Giáo án Tiếng Việt Tuần 11 Lớp 3 - Phạm Minh Trí

A-TẬP ĐỌC

 - - Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện vơi lời nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 B- KỂ CHUYỆN

 - Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dực vào tranh minh họa.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 11 Lớp 3 - Phạm Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn. -……… tìm các câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì? Có trong đoạn văn, sau đó chỉ rõ bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? Bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì? -2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở, sau đó nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Làm gì làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. đựng hạt giấy đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để mùa sau cấy. đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Bài 4 : Gọi HS đọc đề bài. -Y/C HS suy nghĩ để đặt câu với từ ngữ : bác nông dân. -Y/C HS tự đặt câu và viết vào vở . -Gọi một số HS đọc câu của mình trước lớp, sau đó nhận xét - HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. -3 đến 5 HS tiếp nối đọc câu của mình. - HS làm bài vào vở. -Theo dõi và nhận xét câu của các bạn. 4.Củng cố : GV nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: HS về nhà tìm thêm các từ theo chủ điểm Quê hương, ôn mẫu câu :”Ai làm gì” . Chuẩn bị bài : Ôn tập từ chỉ hoạt động trạng thái . *Các ghi nhận lưu ý, bổ sung: TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA G (tt) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Viết đúng chữ hoa G (1 dòng chữ Gh) R, Đ (1 dòng). - Viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng: Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương. II. CHUẨN BỊ: 1.GV: Mẫu chữ viết hoa G, R . Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng 2.HS: Vở tập viết 3 tập một. III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1.Khởi động : Hát bài hát 2.KTBC: Thu vở của 1 số HS để chấm bài về nhà -Gọi HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước. - Gọi HS lên bảng viết : Ông Gióng, Gió, TrấnVũ, Thọ Xương. 3.Dạy bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Giới thịêu bài: Tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa G(Gh), A, Đ, L, T, V có trong từ và câu ứng dụng. *Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ hoa. a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ Gh, R -Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? -Treo bảng các chữ hoa G, R . b) Viết bảng con: -Y/C HS viết các chữ hoa Gh, R vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng em. *Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết từ ứng dụng a) Giới thiệu từ ứng dụng -Gọi HS đọc từ ứng dụng. -GV: Đây là tên một địa danh nổi tiếng ở miền Trung nước ta. b) Quan sát và nhận xét -Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế nào? -Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? c) Viết bảng: Y/C HS viết từ ứng dụng: Ghềnh Ráng. – GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS *Hoạt động 3 :Hướng dẫn viết câu ứng dụng a) Giới thiệu câu ứng dụng. -Giải thích : Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành được xây theo hình vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương (Thục Phán). - GV liên hệ GD BVMT qua câu ca dao. b) Quan sát và nhận xét -Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? c) Viết bảng: -Y/C HS viết : Ai, Đông Anh, Ghé, Loa Thành Thục Vương vào bảng. *Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở Tập viết. + 1 dòng chữ Gh , cỡ nhỏ + 1 dòng chữ R, Đ, cỡ nhỏ + 2 dòng Ghềnh Ráng, cỡ nhỏ. + 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. - GVchỉnh sửa lỗi cho từng HS. - Thu và chấm 5 đến 7 bài. - Lắng nghe. G -Có các chữ hoa G, R, A, Đ, L,T, V. -2HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi. -3HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. -3HS đọc: Ghềnh Ráng. -Chữ G cao 4 li, các chữ h, R, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li Bằng 1 con chữ 0. - HS viết. -2 HS đọc: Ai về đến huyện Đông Anh . Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương. - Lắng nghe. -Các chữ G,A,h,đ,y,Đ,p,L,T, V,g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. -4 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở nháp. - HS viết vào vở 4.Củng cố : GV nhận xét tiết học, chữ viết củaHS . 5.Dặn dò : Bài nhà :Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng Chuẩn bị bài Ôn chữ hoa : H Các ghi nhận lưu ý, bổ sung: CHÍNH TẢ (Nhớ viết) VẼ QUÊ HƯƠNG I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nhớ- viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 4 chữ. không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm đúng BT (2) a/b. II.CHUẨN BỊ: 1.GV: Chép sẵn các bài tập chính tả trên bảng. 2.HS: Bảng con, phấn, vở luyện tập. III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1.Khởi động: Hát bài hát . 2.KTBC: Gọi 4 học sinh lên bảng. Học sinh dưới lớp viết vào bảng con. 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nhớ lại và viết đoạn đầu trong bài thơ: Vẽ quê hương, sau đó làm bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x vần ươn/ương. *Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ. - GV đọc thuộc lòng khổ thơ 1 lần. -Hỏi: Bạn nhỏ vẽ gì? -Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp? b) Hướng dẫn cách trình bày -Y/C HS mở SGK. -Đoạn thơ trên có mấy khổ thơ? Cuối mỗi khổ thơ có dấu câu gì? -Giữa các khổ thơ ta viết như thế nào? -Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? c) Hướng dẫn viết từ khó. -Y/C HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. -Y/C HS đọc và viết các từ vừa tìm được. d) Y/C HS nhớ viết chính tả. - GV theo dõi HS viết. (Y/C HS gấp SGK) e) Chữa, chấm bài - GV đọc lại đoạn thơ cho HS soát lỗi chính tả. -GV chấm bài và nhận xét. *Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2: Bài tập lựa chọn (2a) - Gọi HS đọc yêu cầu. -Y/C HS tự làm. -Nhận xét, và chốt lại lời giải đúng. b) Làm tương tự phần a) - Lắng nghe. -Theo dõi GV đọc, 4 HS đọc thuộc lòng lại. -Bạn nhỏ vẽ: làng xóm, tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học. -……… rất yêu quê hương của mình. -HS mở SGK trang 88. -... có 2 khổ thơ và 4 dòng thơ của khổ thứ 3. Cuối khổ thơ 1 có dấu chấm, cuối khổ thơ 2 có dấu ba chấm. -Giữa các khổ thơ ta để cách 1 dòng. -Các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 3 ô cho đẹp. -làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, vẽ, bát ngát, xanh ngắt, trên đồi. -3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. - HS tự nhớ lại và viết bài vào vở CT. -Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. -1 HS đọc Y/C trong SGK. -3 lên bảng làm, HS dưới lớp vào VBT. -Đọc lại lời giải và làm bài vào vở : :sàn nhà- đơn sơ- suối chảy- sáng lưng đồi. Lời giải vườn-vấn vương tơ cá ươn- trăm đường 4.Củng cố : GV nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh Dặn GV về nhà học thuộc các câu thơ trong bài tập 3, 5.Dặn dò : HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở nên phải viết lại bàì Chuẩn bị bài : Chiều trên sông Hương TẬP LÀM VĂN NGHE-KỂ: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU ! NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe - kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu (BT1). - Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý ( BT2). II.CHUẨN BỊ: 1.GV: Viết sẵn các câu hỏi gợi ý của cả 2 bài tập lên bảng. 2.HS: Vở , SGK III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1.Khởi động : Hát bài hát . 2.KTBC: Trả lời và nhận xét về bài văn Viết thư cho người thân.Đọc 1 đến 2 lá thư viết tốt trước lớp. 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Giới thiệu bài: Tiết hôm nay, các em sẽ nghe,kể: Tôi có đọc đâu và nói về quê hương của mình. *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện. Bài tập 1: - HS đọc Y/C của câu chuyện - GV kể câu chuyện 2 lần, sau đó lần lượt Y/C HS trả lời các câu hỏi gợi ý : +Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì? + Người viết thư viết thêm vào thư điều gì? +Người bên cạnh kêu lên thế nào? +Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào? -Y/C 2HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp. *Hoạt động 2: Nói về quê hương em Bài tập 2: -GV gọi HS đọc Y/C của bài. -GV giúp HS hiểu đúng Y/C của bài -GV gọi 1 số HS dựa vào gợi ý để nói trước lớp, nhắc HS nói phải thành câu. -Nhận xét và cho điểm HS kể tốt, động viên những HS chưa kể tốt cố gắng hơn - GV liên hệ GD BVMT: Tình cảm yêu quê hương. -Lắng nghe. - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh họa. - HS theo dõi GV kể chuyện, sau đó trả lời câu hỏi: - ……… ghé mắt đọc trộm thư của mình. -Người viết thư viết thêm: Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa,vì hiện giờ có người đang đọc trộm thư. -……… :Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu! -……… là người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc trộm vội thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm vì chỉ có đọc trộm anh ta mới biết được người viết thư đang viết gì về anh ta. -HS nghe các bạn kể và nhận xét bài kể chuyện của bạn. -1HS đọcY/C, 2HS đọc gợi ý. -Quê hương là nơi em đã sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ sinh sống … -Một số HS kể về quê hương trước lớp. Các HS khác nghe, nhận xét phần kể của bạn. - Lắng nghe. 4.Củng cố : GV nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: Dặn dò HS kể lại câu chuyện cho người thân, tập kể về quê hương mình Chuẩn bị bài : Nói , viết về cảnh đẹp đất nước *Các ghi nhận , lưu ý , bổ sung :

File đính kèm:

  • doctv3_tuan 11.doc
Giáo án liên quan