I.Mục đích yêu cầu:
1. Rèn đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng.
- Đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
2. Rèn đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa từ: cầu hôn, nén, nệp
- Hiểu nội dung: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh, phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt.
52 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt 2 Tuần 25-29 - Trường Tiểu học Quán Toan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi; Việt: cho bạn bị ốm)
+ Nêu nhận xét của ông về từng cháu? Vì sao ông nhận xét như vậy?
(Xuân: làm vườn giỏi, Vân: thơ dại, Việt: nhân hậu)
+ Em thích nhân vật nào? Vì sao?
e. Luyện đọc lại: (5-7’)
- GV hướng dẫn đọc cả bài : Phân biệt giọng kể và giọng các nhân vật.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc phân vai.
- HS đọc cả bài.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Người ông trong bài đã nhận xét gì về những đứa cháu ?
- GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 8 tháng 4 năm 2008
Tập viết:
Chữ hoa A
I.Mục đích yêu cầu:
- HS viết chữ A cỡ nhỡ, cỡ nhỏ đúng mẫu.
- HS biết viết ứng dụng: Ao liền ruộng cả đúng mẫu, nối đúng quy định.
II.Đồ dùng: Chữ A mẫu
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (2-3’)
- Bảng con: O, Ong
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1-2’)
b. Hướng dẫn HS tập viết: (10-12’)
* Chữ hoa A: (3-5’)
- GV đưa chữ mẫu - HS quan sát + nêu cấu tạo
(gồm 2 nét)
- GV chỉ + hướng dẫn cách viết: Nét 1: Như viết chữ O. Nét 2: ĐB ở ĐK li 6 phía bên phải nét 1, DB ở ĐK li2.
- GV tô khan chữ mẫu.
- GV viết mẫu 1 chữ.
- HS viết bảng con 2 chữ A hoa cỡ nhỡ.
* Viết ứng dụng: (5-7’)
+ Ao:
- HS đọc - nêu độ cao các con chữ.
- GV chỉ + hướng dẫn cách viết.
- HS viết bảng con chữ Ao cỡ nhỡ.
+ Cụm từ: Ao liền ruộng cả
- HS đọc cụm từ - GV giúp HS hiểu nghĩa cụm từ: ý nói giàu có (ở vùng thôn quê).
- HS nêu độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ, cách đánh dấu thanh.
- GV hướng dẫn qui trình viết.
- HS viết bảng con chữ Ao cỡ nhỏ.
c. HS viết vở: (15-17’)
- HS đọc bài viết.
- HS quan sát vở mẫu.
- HS ngồi đúng, cầm bút đúng.
- GV hướng dẫn -> HS viết từng dòng.
d. Chấm bài: (5-7’)
- GV chấm 5 - 7 bài - nhận xét.
3. Củng cố: (2-3’)
- GVnhận xét giờ học, cho HS xem bài viết đẹp.
Kể chuyện:
Những quả đào
I.Mục đích yêu cầu:
- HS biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn chuyện bằng một cụm từ hay một câu.
- Biết kể lại từng đoạn dựa vào tóm tắt.
- Biết cùng bạn phân vai, dựng lại truyện.
- HS biết nhận xét và kể tiếp lời bạn.
II.Đồ dùng: Tranh SGK
III.Các hoạt động dạy hoc:
1. Kiểm tra: (3-5’)
- HS kể chuyện: Kho báu
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1’) Kể chuyện: Những quả đào
b. Hướng dẫn HS kể chuyện: (28-29’)
* Tóm tắt từng đoạn của câu chuyện:
- 1 HS đọc yêu cầu - đọc mẫu
- HS dựa vào mẫu - suy nghĩ, phát biểu.
- GV chốt lại những tên được xem là đúng.
VD: Đoạn 1: Chia đào/ Quà của ông.
Đoạn 2: Chuyện của Xuân/ Xuân làm gì với quả đào.
Đoạn 3: Chuyện của Vân...
* Kể từng đoạn của câu chuyện:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV kể mẫu đoạn 1.
- Cho HS chia nhóm 4 HS tập kể 4 đoạn.
- Từng nhóm lên thi kể.
* Phân vai, dựng lại truyện:
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 HS - HS trong nhóm tự phân vai dựng lại câu chuyện.
- Các nhóm lên thể hiện – GV và lớp bình chọn.
3. Củng cố, dặn dò: (1-2’)
- GV nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 9 tháng 4 năm 2008
Tập đọc:
Cây đa quê hương
I.Mục đích yêu cầu:
1. Rèn đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.
- Đọc giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ gợi tả.
2. Rèn đọc hiểu:
- Từ ngữ: Thơ ấu, cổ kính, lững thững.
- Nội dung: Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương - thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây đa, với quê hương.
II.Đồ dùng: Tranh SGK
III.Các hoạt động day học:
1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’) HS đọc bài: Những quả đào
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1’)
b. Luyện đọc đúng: (15-17’)
- GV đọc mẫu - Lớp đọc thầm SGK
- GV chia đoạn
* Đoạn 1: Từ đầu đến “đang cười, đang nói”
- Câu 1: Đọc đúng: Nghìn năm, gắn liền.
- Câu cuối: Ngắt hơi đúng.
- Từ ngữ: thơ ấu, chót vót, cổ kính, ly kỳ, tưởng chừng.
- Đọc đoạn 1: Đọc với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ gợi tả.
- GV đọc mẫu đoạn 1 - HS đọc
* Đoạn 2: Còn lại
- Câu 3: Đọc đúng: Lững thững, nặng nề
- Từ ngữ: Lững thững
- Đọc đoạn 2: Đọc giọng kể tình cảm, nhẹ nhàng.
- GV đọc mẫu đoạn 2 - HS đọc
* 2HS đọc nối đoạn.
* Đọc cả bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, đôi chỗ lắng lại thể hiện sự hồi tưởng -1HS đọc bài.
c. Tìm hiểu bài: (10-12’)
- HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1:
+ Những từ ngữ nào cho thấy cây đa sống rất lâu?
(Toà cổ kính; chín, mười đứa bé ôm không xuể…)
+ Những từ ngữ nào nói lên những bộ phận của cây đa?
(Cành cây lớn hơn cột đình, ngọn chót vót, rễ cây…)
+ Hãy nói mỗi đặc điểm của mỗi bộ phận bằng một từ?
(Rễ to, thân chắc khoẻ…)
- H đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2:
+ Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
(Lúa vàng gợn sóng….)
-> Tình cảm của tác giả với cây đa, với quê hương...
d. Luyện đọc lại: (5-7’)
- GV hướng dẫn đọc cả bài: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm...
- GV đọc mẫu cả bài.
- HS thi đọc cả bài.
3. Củng cố, dặn dò: (4-6’)
- Bài tập đọc nói lên tình cảm gì của tác giả ?
- GV nhận xét giờ học.
Chính tả: (tập chép)
Những quả đào
I.Mục đích yêu cầu:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện “Những quả đào”
- Luyện viết đúng các tiếng có âm dễ lẫn s/x.
II.Đồ dùng: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (2-3’)
- Bảng con: toả, rượu, trăng
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1’) Các em đã được học bài tập đọc Những quả đào, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tập chép đúng và đẹp đoạn tóm tắt nội dung bài tập đọc này.
b. Hướng dẫn chính tả: (10-12’)
- G đọc bài viết - H theo dõi trên bảng.
- Ngoài những chữ đầu đoạn, đầu câu phải viết hoa thì trong bài còn chữ nào cần phải viết hoa nữa? Vì sao?
(Xuân, Vân, Việt. Vì là tên riêng)
- G hướng dẫn 1 số từ khó: xong, trồng, làm, dại.
- H đọc, phân tích từng tiếng.
- G ghi bảng:
xong = x + ong (âm xờ trong tiếng xong được viết bằng con chữ nào?)
trồng = tr + ông + (-) (âm trờ trong tiếng trồng được viết bằng những con chữ nào?)
..........
- H đọc lại các từ khó.
- H viết bảng con các từ.
c.Viết vở: (13-15’)
- G hướng dẫn cách trình bày: Đầu bài cách lề 4 ô. Chữ đầu tiên cách lề 1 ô.
- H ngồi đúng, cầm bút đúng tư thế.
- G gõ thước -> HS viết bài.
- G gõ thước -> HS dừng bút.
- G đọc cho HS soát lỗi.
- H soát lỗi - Chữa lỗi - Ghi số lỗi ra lề.
d. Chấm bài: (3-5’)
- G chấm 5-7 bài, nhận xét.
e. Luyện tập: (5-7’)
*Bài 2a/93:
- H làm vở (chỉ ghi những từ có tiếng cần điền).
- Chữa bài trên bảng phụ (cửa sổ, sáo, xổ lồng, sân, xồ tới, xoan).
*Bài 2b/93:
- H làm ở SGK
- G cùng H chữa bài.
3. Củng cố: (1’)
- G nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 10 tháng 4 năm 2008
Chính tả: (nghe viết)
Hoa phượng
I.Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ.
- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu x/s.
II.Đồ dùng: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (2-3’)
- Bảng con: Những, xuân, hoa, vườn
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1’) GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn chính tả: (10-12’)
- GV đọc bài viết - HS đọc thầm SGK
- Tìm các dấu câu có trong bài chính tả?
- GV ghi bảng tiếng khó -> HS đọc + phân tích: chen, bừng, lửa thẫm, nhanh, nghìn, quạt.
- GV ghi bảng:
chen = ch + en
(âm chờ trong tiếng chen được viết bằng những con chữ nào?)
bừng = b + ưng + (-)
............
- HV viết bảng con chữ khó.
c. HS viết bài: (13-15’)
- GV hướng dẫn cách trình bày bài thơ 5 chữ: Các câu thơ cách lề 3 ô.
- HS mở vở - ngồi đúng tư thế.
- GV đọc từng dòng thơ -> HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
d. Chấm bài: (3-5’)
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét.
e. Luyện tập: (5-7’)
*Bài 2/97:
a. HS làm vở -> Chữa bảng phụ (xám xịt, sà, sát, xơ xác, sầm sập, loảng xoảng, sủi bọt, xi măng)
b. HS làm SGK-> Chữa miệng (thương binh, tính toán, xinh xắn, chín, gia đình, tin yêu, kính phục)
3. Củng cố: (1-2’)
- GV nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về cây cối
Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
I.Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ về cây cối.
- Tiếp tục đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
II.Đồ dùng:
- Tranh cây ăn quả
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (3-5’)
- HS hỏi đáp câu hỏi: Để làm gì ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1’) GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28-30’)
*Bài 1 (9’) - Làm miệng
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV treo tranh cây ăn quả - HS quan sát
- Yêu cầu HS nêu tên loài cây, chỉ các bộ phận của cây ăn quả (rễ, gốc, thân, lá, hoa…)
=> GV kết luận: Cây ăn quả gồm có các bộ phận: Rễ, thân, gốc, lá, hoa, quả, hạt.
*Bài 2 (10’) - Làm miệng.
- 1 HS đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm
- GV: Những từ ngữ tả các bộ phận của cây là những từ tả hình dáng, màu sắc, đặc điểm, tính chất từng bộ phận.
- 1 HS đọc mẫu.
- HS lần lượt nêu miệng - HS, GV nhận xét, sửa từ
- GV ghi những từ đó lân bảng.
- HS đọc lại các từ tìm được trên bảng.
*Bài 3 (14’) - HS viết vở
- 1 HS đọc yêu cầu - HS đọc thầm
- HS quan sát, nêu nội dung từng tranh.
- 2 cặp HS lên hỏi và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
- HS làm vở - HS đọc bài - HS, GV nhận xét.
=> Cụm từ “Để làm gì?” dùng để hỏi mục đích của một hoạt động. Lưu ý: đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu hỏi chấm.
3. Củng cố: (4-5’)
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học
Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2008
Tập làm văn:
Đáp lời chia vui -Nghe, trả lời câu hỏi
I.Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục rèn cách đáp lời chia vui.
- HS nghe kể chuyện “ Sự tích cây hoa dạ lan hương”, nhớ và trả lời về nội dung câu chuyện.
II.Đồ dùng: Tranh SGK
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (3-5’)
- HS đọc đoạn văn tả quả măng cụt.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1-2’)
b. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28-30’)
*Bài 1/98 - Miệng (12’)
- 1 HS đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm
- Từng cặp HS lên đóng vai theo tình huống a, b, c.
- Cần khuyến khích HS nói lời chia vui và lời đáp theo những cách khác nhau.
=> Đáp lại chia vui ngắn gọn, đúng cách, lịch sự, giọng nói vui vẻ, nét mặt tươi vui.
*Bài 2/98 - Miệng (18’)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát, nêu nội dung tranh
- GV kể chuyện lần 1.
- HS đọc các câu hỏi.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa giới thiệu tranh.
- GV kể lần 3.
- GV nêu câu hỏi -> HS trả lời - HS, GV nhận xét, sửa câu.
- Từng cặp H lên hỏi và trả lời.
- 1 HS kể lại chuyện
3. Củng cố: (5-7’)
- Truyện ca ngợi điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
File đính kèm:
- tiengviet2(tuan25-29).doc