1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Tôm Càng, Cá Con).
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : bóng càng, (nhìn) trân trân, nắc nỏm, mải chèo, bánh lái, quẹo, . . .
- Hiểu nội dung truyện : Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy anh bạn của họ vì vậy càng khăng khít.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2A Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ồ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ viết sẵn 2 câu văn để GV kiểm tra bài cũ (Cỏ cây héo khô vì hạn hán. Đàn bò béo tròn vì được chăm sóc tốt. ).
- Tranh minh hoạ các loài cá trong SGK
- 2 bộ thẻ từ, mỗi bộ ghi tên 8 loài cá trong BT1 , SGK và bảng nam châm kẻ sẵn 2 bảng phân loại.
Cá nước mặn (cá biển)
Cá nước ngọt (cá ở sông, hồ, ao)
- 3, 4 băng giấy viết câu 1, 4 (BT3).
- VBT .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A - KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV chia bảng lớp làm 3 phần, yêu cầu 2 HS lên bảng : HS1 viết các từ ngữ có tiếng biển (BT1, tiết LTVC tuần 25). HS2 đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong 2 câu văn đã nêu ở mục II.
Đồ dùng dạy - học (GV đã viết sẵn trên bảng phụ). (Lời giải : Vì sao cỏ cây héo khô ? Vì sao đàn bò béo tròn ? )
B - DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
2.1. Bài tập
GV treo trên bảng lớp tranh minh hoạ 8 loài cá phóng to ; giới thiệu tên từng loài. Sau đó, nêu YC của BT.
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài, quan sát các loài cá trong tranh, đọc tên từng loài, trao đổi theo cặp.
- GV mời 2 nhóm HS (mỗi nhóm 8 em) lên bảng thi làm bài : mỗi nhóm được phát một bộ thẻ từ đã viết sẵn tên 8 loài cá. HS mỗi nhóm gắn nhanh tên từng loài cá vào bảng phân loại. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
Cá nước mặn (cá biển)
Cá nước ngọt (cá ở sông, hồ, ao)
cá thu
cá chim
cá chuồn
cá nục
cá mè
cá chép
cá trê
cá quả (cá chuối, cá lóc)
2.2. Bài tập 2 : GV nêu yêu cầu. HS quan sát tranh minh hoạ các con vật trong SGK, tự viết ra giấy nháp tên của chúng (tôm, sứa, ba ba). GV chia bảng lớp làm 3 phần, mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức mỗi em viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển phấn cho bạn. HS thay mặt nhóm đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc là nhóm viết đúng, nhanh, nhiều tên các loài vật.
2.3. Bài tập 3 : HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài và đoạn văn của Trần Hoài Dương. 2 HS đọc lại đoạn văn.
- Trong đoạn văn trên, chỉ có câu và câu 4 (những câu in nghiêng) còn thiếu dấu phẩy. Các em phải đọc kĩ 2 câu văn đó, đặt thếm dấu phẩy là vào chỗ cần thiết để phân tách các ý của câu văn.
- Cả lớp làm bài vào giấy nháp, VBT. GV phát bút dạ và giấy khổ to (đã tốt câu 4) cho 3, 4 HS làm bài.
- Những HS làm bài trên giấy khổ to dán kết quả lên bảng lớp và trình bày kết quả trước lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
- Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều... Càng lên cao, trang càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chú ý dùng đúng dấu phẩy khi viết câu ; về nhà nói lại với bố mẹ hoặc người thân những điều em biết về các con vật sống dưới nước.
TIẾNG VIỆT 2 Lê thị Phượng
Thứ 5 ngày 15 tháng 3 năm 2007
TẬP VIẾT
Chữ hoa X
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng viết chữ : Biết viết chữ X hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
2. Biết viết ứng dụng cụm từ tôi chèo mát mái theo cỡ nhỏ ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Mẫu chữ X đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li : nuôi (dòng l), tôi chèo mát mái (dòng 2).
- Vở TV.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A - KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV cho HS nhắc lại cụm từ ứng dụng Vượt slôí băng rừng, yêu cầu 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Vượt.
B - DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
2.1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ X
- Cấu tạo : chữ X cỡ vừa cao 5 li, gồm nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản : 2 nét móc hai đầu và nét xiên.
- Cách viết :
+ Nét : ĐB trên DK5, viết nét móc hai đầu bên trái, ĐB giữa DK1 với DK2.
+ Nét 2 : từ điểm ĐB của nét 1, viết nét xiên (lượn) từ trái sang phải, từ dưới lên trên, ĐB trên DK6.
+ Nét 3 : từ điểm ĐB của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc hai đầu bên phải từ trên xuống dưới, cuối nét uốn vào trong, ĐB ở DK2. GV viết mẫu chữ X trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết.
2.2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con
- HS tập viết chữ X 2, 3 lượt. GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại quy trình viết nói trên để HS viết đúng.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
3.. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
+ HS đọc cụm từ ứng dụng : Xôi chèo mát mái.
- HS nêu cách hiểu cụm từ trên : gặp nhiều thuận lợi.
3.2. HS quan sát cắm từ ứng dụng trên bảng, lê nhận xét .
- Độ cao của các chữ cái : các chữ X, h cao 2,5 li ; chữ t cao 1,5 li ; các chữ còn lại cao 1 li.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ : dấu huyền đặt trên chữ e, dấu sắc đặt trên các chữ a.
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng : bằng khoảng cách viết chữ o.
- GV viết mẫu chữ Xuôi trên dòng kẻ (tiếp theo chữ mẫu).
3.3. Hướng dẫn HS viết chử Xuôi vào bảng con
- HS tập viết chữ Xuôi 2 lượt. GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết
4. Hướng dẫn HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu viết : 1 dòng chữ X cỡ vừa, 2 dòng chữ X cỡ nhỏ, 1 dòng chữ Xuôi cỡ vừa, 1 dòng chữ Xuôi cỡ nhỏ ; 3 dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
- HS luyện viết theo yêu cầu trên. GV theo dõi, giúp đỡ HS.
5. Chấm, chữa bài .
GV chấm 5, 7 bài, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
6. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những HS viết đẹp. Nhắc HS tập viết thếm trong vở TV.
TIẾNG VIỆT 2 Lê thị Phượng
Thứ 6 ngày 16 tháng 3 năm 2007
CHÍNH TẢ
Nghe - viết : Sông Hương
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Sông Hương.
2. Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm dầu r/d/gi
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ viết nội dung Bt2a bảng con.
- VBT .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A - KIỂM TRA BÀI CŨ
- 3 HS lên bảng tự viết mỗi em 6 từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi
B - DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn nghe - viết
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả một lần. 2, 3 HS đọc lại.
- GV hỏi HS về nội dung bài chính tả (đoạn trích tả sự đổi màu của sông Hương vào mùa hè và vào những đêm trăng).
- HS viết vào bảng con những từ ngữ các em dễ viết sai.
VD : phượng vĩ, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, lung linh,...
2.2. GV đọc, HS viết bài chính tả vào vở
2.3. Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm các bài lập
3.1. Bài tập 2
- GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung Bt2a ; chọn cho HS làm Bt2a
- HS đọc thành tiếng yêu cầu. Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, suy nghĩ làm bài vào nháp.
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài. Sau đó, từng em đọc lại kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
a) giải thưởng, rải rác, dải núi, rành mạch, để dành, tranh giành
b) sức khoẻ, sứt mẻ, cắt đứt đạo đức, nức nở, nứt nẻ
3.2. Bài tập 3 : GV chọn cho HS làm Bt3a .
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm bài vào bảng con ; giơ bảng. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
a) đổ, giấy
b) mực, mứt .
4. Củng cố, dặn dò .
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại.
TIẾNG VIỆT 2 Lê thị Phượng
Thứ 6 ngày 16 tháng 3 năm 2007
TẬP LÀM VĂN
Đáp lời đồng ý . Tả ngắn về biển
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói : tiếp tục luyện tập cách đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp.
2. Rèn kĩ năng viết : trả lời câu hỏi về biển.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ cảnh biển (tiết TLV tuần 25).
- VBT .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A - KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 cặp HS thực hành đóng vai (nói lời đồng ý - đáp lời đồng ý) theo 2 tình huống sau :
- Tình huống 1: HS hỏi mượn HS2 một đồ dùng học tập. HS2 nói lời đồng ý HS1 đáp lại lời đồng ý của bạn.
- Tình huống 2 : HS1 đề nghị HS2 giúp mình một việc, HS2 nói lời đồng ý HS1 đáp lại.
B - DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài .
- Trong tiết TLV hôm nay, các em tiếp tục luyện tập đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp mới. Sau đó, các em sẽ viết lại những câu trả lời ở BT3 tiết TLV tuần trước
- Quan sát tranh vẽ cảnh biển và trả lời câu hỏi.
2. Hướng dẫn làm bài tập
2.1. Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu và các tình huống trong bài.
- Cả lớp đọc thầm lại 3 tình huống (a, b, c), suy nghĩ về nội dung lời đáp, thái độ phù hợp với mỗi tình huống.
- HS phát biểu ý kiến về thái độ khi nói lời đáp (biết ơn khi được bác bảo vệ, mời vào, khi được cô y tá nhận lời sang ngay nhà để tiêm thuốc cho mẹ ; vui vẻ khi bạn nhận lời đến chơi nhà).
+ Nhiều cặp HS thực hành đóng vai. Cả lớp và GV nhận xét.
a) Cháu cảm ơn bác. Cháu xin lỗi bác vì làm phiền bác. Cảm ơn bác. Cháu sẽ ra ngay ạ ! ...
b) Cháu cảm ơn cô ạ ? May quá ! Cháu cảm ơn cô nhiều. Cháu cảm ơn cô. Cô sang ngay nhé ? Cháu về trước ạ ? ...
c) Nhanh lên nhé ! Tớ chờ đấy ! Hay quá ! Cậu xin phép mẹ đi, tớ đợi. Chắc là mẹ đồng ý thôi. Đến ngay nhé ...)
2.2. Bài tập 2 : GV hướng dẫn : bài tập yêu cầu các em viết lại những câu trả lời của em ở BT3 (tiết TLV, tuần 25). Các câu hỏi a, b, c, d trong BT2 hôm nay cũng là các câu hỏi của BT3 tuần trước
- HS mở SGK, trang 67, xem lại BT3. Một số em nói lại những câu trả lời của mình.
- HS làm bài vào vở hoặc VBT. GV nhắc HS chọn viết theo trong 2 cách 1:
Cách 1 : Trả lời lần lượt từng câu hỏi nhưng không chép lại câu hỏi.
a) Tranh vẽ cảnh biển buổi sớm khi mặt trời đỏ ối đang lên.
b) Sóng biển xanh nhấp nhô.
c) Trên mặt biển có ...
d) Trên bầu trời có ...
Cách 2 : Dựa vào 4 câu hỏi gợi ý, viết liền mạch các câu trả lời để tạo thành một đoạn văn tự nhiên
VD : Cảnh biển buổi sớm mai thật đẹp. Mặt trời đỏ rực đang từ dưới biển đi lên bầu trời. Những ngọn sóng trắng xoá nhấp nhô trên mặt biển xanh biếc. Những cánh buồm nhiều màu sắc lướt trên mặt biển. Những chú hải âu đang sải rộng cánh bay. Bầu trời trong xanh. Phía chân trời, những đám mây màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn đi những người viết hay. GV chấm điểm một số bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc HS thực hành đáp lời đồng ý để ngay từ nhỏ đã thể hiện mình là người lịch sự, có văn hoá.
File đính kèm:
- TIENG VIET2 TUAN 26.doc