1. Đọc thành tiếng
· Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu, huân chương, nửa đêm,.
· Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
· Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đối thoại.
2. Đọc hiểu
· Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng,.
· Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 13 - Nguyễn Thị Bích Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y trình viết.
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
* Hoạt động 2 : HD viết từ ứng dụng ( 5 phút )
Mục tiêu
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ông Ích Khiêm
- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
Cách tiến hành
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- Giải thích : Ông Ích Khiêm là một quan nhà Nguyễn, văn võ toàn tài. Ông quê ở Quảng Nam, con cháu ông sau này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp.
b) Quan sát và nhận xét
- Hỏi: Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Hỏi: Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Ông Ích Khiêm. GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
* Hoạt động 3: HD viết câu ứng dụng ( 5 phút )
Mục tiêu
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ông Ích Khiêm và câu ứng dụng :
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
Cách tiến hành
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích : Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết tiết kiệm.
b) Quan sát và nhận xét
- Hỏi: Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết Ít vào bảng. GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
* Hoạt động 4: HD viết vào vở Tập viết (12’)
Mục tiêu
- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
Cách tiến hành
- GV theo dõi HS viết bài và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò ( 3 phút )
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- Có các ô chữ hoa Ô, I, K.
- 3 HS nhắc lại quy trình viết. Cả lớp theo dõi.
- HS quan sát.
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc : Ông Ích Khiêm.
- Chữ Ô, g, I, h, K cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ 0.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- 2 HS đọc :
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
- Các chữ I, ch, g, p cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết :
+ 1 dòng chữ I, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ô, K, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Ông Ích Khiêm, cỡ nhỏ.
+ 5 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Ngày 30 tháng 11 năm 2006
Chính tả
VÀM CỎ ĐÔNG
I. MỤC TIÊU
Nghe - viết chính xác 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Vàm Cỏ Đông.
Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt it/uyt ; r/d/gi hoặc thanh hỏi/thanh ngã.
Trình bày đúng, đẹp bài thơ theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ( 4 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ : khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài ( 1 phút )
- Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ viết 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Vàm Cỏ Đông, và làm bài tập chính tả phân biệt it/uyt, r/d/gi hoặc thanh hỏi/thanh ngã.
* Hoạt động 1: HD viết chính tả ( 18 phút )
Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác 2 khổ thơ đầu trong bài thơ Vàm Cỏ Đông.
- Trình bày đúng, đẹp bài thơ theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Cách tiến hành
a) Trao đổi nội dung bài viết
- GV đọc đoạn thơ 1 lượt.
- Hỏi : Tình cảm của tác giả với dòng sông như thế nào ?
- Hỏi: Dòng sông Vàm Cỏ Đông có nét gì đẹp ?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Hỏi: Đoạn thơ viết theo thể thơ nào ?
- Hỏi: Trong đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
- Hỏi: Chữ đầu dòng thơ phải trình bày như thế nào cho đúng và đẹp ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
* Hoạt động 2: HD làm BT chính tả ( 8 phút )
Mục tiêu
- Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt it/uyt ; r/d/gi hoặc thanh hỏi/thanh ngã.
Cách tiến hành
+Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
+Bài 3:
- GV có thể chọn phần a) hoặc phần b) tuỳ lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc.
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy có đề bài và bút dạ cho các nhóm HS.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi 2 nhóm HS lên dán lời giải. Các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng.
b) Làm tương tự phần a).
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò ( 4 phút )
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.
-HS nghe giới thiệu
- Theo dõi, sau đó 2 HS đọc lại.
- Tác giả gọi mãi dòng sông với lòng tha thiết.
- Dòng sông Vàm Cỏ Đông bốn mùa soi từng mảng mây trời, hàng dừa soi bóng ven sông.
- Đoạn thơ viết theo thể thơ mỗi khổ thơ có 4 dòng, mỗi dòng có 7 chữ.
- Chữ Vàm Cỏ Đông, Hồng vì là tên riêng, chữ Ở, Quê, Anh, Ơi, Bốn, Từng, Bóng là các chữ đầu dòng thơ.
- Chữ cái đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 1 ô cho đẹp.
-HS nêu: Vàm Cỏ Đông, có biết, mãi gọi, tha thiết, phe phẩy,...
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở nháp.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở :
huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- HS tự làm trong nhóm.
- Đọc bài và bổ sung.
- Làm bài vào vở.
+ rá : rổ rá, rá gạo, rá xôi,...
+ giá : giá cả, giá thịt, giá áo, giá sách, giá bát, giá đỗ,..
+ rụng : rơi rụng, rụng xuống, rụng rời chân tay,...
+ dụng : sử dụng, dụng cụ, vô dụng,...
- Lời giải :
+ vẽ : vẽ vời, vẽ chuyện, bày vẽ, vẽ voi vẽ chuột,...
+ vẻ : vui vẻ, vẻ mặt, nhiều vẻ, vẻ vang,...
+ nghĩ : suy nghĩ, nghĩ ngợi, ngẫm nghĩ,...
+ nghỉ : nghỉ ngơi, nghỉ học, nghỉ việc,..
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Ngày 1 tháng 12 năm 2006
Tập làm văn
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU
Viết được một bức thư cho bạn miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) theo gợi ý của SGK. Biết trình bày đúng hình thức thư bài tập đọc Thư gửi bà.
Viết thành câu, dùng từ đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút)
- Gọi 2 đến 3 HS lên bảng đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài ( 1 phút )
- Trong giờ học này, các em sẽ viết một bức thư gửi cho một bạn ở miền Nam (hoặc miền Bắc, miền Trung) để làm quen với bạn và hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết thư ( 25 phút )
Mục tiêu
- Viết được một bức thư cho bạn miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) theo gợi ý của SGK. Biết trình bày đúng hình thức thư bài tập đọc Thư gửi bà.
- Viết thành câu, dùng từ đúng.
Cách tiến hành
- Gọi HS đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn.
- Hỏi: Em sẽ viết thư cho ai ?
- Hỏi: Em viết thư để làm gì ?
- Nhắc lại cách trình bày một lá thư.
- GV bổ sung cho đủ các nội dung chính thường có trong một bức thư, sau đó hướng dẫn HS viết từng phần.
- Hỏi: Em định viết thư cho ai ? Hãy nêu tên và địa chỉ của người đó?
- Hướng dẫn : Vì là thư làm quen nên đầu thư, các em cần nêu lí do vì sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn, sau đó tự giới thiệu mình với bạn. Em có thể nói với bạn rằng con được biết bạn qua đài, báo, truyền hình,... và thấy quý mến, cảm phục bạn,... nên viết thư xin được làm quen.
- Hướng dẫn : Sau khi đã nêu lí do viết thư và tự giới thiệu mình, em có thể hỏi thăm về tình hình sức khoẻ, học tập của bạn, sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- Cuối thư, em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn, và nhớ ghi rõ tên, địa chỉ của mình để bạn viết thư trả lời.
- Yêu cầu HS tự viết thư.
- Gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp, sau đó nhận xét, bổ sung và cho điểm HS.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn do ( 5 phút )
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà hoàn thành bức thư và gửi cho bạn, chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 2 HS đọc.
- Em sẽ viết thư cho một bạn ở miền Nam (Trung hoặc Bắc).
- Em viết thư để làm quen và để hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- HS đọc thầm lại bài tập đọc Thư gửi bà và nêu cách trình bày một bức thư.
- 3 đến 5 HS trả lời.
- HS nghe giảng, sau đó 1 HS nói phần mở đầu thư trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe hướng dẫn, sau đó 1 HS nói nội dung này trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc cá nhân.
- 4 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA
File đính kèm:
- TV13s.DOC