Giáo án Tiếng Việt Lớp 2A Tuần 24

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.

- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (Khỉ, Cá Sấu).

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Hiểu các từ ngữ : trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò,.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghe ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2A Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết nét móc ngược (phải) từ trên xuống dưới, DB ở ĐK2. - GV viết mẫu chữ U trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết chữ Ư - Cấu tạo : như chữ U, thêm một dấu râu trên đầu nét 2. - Cách viết : Trước hết, viết như viết chữ U. Sau đó, từ điểm DB của nét 2, lia bút ĐK6, chỗ gần đầu nét 2, viết một dấu râu nhỏ có đuôi dính vào phần đầu nét 2. - GV viết mẫu chữ lên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết. 2.2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con HS tập viết U, Ư 2, 3 lượt. GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại quy trình viết nói trên để HS viết đúng. 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng 3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng - HS đọc cụm từ ứng dụng : ươm cây gây rừng. - HS nêu cách hiểu cụm từ trên : những việc cần làm thường xuyên để phát triển rừng, chống lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cảnh quan, môi trường. 3.2. HS quan sát cụm từ ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét : Độ cao của các chữ cái : các chữ Ư, y, g cao 2,5 li ; chữ r cao 1,25 li ; các chữ còn lại cao 1 li. - Cách đặt dấu thanh ở các chữ : dấu huyền đặt trên chữ ư - Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng : bằng khoảng cách viết chữ o. - GV viết mẫu chữ ươm trên dòng kẻ (tiếp theo chữ mẫu), nhắc HS lưu ý : cuối nét 2 của chữ ư chạm nét cong của chữ ơ. 3.3. Hướng dẫn HS viết chữ ươm vào bảng con - HS tập viết chữ ươm 2 lượt. GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết . 4. Hướng dẫn HS viết vào vở TV - GV nêu yêu cầu viết : 1 dòng chữ U cỡ vừa, 1 dòng chữ U cỡ nhỏ, 1dòng chữ Ư cỡ nhỏ ; dòng chữ ươm cỡ vừa, dòng chữ ươm cỡ nhỏ ; 3 dòng ứng dụng cỡ nhỏ. - HS luyện viết theo yêu cầu trên. GV theo dõi, giúp đỡ HS. 5. Chấm, chữa bài . - GV chấm 5, 7 bài, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 6. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những HS viết đẹp. Nhắc HS tập viết thêm trong vở TV. Thứ 2 ngày 26 tháng 2 năm 2007 TẬP ĐỌC VOI NHÀ I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : khựng lại, nhúc nhích, vũng lầy lừng lững, lúc lắc, quặp chặt vòi,... Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. - Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn ; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Tứ, Cần). 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : - Hiểu nghĩa các từ ngữ : khựng lại, rú ga, thu lu,... - Hiểu nội dung bài : Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà làm nhiều việc có ích giúp con người. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm tranh, ảnh voi thồ hàng, kéo gỗ, tải đạn . III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A - KIỂM TRA BÀI CŨ 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Gân trắng là chúa tò mò, trả lời câu hỏi trong SGK. B - DẠY BÀI MỚI 1.Giới thiệu bài : HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nói về tranh (chú voi nhà quặp vòi vào đầu chiếc ô tô để kẻo nó ra khỏi vũng lầy, một vài người nấp trong bụi cây phía xa đang lo lắng nhìn ra). 2. Luyện đọc 2.1. GV đọc mẫu toàn bài với giọng linh hoạt : đoạn đầu thể hiện tâm trạng - thất vọng khi xe bị sự cố ; hoảng hết khi voi xuất hiện ; hồi hộp chờ đợi phản ứng của voi ; vui mừng khi thấy voi không đập tan xe còn giúp kẻo xe qua vũng lầy hắng giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm : ập xuống, khựng lại, không nhúc nhích, ức xuống, hết cách, chạy đi, vội vã,lừng lững, chộp, ngon lại, quặp vòi, co mình, đi mạnh, huơ vòi, lững thững) . . 2.2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ a) Đọc từng câu - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. Chú ý các từ ngữ : thu lu, xe, rét, lùm . lừng lững, lo lắng,... b) Đọc từng đoạn trước lớp - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. CÓ thể chia bài thành 3 đoạn - (đoạn 1 : từ đầu đến . . . qua đêm ; đoạn 2 : từ Gần sáng đến . . . Phải bắn thôi ! ;đoạn 3 : còn lại). Chú ý các câu sau : - Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe qua lũng lầy. Lôi xong, nó huơ vòi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng bản Tim. - HS đọc các từ được chú giải cuối bài đọc. GV giải nghĩa thêm : hết cách rồi (không còn cách gì nữa) ; chộp (dùng cả hai bàn tay lấy nhanh một vật) ; quặn chặt vòi đấy vòi quấn chặt vào). c) Đọc từng đoạn trong nhóm : Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài ; ĐT, CN) 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài + Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong từng ? (Vì xe bị sa xuống vũng lầy, không đi được.) + Mọi người lo lắng như thê nào khi thấy con voi đến gần xe ? (Mọi người sợ con voi đập tan xe, Tứ chộp lấy khẩu súng định bắn voi, Cần ngăn lạp + Theo em, nếu đó là voi rừng mà nó định đập chiếc xe thì có nên bắn nó không ? (Cả lớp thảo luận, GV giúp các em đi đến câu trả lời : Không nên bắn vì voi là loài thú quý hiếm cần bảo vệ. Nổ súng cũng nguy hiểm vì voi có thể tức giận, hăng máu xông đến chỗ nó đoán có người bắn súng.) + Con voi đã giúp họ thế nào ? (Voi quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình, lôi mạnh chiếc xe qua khỏi vũng lầy.) + Tại sao mọi người nghĩ là đã gặp voi nhà ? (+ Vì voi nhà không dữ tợn, phá phách như voi rừng mà hiền lành, biết giúp người. + Vì voi nhà thông minh : trước khi kéo xe, con voi biết lúc lắc vòi ra hiệu ; sau khi kẻo chiếc xe ra khỏi vũng lầy, nó biết huơ vòi về phía lùm cây có người nấp để báo tin. ) 4. Luyện đọc lại + GV tổ chức cho HS thi đọc truyện. 5. Củng cố, dặn dò - GV cho HS xem một số tranh voi đang làm việc giúp người, nói thêm : Voi là loài thú dữ, nếu được người nuôi dạy sẽ trở thành bạn thân thiết của người dân vùng rừng núi, giúp họ làm những công việc nặng nhọc giống như con trâu, con bò là bạn thân thiết của người nông dân trên đồng ruộng. Loài voi hiện không còn nhiều ở rừng Việt Nam, nhà nước ta đang có nhiều biện pháp bảo vệ loài voi. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. Thứ 2 ngày 26 tháng 2 năm 2007 CHÍNH TẢ Nghe - viết : Voi nhà I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Voi nhà. 2. Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu s/x hoặc vần ut/uc II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bút dạ và 3, 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung Bt2a, bảng của Bt2b. VBT III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A - KIỂM TRA BÀI CŨ - HS đọc cho 3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con hoặc giấy nháp 6 tiếng có âm đầu s/x (hoặc 6 tiếng có vần ut, uc). B - DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học. 2. Hướng dẫn nghe - viết 2 .1. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc bài chính tả. 2 HS đọc lại. - GV hỏi : Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang, câu nào có dấu chấm than ? (Câu : Nó đập tan xe mất." có dấu gạch ngang đầu dòng. Câu "Phải bắn thôi ! " có dấu chấm than.) . - HS viết bảng con : huơ, quặp. 2.2. GV đọc, HS viết bài vào vở 2.3. Chấm, chữa bài 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2 - GV chọn cho HS làm Bt2a cả lớp làm bài vào vở hoặc VBT. - GV dán bảng 3, 4 tờ phiếu, phát bút dạ mời 3, 4 nhóm HS thi làm bài tiếp sức ; đại diện nhóm đọc kết quả. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học ; - Yêu cầu HS về nhà sửa hết lỗi trong bài chính tả và các bài tập. Thứ 2 ngày 26 tháng 2 năm 2007 TẬP LÀM VĂN Đáp lại lời phủ định . Nghe - Trả lời câu hỏi I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Rèn kỹ năng nói : biết đáp lại lời phủ định trong giao tiếp đơn giản. 2. Rèn kĩ năng nghe và trả lời câu hỏi : nghe kể một mẩu chuyện vui, nhớ và hỏi trả lời đúng các câu hỏi. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Máy điện thoại đồ chơi để HS thực hành đóng vai (BT1). - VBT III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A - KIỂM TRA BÀI CŨ - 2 cặp HS thực hành đóng vai làm lại BT2b, 2c (tiết TLV, tuần 23. tr.49). B - DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập 2.1 Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp quan sát tranh, đọc thầm theo. - Từng cặp HS thực hành đóng vai : HS1 nói lời cậu bé, HS2 nói lời một phụ nữ. GV nhắc các em không nhất thiết phải nói chính xác từng câu chữ lời của 2 nhân vật ; khi trao đổi phải thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn. - Chú bé trễ phép - Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ. - Cháu chào cô. Thưa cô, bạn Hoa có nhà không ạ ? Người phụ nữ (nhã nhặn) - Ở đây không có ai là Hoa đâu, cháu à. Cháu nhầm máy rồi. ở đây không có ai là Hoa đâu... Chú bé lịch sự - Thế ạ ? Cháu xin lỗi cô. Dạ, cháu xin lỗi cô... - GV : Trong tình huống trên, nếu chú bé dập máy luôn, không đáp lời, hoặc đáp lại bằng câu gọn lỏn sẽ bị xem là vô lễ, bất lịch sự, làm người ở đầu máy bên kia khó chịu. 2.2. Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu và các tình huống trong bài. Cả lớp đọc thầm từng mẩu đối thoại để biết ai đang nói chuyện với ai, về việc gì, từ đó có lời đáp phù hợp. - Từng cặp HS thực hành hỏi đáp theo các tình huống a, b, c. GV khuyến khích các em đáp lời phủ định theo những cách diễn đạt khác nhau. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cặp thực hành tốt nhất. 2.3. Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu và các câu hỏi cần trả lời, cả lớp đọc thầm 4 câu hỏi, quan sát tranh, hình dung sơ bộ nội dung mẩu chuyện. - 2 HS nói về tranh : Cảnh đồng quê, một cô bé ăn mặc kiểu thành phố đang hỏi một cậu bé ăn mặc kiểu nông thôn điều gì đó. Đứng bên cậu bé là một con ngựa. - GV : Vì sao ? là một truyện cười nói về một cô bé ở thành phố lần đầu về nông thôn, thấy cái gì cũng lạ lẫm. Các em hãy lắng nghe câu chuyện để xem cô bé hỏi anh họ của mình ở quê điều gì. - GV kể chuyện (giọng vui, dí dỏm). Sau đây là nội dung câu chuyện : Vì sao ? - GV kể lần 1 (chú ý nghỉ hơi dài chỗ có dấu chấm lửng ở câu cuối để gây cười) ; sau đó, dừng lại, yêu cầu cả lớp đọc thầm lại 4 câu hỏi GV kể lần 2, 3. - HS chia nhóm, trao đổi, thảo luận, trả lời lần lượt 4 câu hỏi. - HS các nhóm thi trả lời câu hỏi trước lớp. Cách làm : mỗi nhóm cử 2 HS : - HS nêu câu hỏi, HS2 trả lời (Chú ý trả lời thành câu). GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bình chọn những HS trả lời đúng nhất. * Với lớp HS khá giỏi, GV có thể yêu cầu 1, 2 HS dựa vào 4 câu hỏi kể lại toàn bộ câu chuyện. Nếu còn thời gian. HS viết các câu trả lời vào VBT. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS làm lại vào vở BT3 ; thực hành đáp lời phủ định phù hợp với tình huống, thể hiện thái độ lịch sự, làm cho giao tiếp thực sự mang lại niềm vui cho mình và người khác.

File đính kèm:

  • docTIENG VIET 2 TUAN 24.doc
Giáo án liên quan