Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 33

I. MỤC TIÊU YÊU CẦU:

 - Đọc rành mạch toàn bài.Biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyên

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.Trả lời câu hỏi SGK

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh họa bài tập đọc

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÊU YÊU CẦU: -Sắp xếp lại trật tự 4 tranh trong SGK theo đúng diễn biến trong câu chuyện. -Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuỵện một cách tự nhiên. - HS khá giỉ kể lại được toàn bộ câu chuyện II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa trong SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu. 2/ Dạy bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học *Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện Mục tiêu :Sắp xếp lại trật tự 4 tranh trong SGK theo đúng diễn biến trong câu chuyện Hs kể từng đoạn câu chuyện -Giới thiệu tranh minh họa -Nội dung từng tranh vẽ gì? 2-Kể từng đoạn câu chuyện -Nhận xét – tuyên dương *Hoạt động 2 Kể toàn bộ câu chuyện Mục tiêu : Hs kể được toàn bộ câu chuyện. -Nhận xét – tuyên dương Củng cố, dặn dò +Qua câu chuyện em thấy Trần Quốc Toản là người như thế nào? -Nhận xét tiết học -Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. -HS quan sát -nhận xét +Tranh 1:Trần Quốc Toản đánh lính gác để vào gặp được Vua. +Tranh 2: Lính gác không cho Quốc Toản vào gặp Vua. +Tranh 3: Quốc Toản bóp nát quả cam. +Tranh 4: Quốc Toản quỳ xuống tâu Vua. -HS suy nghĩ, sắp xếp lại từng tranh theo đúng diễn biến (2-1- 4-3 ) Đọc yêu cầu 2. -HS kể lại từng đoạn câu chuyện trong nhóm -Đại diện các nhóm thi kể. Đọc yêu cầu 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện. -Đại diện cho 3 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. + Trần Quốc Toản là một thiếu nhi yêu nước. TẬP ĐỌC: LƯỢM I. MỤC TIÊU YÊU CẦU: - Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp 4 của bài thơ thể 4 chữ. - Hiểu nội dung bài thơ : Ca ngợi chú bé liên lạc ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng cảm.Trả lời dược câu hỏi SGK II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài tập đọc III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên đọc bài Bóp nát quả cam và trả lời câu hỏi trong SGK. 2/ Dạy bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu : Đọc đúng toàn bài Giáo viên đọc mẫu lần 1 +Y/C hs phát hiện từ khó, đọc từ khó - Hướng dẫn học sinh đọc câu -Y/C đọc nối tiếp đoạn : -Đọc đoạn trong nhóm, thi đọc. -Cả lớp đồng thanh toàn bài *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mục tiêu : Ca ngợi chú bé liên lạc ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng -Y/C hs đọc đồng thầm toàn bài. + Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm qua hai khổ thơ đầu? +Lượm làm nhiệm vụ gì? +Lượm dũng cảm như thế nào? +Em hãy tả hình ảnh Lượm trong khổ thơ thứ 4 +Em thích câu thơ nào? Vì sao? - Nhận xét- bổ sung *Hoạt động 3 : Luyện đọc lại Mục tiêu : Học sinh đọc thuộc bài thơ Hướng dẫn -Nhận xét – tuyên dương Củng cố, dặn dò +Bài thơ ca ngợi điều gì? -Nhận xét tiết học -Học bài, chuẩn bị bài sau. -Luyện đọc nối tiếp câu trong đoạn -Rút từ khó : loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, mồm huýt, hiểm nghèo, - HS luyện đọc từ khó Chú bé loắt choắt/ Cái xắc xinh xinh/ Cái chân thoăn thoắt/ Cái đầu nghênh nghênh.// -Luyện đọc nối tiếp đoạn -Rút từ mới: loắt choắt, cái xắc, ca lô, thượng khẩn, đòng đòng. -HS luyện đọc đoạn trong nhóm -Thi đọc đoạn giữa các nhóm + Lượm bé loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, chân đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh,ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, như chim chích nhảy trên đường làng. +Lượm làm liên lạc, chuyển thư ở mặt trận. +Lượm không sợ nguy hiểm, vụt qua mặt trận, bất chấp đạn giặc bay vèo vèo, chuyển gấp lá thư thượng khẩn. +Lượm đi trên đường quê vắng vẻ, hai bên đường lúa trỗ đòng đòng, chỉ thấy chiếc mũ ca lô nhấp nhổ trên biển lúa. +HS tự trả lời - HS học thuộc từng đoạn - HS học thuộc cả bài. +Ca ngợi chú bé liên lạc rất ngộ nghĩnh, đáng yêu và dũng cảm. LUYỆN TỪ V À CÂU: TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP I. MỤC TIÊU YÊU CẦU: - Nắm được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp (BT1,BT2), nhận biết được những từ ngữ về phẩm chất của nhân dân Việt Nam.( BT3) -Biết đặt được một câu ngắn với những từ tìm được BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa BT1 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên tìm 3 cặp từ trái nghĩa.VD: buồn/ vui. 2/ Dạy bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động1: Hướng dẫn làm BT 1,2 Mục tiêu : Hs biết được một số từ ngữ chỉ nghề nghiệp BT1: Tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người vẽ trong tranh Giới thiệu tranh trong SGK. -Hướng dẫn HS làm - Đặt câu hỏi về việc làm của mỗi nghề nghiệp VD: Bác sĩ làm nhiệm vụ gì? -Nhận xét, bổ sung BT2: Tìm them một số từ chỉ nghề nghiệp - Nêu yêu cầu Hướng dẫn HS làm. -Nhận xét - tuyên dương * Hoạt động2: Hướng dẫn làm BT 3. Mục tiêu : nhận biết được những từ ngữ về phẩm chất của nhân dân Việt Nam. -Nhận xét- bổ sung. BT4: Đặt câu Nêu yêu cầu - Nhận xét, tuyên dương những câu hay Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học -Đọc yêu cầu bài tập 1 -Quan sát tranh- nhận xét. +1) Công nhân, 2)Công an, 3)Nông dân, 4)Bác sĩ, 5)Lái xe, 6)Người bán hàng. - Khám và chữa bệnh cho mọi người -Đọc yêu cầu BT2 – - HĐ nhóm thảo luận viết vào bảng nhóm -HS trình bày: giáo viên, kỹ sư, y tá, bộ đội, phi công, đầu bếp, thợ nề,.... -Đọc yêu cầu BT3.Từ nào nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam Phát biểu ý kiến: - Đọc kết quả anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng. Đọc yêu cầu BT - HS nối tiếp nhau đặt câu Đặt câu: Bạn Na là người rất thông minh. TẬP VIẾT: VIẾT HOA CHỮ V . MỤc tiêu: - Biết viết chữ hoa V ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Việt ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Việt Nam thân yêu( 3lần) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ cái hoa R, câu ứng dụng Việt Nam thân yêu III. Các hoẠt đỘng dẠy hỌc : 1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 2./ Bài mới : a) Giới thiệu bài : b) Các hoạt động dạy học : “Chữ hoa V” Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động1 . Hướng dẫn viết chữ hoa :GV giới thiệu chữ V hoa kiểu 2 Chữ V hoa gồm có mấy nét ? Cao bao nhiêu li? Hướng dẫn cách viết - Viết mẫu + Nét 1: Viết như nét 1 của các chữ U, Ư, Y. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, DB ở ĐK6 + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết một đường cong dưới nhỏ cắt nét 2, tạo thành vòng xoắn nhỏ. DB ở ĐK6. GV nhận xét - sửa sai. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng GV giải nghĩa : Việt Nam là Tổ quốc thân yêu của chúng ta. GV yêu cầu HS nhận xét các con chữ trong cụm từ . GV nhận xét -sửa sai . Hoạt dộng2 Hướng dẫn HS viết vào vở Tập Viết -GV nêu yêu cầu . -GV chấm bài -nhận xét Củng cố ,dặn dò . Nhận xét tiết học Về nhà viết bài - HS chú ý , nhận xét - Chữ hoa gồm có 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản - nét móc hai đầu, một nét cong phải, và một nét cong dưới nhỏ. Cao 5 li . - HS chú ý ,nhắc lại cách viết - HS viết trên không. - HS viết vào bảng con V - HS đọc cụm từ : Việt Nam thân yêu. - Độ cao : Chữ V, N, y, h, cao 2,5 li, chữ t cao 1,5 li; các chữ còn lại cao 1 li . - HS viết bảng con chữ Việt. - Viết bài vào vở. CHÍNH TẢ: LƯỢM I. MỤC TIÊU YÊU CẦU: - Nghe - viết đúng, chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Lượm.theo thể bốn chữ - Làm đúng bài tập 2a,3b II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ chép sẵn bài chính tả III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ : HS viết bảng các từ sau:chúm chím, hiền dịu, tổ tiên, khiến., dễ thương. 2/ Dạy bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe-viết Mục tiêu : Viết chính xác bài chính tả - Giáo viên đọc đoạn viết. -Y/C hs nêu nội dung bài +Mỗi dòng thơ có bao nhiêu chữ? +Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở? -Hướng dẫn HS viết từ khó - Nhận xét - sửa sai - GV đọc bài viết - Chấm bài - nhận xét Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu : Hs biếtphân biệt tiếng có âm s,x.iI, iê Bài 2a:Chọn chữ trong ngoặc điền vào chỗ chấm - GV nêu yêu cầu hướng dẫn - Nhận xét -sửa sai . BT3: Làm BT3/b Hướng dẫn HS làm. Nhận xét - tuyên dương. Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học -Học bài, chuẩn bị bài sau. -2 HS đọc lại bài. + Mỗi dòng thơ có 4 chữ +Nên bắt đầu viết từ ô thứ 3 trong vở. - HS viết vào bảng con: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh, đội lệch, mồm huýt, - HS viết bài vào vở. - HS đọc yêu cầu bài tập -HS làm bài vào vở - Đọc kết quả +hoa sen, xen kẽ, ngày xưa, say sưa, cư xử, lịch sử. -Đọc yêu cầu - HĐ nhóm Trình bày: - Đọc kết quả Trái tim/ thuốc tiêm; tín nhiệm/ tiến bộ; nhịn ăn/ tín nhiệm. TẬP LÀM VĂN: ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN I. MỤC TIÊU YÊU CẦU: - Biết đáp lời an ủi.trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1,BT2) - Biết viết một đoạn văn ngắn kể một việc làm tốt của em hoặc của bạn em. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa BT1. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên nói và đáp lại lời từ chối trong tình huống tự nghĩ ra. 1 HS đọc nội dung một trang sổ liên lạc của em. 2/ Dạy bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động1: Mục tiêu: HS biết đáp lời an ủi trong tình huống giao tiếp Bài tập 1: Đọc lại lời an ủi và lời đáp trong tranh - Giới thiệu tranh minh họa. - GV hướng dẫn HS làm Nhận xét- góp ý: Nói tự nhiên, lịch sự, nhã nhặn. Bài tập 2 : Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau - Hướng dẫn HS làm bài - GV nhận xét- bổ sung. - Ghi lại những câu hay tuyên dương và yêu cầu HS đọc lại BT3: Viết đoạn văn từ 3,4 câu kể việc làm tốt của em - Yêu câu HS kể việc làm tốt - Gợi ý, hướng dẫn HS làm. - Chấm bài, nhận xét Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học -Học bài, chuẩn bị bài sau. - HS đọc yêu cầu bài tập1 - Quan sát tranh - đọc thầm lời đối thoại. -1 cặp HS thực hành đóng vai VD: HS1: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi. HS2: Cảm ơn bạn. - Tiếp tục HS thực hành đóng vai . - HS đọc yêu cầu BT2, đọc các tình huống ở BT2. - HS hoạt động nhóm đôi. -Từng nhóm lên trình bày trước lớp a)+ Lần sau, em sẽ cố đạt điểm tốt, cô ạ. b)+ Cảm ơn bạn đã an ủi mình. c)+ Cháu cũng hy vọng ngày mai nó sẽ trở về. -HS đọc yêu cầu BT 3 -Viết bài vào vở. VD: Mấy hôm nay, mẹ em sốt cao. Bố đi mời bác sĩ đến nhà khám bệnh cho mẹ. Còn em thì rót nước cho mẹ uống thuốc. Nhờ sự chăm sóc của cả nhà, hôm nay mẹ đã đỡ.

File đính kèm:

  • docTUAN_ 33.doc
Giáo án liên quan