I. MỤC TIÊU:
1. Tìm được những hình ảnh so sánhtrong các câu thơ, câu văn.nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó.
2. On luyện về dấu chấm: điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy khổ to, bút dạ để HS làm bài tập 1
- Bảng phụ viết sẵn 3 câu thơ ở bài tập 1
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
1 HS làm lại BT1 và BT2 của tiết trước. HS thứ 3 đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:
+ Chúng em là măng non của đất nước.
+ Chích bông là bạn của trẻ em.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục làm quen với những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn , nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó và ôn luyện về dấu chấm: điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
7 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Phần Luyện từ và câu - Tiết 3: So sánh. dấu chấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các câu thơ, câu văn , nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó và ôn luyện về dấu chấm: điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
-GV phát giấy khổ to và bút dạ,yêu cầu HS thảo luận nhóm và viết kết quả vào giấy.
-GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của mình.
-GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương những nhóm làm bài đúng nhất.
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Đề bài yêu cầu gì ?
-GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và làm bài vào vở.
-GV theo dõi, chấm một số bài, nhận xét , tuyên dương những HS làm bài đúng.
Bài 3
-GV yêu cầu HS đọc đề
-Nêu yêu cầu của bài?
-GV nhận xét, cho điểm khuyến khích
-1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm
-Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn trong bài.
- Các nhóm nhận giấy khổ to và bút dạ, thảo luận nhóm và viết kết quả , sau đó đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
a. Mắt hiền sáng tựa vì sao.
b. Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm.
c.Trời là cái tủ lạnh. Trời là cái bếp lò nung.
d.Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
-1HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong bài tập 1.
-HS thảo luận theo cặp và làm bài vào vở.
a. tựa
b. như
c. là,là
d. là
-1 HS đọc đề , cả lớp đọc thầm
-Chép lại đoạn văn và đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp, viết hoa chữ đầu câu
-HS làm bài vào vở. Một số em đọc bài làm của mình. Cả lớp theo dõi,nhậnxét.
VD:
Oâng tôi vốn là thợ gò hàn loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng,nhát thẳng,nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Oâng là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
I V. CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Các em vừa học những nội dung gì ?
-Những từ nào thường chỉ sự so sánh?
-GV nhận xét tiết học : yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học.
Tiết 13 Toán
XEM ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
- Củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm).
- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế đời sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Mặt đồng hồ bằng bìa.
-Đồng hồ để bàn (loại chỉ có kim ngắn và kim dài).
-Đồng hồ điện tử.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
AKIỂM TRA BÀI CŨ :
GV gọi HS lên sửa bài tập số 1 trang 12.
Bài giải
Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là:
50 - 35 = 15 (kg)
Đáp số : 15 kg
GV nhận xét và cho điểm HS.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI :Xem đồng hồ
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Ôn tập về thời gian.
- Một ngày có bao nhiêu giờ, bắt đầu từ bao giờ và kết thúc vào lúc nào?
- Một giờ có bao nhiêu phút?
Hướng dẫn xem đồng hồ.
- Quay kim đến 8 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Quay kim đến 9 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Khoảng thời gian từ 8 đến 9 giờ là bao lâu?
- Nêu đường đi của kim giờ từ lúc 8 giờ đến lúc 9 giờ.
- Nêu đường đi của kim phút từ lúc đồng hồ chỉ 8 giờ đến lúc đồng hồ chỉ 9 giờ.
- Vậy kim phút đi được một vòng hết bao nhiêu phút?
+ Vậy kim phút đi được một vòng trên mặt đồng hồ (đi qua 12 số) hết 60 phút, đi từ một số đến số liền sau trên mặt đồng hồ hết 5 phút.
- Quay kim đến 8 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Quay kim đến 8 giờ 5 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút.
+ Khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 đến số 1 là 5 phút. (5 phút x 1 = 5 phút).
- Quay kim đến 8 giờ 15 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Nêu vị trí kim giờ và kim phút lúc 8 giờ 15 phút?
- Vậy khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 (lúc 8 giờ) đến số 3 là bao nhiêu phút?
- GV hướng dẫn HS lấy 5 phút x 3 = 15 phút.
- Làm tương tự với 8 giờ 30 phút.
Luyện tập thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu của bài tập là gì?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận để làm bài tập.
- Chữa bài:
+ Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
+ Vì sao em biết đồng hồ A đang chỉ 4 giờ 15 phút?
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Tiến hành tương tự với các phần còn lại.
Bài 3:
- Các đồng hồ được minh hoạ trong bài tập này là đồng hồ gì?
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ A, nêu số giờ và số phút tương ứng.
- Vậy trên mặt đồng hồ điện tử không có kim, số đứng trước dấu chấm là số giờ, số đứng sau dấu chấm là số phút.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ A.
- 16 giờ còn gọi là mấy giờ chiều?
- Đồng hồ nào chỉ 4 giờ chiều?
- Vậy vào bi\uổi chiều, đồng hồ A và đồng hồ B chỉ cùng thời gian.
- Yêu cầu HS tiếp tục làm các phần còn lại.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
* Bài dành cho HS giỏi:
Viết thời gian đúng bằng hai cách khác nhau:
- Một ngày có 24 giờ, một ngày bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Một giờ có 60 phút.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ.
- Đồng hồ chỉ 9 giờ.
- Là 1 giờ, là 60 phút.
- Kim giờ đi từ số 8 đến số 9.
- Kim phút đi từ số 12, qua các số 1, 2, 3, . . . rồi trở về số 12, đúng một vòng trên mặt đồng hồ.
- Kim phút đi được 1 vòng hết 60 phút.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ đúng (8 giờ 0 phút).
- Đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút.
- Kim giờ chỉ qua số 8 một chút, kim phút chỉ ở số 1.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút.
- Kim giờ chi qua số 8, kim phút chỉ ở số 3.
- Là 15 phút.
- Nêu giờ ứng với mỗi mặt đồng hồ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 4 giờ 15 phút.
-Vì kim giờ chỉ qua số 4 một chút, kim phút chỉ ở số .
- Đồng hồ điện tử không có kim.
- 4 giờ 20 phút.
- 16 giờ.
-16 giờ còn gọi là 4 giờ chiều.
- Đồng hồ B.
- HS chép đề về nhà làm làm bài.
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- GV quay mô hình đồng hồ và yêu cầu HS đọc giờ theo yêu cầu của GV.
- GV đọc giờ yêu cầu HS quay mô hình đồng hồ.
- Về nhà làm bài tập 2 trên mô hình đồng hồ.
- Chuẩn bị bài: Xem đồng hồ (tt).
- Nhận xét tiết học.
Tập viết
B – Bố Hạ.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa B. Viết tên riêng “Bố Hạ” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa B.
Các chữ Bố Hạ và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
* HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 1’
Bài cũ: 4’
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề. 2’
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: 28’
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ B hoa.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ B.
- Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ B?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài:
B, H, T
- Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ “B, H, T” vào bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: Bố Hạ.
- Gv giới thiệu: Bố Hạ một xã của huyện Yên Thế , tỉnh Bắc Giang, nơi có giống cam ngon nổi tiếng.
- Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
- Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Gv giải thích câu tục ngữ: Bầu bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn. Khuyên bầu bí là khuyên người trong một nước thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là B. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc
PP: Trực quan, vấn đáp.
Hs quan sát.
Hs nêu.
PP: Quan sát, thực hành.
Hs tìm.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết các chữ vào bảng con.
Hs đọc: tên riêng Bố Hạ.
Hs viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng:
Hs viết trên bảng con các chữ: Bầu, Tuy.
PP: Thực hành.
Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Hs viết vào vở
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi.
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
Hs nhận xét.
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Các em vừa viết chữ hoa gì ? từ ứng dụng gì?
- Chữ hoa cỡ nhỏ cao bao nhiêu?
- Nêu tư thế khi viết bài ?
- Về nhà hoàn thành bài viết ở nhà.
- GV nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- 03.doc