Sinh hoạt văn nghệ. - GV tổ chức cho HS ôn lại một vài bài hát tập thể.

File đính kèm:

  • docGA Tieng Viet Buoi 1 va 2 Lop 3.doc
Giáo án liên quan