Giáo án Lịch sử, Địa lý - Tuần 26

 I) Mục đích ¬- Yêu cầu :

 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung :

 + Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.

 + Khí hậu : mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt ; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam ; khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.

 - Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

 * Hs khá giỏi :

 + Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp : do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đăp đồng bằng.

 + Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã.

II ) Đồ dùng dạy- học.

 - GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung

 - HS: SGK, vở ghi

III ) Các hoạt động dạy- học

 

doc4 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử, Địa lý - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 01 tháng 03 năm 2011. Tuần 26 ĐỊA LÍ: Tiết 26: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I) Mục đích - Yêu cầu : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung : + Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá. + Khí hậu : mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt ; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam ; khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. - Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. * Hs khá giỏi : + Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp : do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đăp đồng bằng. + Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã. II ) Đồ dùng dạy- học. - GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung - HS: SGK, vở ghi III ) Các hoạt động dạy- học Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 1 - Ổn định : 2 - KTBC : - Các dòng sông nào đã bồi đắp lên các vùng ĐBBB và ĐBNB? - Nhận xét ghi điểm 3 - Bài mới: a. Giới thiệu bài : Ngoài 2 ĐB rộng lớn đó ở nước ta còn có hệ thống các dải dồng bằng nhỏ hẹp nằm sát biển chủ yếu do biển và các sông khi chảy ra biển bồi đắp lên. Đó là dải đồng bằng Duyên Hải miền Trung. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trog bài học hôm nay. b. Nội dung bài + Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển *Hoạt động 1:làm việc cả lớp -Gv treo bản đồ lên bảng - YC Hs quan sát lược đồ và cho biết: + Có bao nhiêu dải đồng bằng ở duyên hải miền trung? - YC Hs lên chỉ lược đồ và tên gọi - Em có nhận xét gì về vị trí và tên gọi của các đồng bằng này? - Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu? * Gv: Vì các đồng bằng này chạy dọc theo biển khu vực miền Trung nên mới gọi là: dải đồng bằng duyên hải miền Trung. -Gv bổ sung:các đồng bằng được gọi theo tên của tỉnh có đồng bằng đó.Dải đồng lớn bằng duyên hải MT chỉ gồm các đồng bằng nhỏ hẹp song tổng diện tích cũng khá lớn gần bằng diện tích đồng bằng BB -Bước 3: cho Hs quan sát tranh ảnh về đầm phá cồn cát được trồng phi lao. - Đồng bằng duyên hải MT có đặc điểm gì? - Gv ghi bảng - Chuyển ý +. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam. *Hoạt động 2:làm việc cả lớp -Bước 1:yêu cầu Hs quan sát lược đồ hình 1 dựa vào tranh ảnh SGK mô tả đường đèo Hải Vân -Bước 2: Giải thích vai trò bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã -Nêu đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền trung? -G chốt –ghi bảng -Tổng kết à rút ra bài học 4- Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs. - Về học bài và chuẩn bị bài sau - Hát vui. - Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đã tạo nên ĐBBB , sông Đồng Nai, sông Cửu Long đã tạo nên ĐBNB - Lắng nghe - 5 dải đồng bằng - 2 em thực hiện - Các đồng bằng này nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp ĐBNB, phía Đông là biển Đông - Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng và lan ra sát biển -Hs quan sát và giới thiệu -Vì núi lan sát ra biển nên đồng bằng ở MT nhỏ hẹp -Y/C Hs nêu lại đặc điểm của đồng bằng duyên hải MT -Chỉ và đọc được dãy núi Bạch Mã ,đèo Hải Vân ,thành phố Huế,thành phố Đà Nẵng -Nằm trên sườn núi,đường uốn lượn ,một bên là sườn núi một bên là vực sâu -Đường hầm đèo Hải Vân được xây dựng vừa rút ngắn vừa dễ đi,hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở -Khí hậu có sự khác biệt giữa phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ trung bình tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 20 độ C trong khi Huế xuống dưới 20 độ C nhiệt độ trung bình của 2 thành phố này đều cao và chênh lệch không đáng kể khoảng 29 độC -Gió tây nam vào mùa hạ đã gây ra mưa lớn ở tây Trường Sơn khi vượt qua dãy Trường Sơn gió trở nên khô và nóng người dân gọi là gió lào, gió đông bắc thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước biển và thường gây mưa những cơn mưa này đổ vào sông của MT sông ngắn lại hẹp dẫn đến thường hay có lũ đột ngột. Thứ năm, ngày 03 tháng 03 năm 2011. LỊCH SỬ: Tiết 26 : CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG I) Mục đích - Yêu cầu : - Biết sơ lược về quá trình cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong : + Từ Thế kỷ XVI các chúa Nguyễn đã tổ chức khẩn hoang đất hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. + Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở các vùng hoang hoá, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. - Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang. II ) Đồ dùng dạy- học. - GV: Bản đồ VN TK XVI – XVII- Phiếu học tập. - HS: SGK, vở ghi III ) Các hoạt động dạy- học Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 1 - Ổn định : 2 - KTBC: -Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài 25 - Nhận xét - ghi diểm 3 - Bài mới: a. Giới thiệu bài : Trực tiếp b. Nội dung bài - GV đọc bài - YC HS đọc bài * Hoạt động 1: Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang. - Ai là lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang ở đàng trong. - Chính quyền chúa Nguyễn đã có biện pháp gì giúp dân khẩn hoang? -Đoàn người khẩn hoang đi đến những đâu? -Người đi khẩn hoang đã làm gì ở những nơi họ đến? -Gv tiểu kết: trước TK XVI từ sông gianh nào phía Nam -Chuyển ý: * Hoạt động 2: Kết quả của cuộc khẩn hoang. - GV treo bảng phụ kẻ sẵn -Cuộc sống chung giữa các tộc người đã đem lại kết quả gì? 4- Củng cố- dặn dò - HS đọc bài học - Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs. - Chuẩn bị bài sau: Bài 27. - Hát vui. - 2 em thực hiện YC- lớp theo dõi - Lắng nghe - 2 em đọc Hs đọc từ đầu- gần như ngày nay. -Hs thảo luận các câu hỏi và trả lời. -Nông dân, quân lính được phép đem ca gia đình vào nam khẩn hoang lập làng lập ấp. -Những người khẩn hoang được cung cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ rồi chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang. -Đoàn người khai hoang cứ dần tiến vào phía Nam. Từ Phú Yên đến Khánh Hoà rồi toàn bộ miền Nam trung bộ và Tây Nguyên đoàn người tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng Sông Cửu Long. -Đi đến đâu họ lập làng lập ấp đến đó. Biến 1 vùng đất hoang vắng ở phía Nam trở thành những xóm làng đông đúc. Lãnh thổ đất nước được mở rộng -Hs đọc phần còn lại - HS đọc SGK và hoàn thành bảng so sánh -Người Việt đã cùng với các dân tộc anh em sống hoà hợp với nhau, cùng đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và ách áp bức bóc lột. Xây dựng nền văn hoá chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hoá riêng của mỗi dân tộc. -Hs nhận xét. - 2 em đọc GIÁO VIÊN SOẠN KHỐI TRƯỞNG DUYỆT NGUYỄN VĂN TUẤN NGUYỄN VĂN CHIẾN

File đính kèm:

  • docSU DIA 4 TUAN 26 CKT MOI.doc
Giáo án liên quan