Giáo án Thể dục - Phần 3

Thể dục thực dụng là loại hình thể dục thuộc nhóm thể dục nhằm mục đích sức

khoẻ- văn hoá - xã hội. Mục đích chính của loại hình thể dục này là ứng dụng các bài tập

thể dục vào đời sống, lao động sản xuất, chiến đấu và phòng chống, chữa một số bệnh về

cơ khớp và bệnh mãn tính.

Căn cứ vào mục đích ứng dụng người ta phân thể dục thực dụng thành một số loại

sau: Thể dục thực dụng quân sự, Thể dục lao động, Thể dục vệ sinh, Thể dục bổ trợ Thể

thao, Thể dục chữa bệnh, Thể dục dưỡng sinh.

Nội dung chính của loại hình Thể dục này là các bài tập phát triển chung và các bài

tập được rút ra từ các môn Thể thao khác nhau, được vận dụng một cách khoa học và phù

hợp với nhiệm vụ và đối tượng cụ thể.

Ví dụ: Đối với các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang là các bài tập đội hình đội ngũ, các

bài tập đi, chạy nhảy, ném, leo trèo, bò toài, các bài tập vượt chướng ngại vật,

các bài tập mang vác và các kĩ năng chiến đấu

Đối với vận động viên các môn Thể thao là các bài tập nhằm phát triển các tiền đề

thành tích cho các môn thể thao như : Phát triển các tố chất thể lực, năng lực phối hợp

vận động, năng lực mềm dẻo và rèn luyện các phẩm chất tâm lý chuyên môn cần thiết.

~ ³Ngoài ra nó còn góp phần xúc tiến nhanh quá trình hồi phục cho vận động viên sau các

cuộc thi đấu hoặc sau các buổi tập có lượng vận động lớn. Đề phòng và chống cong vẹo

cốt sống cho học sinh, làm các bài tập rèn luyện tư thế đúng, các bài tập gập, duỗi, kéo

giãn và thả lỏng cột sống.

 

pdf61 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Thể dục - Phần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình khối dọc có cấu trúc 5 hàng dọc trở lên. Về mật độ, giãn cách có thể thu hẹp cả chiều ngang lẫn chiều dọc hoặc chỉ cần thu hẹp chiều ngang. Sự biến hoá trên tạo ra khoảng cách rõ rệt giữa các luống, khối. 3. Đội hình luống ngang và khối ngang: Đội hình luống ngang, khối gang có trục ngang dài hơn trục dọc. Đội hình luống ngang có cấu trúc từ 2 - 4 hàng ngang. Đội hình khối ngang có cấu trúc từ 5 - 10 hàng ngang.Về cự li giãn cách có thể thu hẹp lại hoặc thu hẹp trục dọc để tạo khoảng cách rõ ràng giữa các luống, khối. Các đội hình luống, khối dọc và ngang rất thuận lợi trong biến hoá thành hình ô vuông, hình thoi, hình tròn, đường cong, đường lượn, đường gấp khúc, cung tròn, xếp số, xếp chữ hoặc đan chéo, xen kẽ 4. Đội hình ô Đội hình ô là đội hình mà các cá nhân được sắp xếp theo một trật tự nhất định trên phạm vi, chu vi của nó. Ví dụ: Ô hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi. Có thểxếp một lớp (ô đơn ) hoặc 2 lớp (ô kép) hoặc 3 lớpViệc xếp đội hình ô phải dựa vào kích thước chu vi của ô, số lượng người. Chú ý đến mật độ và tổng số đội hình trên sân biểu diễn. Từ đội hình ô có thể biến hoá một cách thuận lợi sang đội hình khác. Ví dụ: Từ đội hình ô vuông kép có thể biến hoá thành đội hình ô tròn hình thoi, hình hoa, hình ngôi sao hoặc thành luống, khối, cột, đường chéo, đường lượn, đường thẳng giao nhau, hoặc thành số, chữ 5. Đội hình hỗn hợp Đội hình hỗn hợp là đội hình mà cùng một lúc xuất hiện nhiều hình có cấu trúc khác nhau tên sân biểu diễn.Thường đội hình hỗn hợp xuất hiện ở phần cuối của bài đồng diễn (cao trào) nhằm thể hiện tính tư tưởng, tính nghệ thuật, kĩ năng phối hợp các phương tiện bổ sung như giá, tháp, biểu tượngSự biến hoá, di chuyển nhanh, trật tự, không gây cản trở hoặc che khuất lẫn nhau. Khi vận chuyển phương tiện bổ sung, cần có thủ pháp kín đáo, gây được bất ngờ, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn đối với người xem. 6. Đội hình vào sân và ra sân * Đội hình vào sân: Là một nội dung trình diễn, do đó cần gây ấn tượng tốt cho người xem. Có nhiều hình thức vào sân. Cần căn cứ thực tế sân bãi, nội dung bài đồng diễn, số lượng người tham gia đồng diễn, màu sắc trang phụcđể chọn phương án vào sân hợp lý. - Vào sân có thể từ một chiều hoặc nhiều hướng. - Có thể cùng một lúc hoặc lần lượt các bộ phận biểu diễn vào sân. - Hình thức vận động vào sân có thể đi đều, chạy đều hoặc đi thường. - Cố gắng lựa chọn phương án vào sân độc đáo , có yếu tố bất ngờ. * Đội hình ra sân (kết thúc): Ra sân cũng là một nội dung trình diễn.Thông thường, các hoạt động rút ra sân được thưc hiện bằng di chuyển nhanh theo một hướng hoặc nhiều hướng. Đối với các hợp cảnh lớn, cần nghiên cứu ra sân từng đơn vị, có sự yểm trợ của bộ phận tiếp tục biểu diễn nhằm thu hút sự chú ý của khán giả. Có thể màn đồng diễn không có hoạt động ra sân, nếu là phần cuối của chương trình bế mạc lễ hội. Ra sân hoặc kết thúc cần gây ấn tượng tốt đẹp và sự lưu luyến của khán giả. 7. Phương pháp thiết kế đội hình trong đồng diễn (Đơn vị cơ bản, hướng, trục, điểm đặt, kích thước) Mọi thiết kế trên bản vẽ đều phải được thể hiện trên sân biểu diễn bằng các ký hiệu, định vị chuẩn. Phân chia khu vực trên diện tích sân biểu diễn.Thông thường, các sân biểu diễn thường có hình chữ nhật. Để thuận lợi cho sự phân bố hoạt động trên sân, ta quy ước như sau: - 1, 2, 3, 4 là số thứ tự của góc sân. - Tâm sân biểu diễn. - a,b,c,d là các biên sân. - A, B là trục dọc giữa sân, chia đôi sân thành 2 nửa trái và phải. - C, D là trục ngang giữa sân, chia đôi sân thành 2 nửa trên và dưới. - Trục ngang và trục dọc giao nhau, chia sân thành 4 khu vực bằng nhau (I,II,III,IV) IV. Động tác trong đồng diễn thể dục Động tác trong đồng diễn thể dục là nội dung biểu diễn chủ yếu, là hình thức diễn tả chủ đề. Sự cách điệu những bài tập, động tác thể dục thể thao là cơ sở chọn lựa động tác trong đồng diễn thể dục. Khi biên soạn động tác đồng diễn, điều quan trọng nhất là động tác mang tính chất thể dục thể thao phù hợp với đối tượng biểu diễn. - Đối với lứa tuổi mẫu giáo - nhi đồng động tác hồn nhiên, ngay thơ. - Đối với thanh nữ - động tác mềm mại, tính nhịp điệu, nghệ thuật cao. - Đối với thanh niên - động tác mạnh mẽ, thể hiện trình độ thể lực và ý chí. Ngoài ra trong biên soạn động tác đồng diễn, cần thực hiện tốt những yêu cầu sau: + Động tác thể hiện phong cách biểu diễn thể dục thể thao: Biên độ lớn, nhịp điệu rõ ràng. + Động tác sinh động, có tính mô phỏng. Sự biến hoá đa dạng và rõ ràng- thể hiện trong động tác đối xứng, lệch pha, sự thay đổi mật độ, hướng trục. + Có sự chuyển tiếp tự nhiên giưã các động tác trong bài đồng diễn, hạn chế động tác dừng lâu để chuẩn bị. + Lưu ý yêu cầu thẩm mỹ, khi quan sát động tác biểu diễn từ các cự ly (xa, gần), các góc độ khác nhau (các phía, từ trên cao nhìn chếch xuống). + Số lượng và độ khó động tác phù hợp với đối tượng biểu diễn. + Động tác có thể góp phần làm thay đổi màu sắc trên sân. + Trong thiết kế sân bãi, sáng tác động tác, phải phân biệt sự khác nhau giữa hướng, trục sân biểu diễn với hướng, trục cơ thể. Trên bản vẽ phải dùng ký hiệu để chỉ hướng, trục hoạt động của động tác. 1. Đặc điểm động tác đồng diễn thể dục Động tác trong đồng diễn thể dục có cấu trúc giống như các động tác thể dục nhưng được sắp xếp theo trình tự thể hiện cốt truyện của chủ đề. Động tác trong đồng diễn thể dục là phương tiện biểu diễn, giáo dục và tuyên truyền chính trị, cho nên động tác đồng diễn thể dục còn mang đặc điểm xã hội. Bản chất xã hội định ra đặc điểm xã hội các động tác đồng diễn. Động tác đồng diễn thể dục thể hiện cuộc sống và đặc điểm văn hoá nghệ thuật của xã hội . 2. Tính phối hợp trong động tác đồng diễn Thể dục Đồng diễn thể dục là hoạt động biểu diễn tập thể, các hình ảnh tạo dựng trên sân do sự phối hợp chỗt chẽ các động tác của người biểu diễn. Sự phối hợp động tác có thể được quy định trong từng đội hình, từng bộ phận biểu diễn. Nếu đội hình có nhiều vòng, nhiều lớp thì mỗi vòng, lớp, động tác được quy định để trong khi phối hợp, tạo dựng được các hình ảnh sinh động. Trong biên soạn, cần lựa chọn các động tác đẹp, nhưng dễ phối hợp và có quy ước chỗt chẽ. Sự phố hợp động tác không dừng ở quy định thống nhất động tác trên nền nhạc, mà có thểthực hiện lần lượt trên nền nhạc( hoạt động tạo sóng) 3. Nhịp độ động tác trong đồng diễn thể dục Nhịp độ là nhịp điệu và cường độ thực hiện động tác biểu diễn Nhịp độ biểu diễn thay đổi để phù hợp với chủ đề và nội dung cốt truyện. Nhịp độ biểu diễn phù hợp với phong cách biểu diễn của đối tượng (lứa tuổi, giới tính). Nhịp điệu biểu diễn phù hợp với nền nhạc, theo xu hướng hiện đại, thường rất nhanh, do đó đòi hỏi kĩ năng biểu diễn rất cao. V. Âm nhạc- trang phục - đạo cụ - nền phông trong đồng diễn thể dục 1. Trang phục trong đồng diễn thể dục Trang phục thể hiện truyền thống văn hoá dân tộc. Trang phục trong đồng diễn thể dục thể hiện ở 2 nội dung: kiểu cách trang phục và màu sắc trang phục. Cơ sở xác định trang phục là tính tư tưởng của chủ đề. Đồng thời cần nghiên cứu tìm hiểu đặc trưng văn hoá, trang phục truyền thống dân tộc. Đối tượng biểu diễn cũng là cơ sở để xác định trang phục. cần lựa chọn kiểu cách, màu sắc phù hợp với lứa tuổi và giới tính, đồng thời phù hợp với thời tiết (mùa hè, mùa đông). Chất liệu vải phải có độ chun giãn nhất định.Trong trang phục cần lưu ý những vấn đề sau: - Biểu diễn ban đêm- cần xác định ánh sáng và độ chiếu sáng để lựa chọn trang phục. - Màu sắc trang phục phải tương phản với màu sắc sân bãi. - Trang phục có thể phân bố nhiều màu sắc khác nhau (có ý tương phản ở các phía trước - sau, trên - dưới). - Màu sắc trang phục tương trưng cho mỗi nghành nghề (màu trắng tương trưng cho ngành Y, màu xanh tượng trưng cho công nhân, màu cỏ úa của áo trấn thủ tượng trưng cho người lính thời chống pháp, màu áo rằn ri tượng trưng cho lính đặc công thời chống Mỹ. 2. Âm nhạc trong đồng diễn thể dục Âm nhạc trong đồng diễn thể dục làm tăng giá trị tư tưởng của chủ đề, âm nhạc không chỉ đóng vai trò phối hợp, mà còn có nhiệm vụ điều khiển nhịp độ biểu diễn và chỉ huy các hoạt động biểu diễn trên sân. Phương pháp xác định âm nhạc bao gồm: - Xác định nền nhạc thông qua chủ đề tư tưởng của bài đồng diễn. - Xác định nền nhạc thông qua nhịp độ biểu diễn và tính chất diễn tả của động tác. - Nền nhạc thể hiện đặc trưng tính chất văn hoá dân tộc và truyền thống lễ hội. - Nền nhạc phù hợp với trình độ biểu diễn của người tập. - Nền nhạc thể hiện tính đa dạng của âm nhạc(nhịp độ- tiết tấu). Với các đội hình khác nhau, các phần biểu diễn khác nhau- các bản nhạc cũng phải thay đổi nhịp độ, tiết tấu và đòi hỏi sự thay đổi sử dụng nhạc cụ và nếu cần thiết có thể sử dụng cả thơ, đơn ca, đồng ca - Tác giả biên soạn đồng diễn thể dục tạo điều kiện tối ưu để nhạc sỹ nắm được kết cấu bài đồng diễn và ý định thể hiện trong từng phần biểu diễn, đồng thời tác giả biên soạn cũng hiểu biết nhất định về âm nhạc. 3. Đạo cụ trong đồng diễn Thể dục Đạo cụ là những dụng cụ cho người tham gia biểu diễn như vòng, gậy, lụa, sào , chuỳ, nón ,quạtĐạo cụ trang bị cho cá nhân hoặc trang bị cho tập thể , nhóm Nhiệm vụ - Bạn hãy đọc các thông tin: + Lịch sử đồng diễn thể dục. + Nguyên tắc biên soạn đồng diễn thể dục. + Đội hình đồng diễn thể dục. + Động tác trong đồng diễn thể dục. + Âm nhạc- trang phục- đạo cụ - nền phông trong đồng diễn thể dục. - Cả lớp nghe giáo viên giảng. - Thảo luận theo nhóm. - Các nhóm cử 1-2 sinh viên báo cáo kết quả thảo luận. Cả lớp góp ý kiến đánh giá kết quả thảo luận. Giáo viên trả lời những thắc mắc trong thảo luận. Đánh giá hoạt động 4 - Bạn hiểu thế nào là thể dục đồng diễn? - Động tác và đội hình trong đồng diễn thể dục có liên quan như thế nào khi thể hiện chủ đề? - Bạn hãy soạn một màn đồng diễn cấp cơ sở ? " /

File đính kèm:

  • pdfThe ducP3pdf.pdf
Giáo án liên quan