Giáo án Tiếng Việt Tuần 13 Lớp 2B

I Mục tiêu

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng

 - Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( Chi, cô giáo )

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu

 - Hiểu nghĩa của các từ mới : lộng lẫy, chần chừ, hiếu thảo, đẹp mê hồn

 - Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện

II Đồ dùng

 GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc, bông hoa cúc đại doá

 HS : SGK

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 13 Lớp 2B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g con vật mà trẻ em rất thích + HS thi đọc ( giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên, vui tươi ) IV Củng cố, dặn dò - Em hãy nêu nội dung bài ? ( Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con ) - Dặn HS về nhà tìm đọc chuyện Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán Luyện từ và câu Từ ngữ về tình cảm gia đình. Câu kiểu Ai làm gì ? I Mục tiêu - Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động ( công việc gia đình ) - Luyện tập về kiểu câu Ai làm gì ? II Đồ dùng GV : Bảng phụ viết bài tập 2, sơ đồ mẫu câu Ai làm gì ? HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - Làm bài tập 1, 3 ( LT & C tuần 12 ) - GV nhận xét 2 Bài mới a giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b HD làm bài tập * Bài tập 1 ( M ) - Đọc yêu cầu của bài - GV nhận xét VD : quét nhà, trông em, nhặt rau, rửa rau, dọn dẹp nhà cửa, rửa cốc, tưới cây, cho gà ăn ...... * bài tập 2 ( M ) - Đọc yêu cầu của bài + Yêu cầu : - Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ? - gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả, lời câu hỏi Làm gì ? + GV HD HS nhận xét, chốt lại câu đúng : - Cây / xoà cành ôm cậu bé // - Em / học thuộc đoạn thơ // - Em / làm ba bài tập toán // * Bài tập 3 ( V ) - Nêu yêu cầu bài tập - Mời 1 HS phân tích M trong SGK - GV nhận xét bài làm của HS - 2 HS lên bảng - Nhận xét bạn + Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp bố mẹ - HS viết ra nháp - Lên bảng viết + Tìm các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai ? Làm gì ? - HS làm bài vào VBT - Nhận xét + Chọn và xếp các từ ở ba nhóm thành câu - Cả lớp làm bài vào VBT - Đổi vở cho bạn, nhận xét IV Củng cố, dặn dò - Gọi 1 HS nhắc lại nội dung tiết học - Dặn HS tìm thêm các từ chỉ công việc gia đình Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2005 Tập đọc Há miệng chờ sung I Mục tiêu + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ dài - Biết đọc chuyện với giọng kể chậm rãi, khôi hài + Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : chàng, mồ coi cha mẹ - Hiểu sự khôi hài của chuyện : kẻ lười nhác lại chê người khác lười. - Hiểu ý nghĩa chuyện : phê phán những kẻ lười biếng, không chịu làm việc, chờ ăn sẵn II Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc, một chùm quả sung ( quả thật hoặc tranh, ảnh ) HS : SGK III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - Đọc bài : Quà của bố - Quà của bố đi câu về có những gì ? 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV giới thiệu, ghi đầu bài b Luyện đọc + GV đọc mẫu toàn bài - HD cách đọc : đọc với giọng chậm rãi, khôi hài, nhấn giọng một số từ ngữ : chẳng chịu,nằm ngửa, há miệng ... Kéo dài giọng khi đọc từ ngữ : ôi chao, lười thế ( câu cuối bài ) + HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu - Chú ý từ ngữ : làm lụng, nằm ngửa, sung rụng, nuốt .... - GV giới thiệu cây và quả sung : cây to, có quả thành từng chùm bám vào thân, quả có màu đỏ, ăn được * Đọc từng đoạn trước lớp - Đoạn 1 : Từ đầu đến chệch ra ngoài - Đoạn 2 : Còn lại + HD cách đọc một số câu : - Hằng ngày, / anh ta cứ nằm ngửa dưới gốc cây sung, / há miệng ra thật to, / chờ cho sung rụng vào thì ăn. // - Chợt có người đi qua đường, / anh chàng gọi lại, / nhờ nhặt sung bỏ vào miệng. // - Ôi chao! // Người đâu mà lười thế ! // * Đọc từng đoạn trong nhóm * Thi đọc giữa các nhóm * Cả lớp đọc đồng thanh c HD tìm hiểu bài - Anh chàng lười nằm dưới gốc cây sung để làm gì ? - Sung có rụng trúng vào mồm anh ta không ? Vì sao ? - Chàng lười nhờ người qua đường làm giúp việc gì ? - Người qua đường giúp chàng lười như thế nào ? - Chàng lười bực, gắt người qua đường như thế nào ? - Câu nói của anh chàng lười có gì đáng buồn cười ? d Luyện đọc lại - 2 HS đọc bài - Quà của bố đi câu về có : cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, nhị sen xanh, cá sộp, cá chuối + HS quan sát tranh minh hoạ + HS theo dõi SGK + HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài - Đọc các từ chú giải cuối bài + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài - Đọc câu khó + HS đọc theo nhóm đôi - Nhận xét bạn đọc cùng nhóm + Đại diện các nhóm thi đọc + HS đọc + HS đọc đoạn 1 - Chờ sung rụng trúng vào mồn thì ăn - Không, vì hiếm có chuyện sung rụng trúng vào miệng người nằm đợi + HS đọc đoạn 2 - Nhặt sung bỏ vào miệng anh ta + HS đọc lại đoạn 2 - Lấy hai ngón chân cặp quả sung, bỏ vào miệng chàng lười - Ôi chao ! Người đâu mà lười thế ! - Kẻ cực lười lại còn chê người khác lười + Thi đọc chuyện theo vai : người dẫn chuyện, chàng lười IV Củng cố, dặn dò - Truyện này phê phán điều gì ? ( phê phán thói lười biếng, không chịu làm việc, chỉ chờ ăn sẵn ) - Dặn HS về nhà tập kể lại chuyện cười trên cho người thân nghe Tập viết Chữ hoa L I Mục tiêu - Biết viết chữ cái hoa L cỡ vừa và nhỏ - Biết viết ứng dụng câu Lá lành đùm lá rách theo cỡ nhỏ - Chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định II Đồ dùng GV : Mẫu chữ hoa L trong khung chữ. Bảng phụ viết Lá ( dòng 1 ), Lá lành đùm lá rách ( dòng 2 ) HS : vở TV III các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - Viết chữ K - Nhắc lại cụm từ ứng dụng ở bài trước 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b HD viết chữ cái hoa * HD HS quan sát và nhận xét chữ L - Chữ L viết hoa cao mấy li ? - Được viết bằng mấy nét ? + GV nêu quy trình viết - GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết * HD HS viết trên bảng con - GV nhận xét, uốn nắn c HD viết câu ứng dụng * Giới thiệu câu ứng dụng - Đọc câu tục ngữ ứng dụng - ý nghĩa câu tục ngữ : đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, hoạn nạn * HD HS quan sát và nhận xét - Nhận xét độ cao các con chữ ? - Nhận xét về khoảng cách giữa các tiếng ? * HD HS viết chữ Lá vào bảng con - GV nhận xét, uốn nắn d Chấm, chữa bài - GV chấm 5, 7 bài. Nhận xét bài của HS - 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con - Kề vai sát cánh + HS quan sát mẫu chữ - Cao 5 li - Được viết bằng 3 nét + HS quan sát + HS viết bảng con + Lá lành đùm lá rách + chữ l, h cao 2, 5 li - Chữ đ cao 2 li - Chữ t cao 1, 5 li - các chữ còn lại cao 1 li + Các tiếng cách nhau một thân chữ - HS viết bảng con IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xết chung tiết học, khen ngợi những em viết đẹp - Dặn HS về nhà luyện viết tiếp vào vở TV Tiếng việt ( tăng ) Luyện : Gọi điện I Mục tiêu - Hiểu được các bước khi gọi điện - Biết trao đổi qua điện thoại với các tình huống giao tiếp ( đơn giản phù hợp với lứa tuổi HS ) - GD HS có ý thức, thái độ với các em khi gọi điện, nghe điện II Đồ dùng GV : Bảng phụ ghi một số tình huống cho HS thực hành HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - Nêu các bước cần làm khi gọi điện 2 Bài mới - Có mấy thao tác khi gọi điện ? + GV treo bảng phụ - GV nêu lần lượt các tình huống cho HS chuẩn bị rồi trả lời - HS nêu + Có 3 thao tác - Tìm số máy - Nhấc máy - Bấm số + HS chuẩn bị - HS sử lí tình huống - Nhận xét - Hoàn thiện nốt VBT 1 ( b ) IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung giờ học - Ôn luyện các thao tác khi gọi điện Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2005 Chính tả ( nghe - viết ) Quà của bố I Mục tiêu - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Quà của bố - Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả các chữ có iê / yê, phân biệt cách viết phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn d / gi, thanh hỏi / thanh ngã II Đồ dùng GV : Bảng phụ viết nội dung BT 2, BT 3 HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - Viết : yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rối, nói rối 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b HD nghe - viết * HD HS chuẩn bị - GV đọc đoạn chính tả - Quà của bố đi câu về có những gì ? - Bài chính tả có mấy câu ? - Những chữ đầu câu viết thế nào ? - Câu nào có dấu hai chấm ? + Tiếng khó : lần nào, cà cuống, niềng niễng, nhôn nhạo, toả, thơm lừng, quẫy, toé nước, thao láo .... * GV đọc, HS viết vào vở * Chấm, chữa bài - GV chấm khoảng 5, 7 bài - Nhận xét bài viết của HS c HD làm bài tập chính tả * bài tập 2 - Đọc yêu cầu của bài tập - GV chữa bài * bài tập 3 - Nêu yêu cầu bài tập - GV chữa bài - GV nhận xét bài làm của HS - HS viết bảng con, 2 em lên bảng viết - Nhận xét bài của bạn + HS theo dõi - 1, 2 HS đọc lại - Cà cuống, niềng niễng, hoa sen, nhị sen, cá sộp, cá chuối - Có 4 câu - Viết hoa - Câu 2 - HS viết vào bảng con - HS viết bài vào vở chính tả + Điền vào chỗ trống iê / yê - 1 em lên bảng làm bảng phụ - Cả lớp làm bài vào bảng con - Nhận xét + Điền vào chỗ trống d / gi - HS làm vào VBT - Đổi vở cho bạn, nhận xét IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học - Khen ngợi những HS viết bài tốt - Về nhà xem lại bài, soát sửa lỗi Tập làm văn Kể về gia đình I Mục tiêu + Rèn kĩ năng nghe và nói : - Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý - Biết nghe bạn kể để xem xét, góp ý + Rèn kĩ năng viết : - Dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn ( 3 đến 5 câu ) kể về gia đình - Viết rõ ý, dùng từ, dặt câu đúng II Đồ dùng GV : bảng lớp chép sẵn BT 1 HS : VBT III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - Nhắc lại các việc cần làm khi gọi điện ? - " Tút " ngắn liên tục là gì ? - " Tút " dài ngắt quãng là gì ? 2 Bài mới a Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học b HD làm bài tập * Bài tập 1 ( M ) - GV treo bảng phụ - 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý trong BT - GV cùng HS nhận xét * Bài tập 2 ( V ) - Đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp và GV nhận xét - HS trả lời + HS đọc yêu cầu - 1 HS khá giỏi kể mẫu về gia đình dựa vào gợi ý - 3, 4 HS thi kể trước lớp + Dựa vào những điều em đã kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu ) kể về gia đình em - HS làm bài vào VBT - Nhiều HS đọc bài trước lớp IV Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học - Yêu cầu về nhà sửa bài đã viết ở lớp, viết lại vào vở

File đính kèm:

  • docT13.DOC
Giáo án liên quan