Giáo án Thể dục Lớp 8 - Tuần 1 đến Tuần 4

I. Mục tiêu hoạt động:

- Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về giá trị các di sản văn hoá của địa phương, đất nước.

- Có thái độ tôn trọng và quan tâm tới việc bảo vệ các di sản văn hoá của nước ta.

- Đưa ra được những sáng kiến trong việc góp phần bảo tồn di sản văn hoá, có kĩ năng phân tích và đánh giá các giá trị của di sản văn hoá đó.

II. Công tác chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tìm hiểu một số thông tin về di sản văn hoá, vật thể và phi vật thể của địa phương, của đất nước, và của thế giới để biết và cùng tham gia hoạt động cùng với sinh.

- Gợi ý cho học sinh lựa chọn các di sản văn hoá, vật thể và phi vật thể gần gũi, khuyến khích tìm hiểu rộng rãi hơn.

- Xây dựng một số câu hỏi về di sản văn hoá.

2. Học sinh:

-Từng tổ phân công nhau tìm hiểu, lựa chọn thông tin về các di sản văn hoá.

- Một tổ cử một đại diện trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình bằng một bài thuyết trình, album, tranh, ảnh, đồ di sản văn hoá

- Cán bộ lớp bàn bạc và xác định hình thức tổ chức, thời gian là 45 phút.

- Chuẩn bị trang trí lớp.

III. Tổ chức hoạt động:

- Nên để học sinh chủ động lựa chọn hình thức hoạt động, GVCN chỉ tham gia ý kiến và bổ sung.

 * Sau đây là một số cách tiến hành hoạt động:

- Các tổ trưởng trình bày kết quả hoạt động sưu tầm của mỗi tổ theo vị trí đã được phân công, cử đại diện thuyết minh.

- Các tổ khác đặt câu hỏi để “ báo cáo viên” trong tổ giải quyết.

- Lần lượt các tổ khác trình bày, lớp tranh luận để thống nhất về: khái niệm di sản, di sản văn hoá, các giá trị của di sản, một số điều luật dân số Việt Nam.

 * GVCN tổng hợp các ý kiến, rút ra nội dung để khắc sâu hiểu biết cho học sinh.

IV. Kết thúc hoạt động:

- Cán bộ lớp biểu dương sự cố gắng của các tổ, nhóm đã sưu tầm được những di sản văn hoá quí giá, tạo điều kiện để mọi người hiểu biết hơn về di sản văn hoá.

- Nêu phương pháp hoạt động tiếp theo.

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 8 - Tuần 1 đến Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hoạt động: Giúp học sinh nhận thức được vấn đề hoà bình cần thiết phải được duy trì như thế nào? Cần chống chiến tranh, có thái độ yêu hoà bình, ghét chiến tranh. Biết cách hợp tác, đoàn kết. II. Tổ chức chuẩn bị hoạt động: * Giáo viên: - Nêu yêu cầu, mục đích của hoạt động cho học sinh toàn lớp biết. Đồng thời giao nhiệm vụ cán bộ lớp suy nghĩ, thiết kế hoạt động trao đổi với GVCN để thống nhất kế hoạch hoạt động. - Liên hệ với giáo viên bộ môn lịch sử, giáo dục công dân để giúp học sinh xây dựng nội dung hoạt độnh cho phù hợp với thời gian. * Học sinh: - Cán bộ lớp và chi đoàn cùng trao đổi chủan bị hoạt động. - Phổ biến và yêu cầu từng tổ, từng cá nhân suy nghĩ và tự lập ra một danh sách các từ, câu có liên quan đến hoà bình để tham gia vào trò chơi. + VD: Tìm 2 từ trái nghĩa với hoà bình trên ô chữ sau, biết rằng 2 ô chữ giao nhau bằng chữ T theo mô hình sau: + Đáp án: - Hàng ngang: chiến tranh. - Hang dọc : thù địch - Cử người dẫn chương trình. - Chuẩn bị một số phần thưởng. III. Tổ chức hoạt động: - Bắt đầu bằng một bài hát ca ngợi hoà bình. - Người dẫn chương trình phổ biến cách thực hiện hoạt động vui chơi, giải trí này. - 2 học sinh lên bảng: lập danh sách các từ đồng nghĩa với hoà bình, một bạn lập danh sách các từ trai nghĩa với hoà bình. - Người dẫn chương trình mời khán giả bổ sung. - Phát phiếu sinh hoạt. - Cử một đại dịen lên trình bày ô chữ, lớp nhận xét, đánh giá xem ô nào là hợp lí nhất. - Trao phần thưởng. IV. Kết thúc hoạt động: Nhận xét chung về kết quả hoạt đạt được sau buổi hoạt động. Hỏi ý kiến toàn lớp về tác dụng của hoạt động và kiến nghị cho hoạt động tiếp theo; Tuần: 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề hoà bình, hữu nghị và hợp tác. I.Mục tiêu hoạt động: - Giúp học sinh nâng cao nhận thức về vấn đề hoà bình, hữu nghị và hợp tác, giá trị của vấn đề này trong việc duy trì và phát triển tính bền vững của một xã hội, cộng đồng và của mỗi gia đình. - Biết cách thể hiện tinh thần hoà bình bằng những hành vi, hành động cụ thể trong quan hệ hằng ngày. - Có thái độ phê phán với những biểu hiện thiếu thiện chí, thuếu xây dựng trong quan hệ hằng ngày. II. Công tác chuẩn bị: * Giáo viên: - Gợi ý nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động cho đội ngũ cán bộ lớp. Yêu cầu các em cùng bàn bạc và thiết kế hình thức hoạt động phù hợp có tác dụng giáo duc tốt. - Giáo viên xem xét thiết kế của học sinh và góp ý cho các em để có một chương trình hoạt động bổ ích và lý thú. * Học sinh: - Từng học sinh chuẩn bị ý kiến, đóng góp, cử người dẫn chương trình. - Cử thư kí ghi chép. - Các công việc chuẩn bị khác. IV. Kết thúc hoạt động: - Thùng phiếu đánh giá để kiểm tra mật độ hiểu biết của học sinh. 1) Bạn biểu thế nào là hoà bình? 2) Hãy nêu một vài ý nghĩa của vấn đề hoà bình trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay? 3) Theo bạn, hoà bình và hợp tác với nhau sẽ có tác dụng như thế nào cho sự phát triển xã hội? ***** Tuần: 3 Hoạt động 3: Những thông tin thời sự I.Mục tiêu hoạt động: - Phát triển nhu cầu nắm bắt những thăng trầm của địa phương, đất nước và thế giới của học sinh. - Có ý thức theo dõi tình hình thời sự để bổ sung cho vốn hiểu bíet của mình, đắc biệt trong vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Có khả năng thu nhập thông tin. II. Công tác chuẩn bị: GVCn thực hiện một số viêjc sau đây: - Thông báo cho lớp biết về nội dung sinh hoạt sắp tới, yêu cầu mọi học sinh chú ý nghe và điều cần thiết phải nắm để làm tư liệu cho hoạt động khác. - Đề nghị lớp trưởng và các tổ trưởng quản lí chặt sỉ số của tổ mình, của lớp và nề nếp, kỉ luật trật tự khi nghe báo cáo. - Học sinh chuẩn bị sổ sách để ghi chép lại những tin cần thiết. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động theo kế hoạch nhà trường nên toàn bộ việc điều khiển do Ban Chấp Hành thực hiện. IV. Kết thúc hoạt động: - GVCN choát lại vài nét thông tin cần thiết. Tuần: 4 Hoạt động 4: Tọa đàm “ Hãy hợp tác cùng nhau” I.Mục tiêu hoạt động - Học sinh hiểu được tính cần thiết của sự hợp tác và hội nhập trong cuộc sống hàng ngày ở nhà trường, trong gia đình và ngoài cộng đồng dân cư. - Có thái độ tích cực ủng hộ sự hợp tác, đấu tranh với những biểu hiện thiếu tính xây dựng trong quan hệ công việc và quan hệ con người với nhau. II. Công tác chuẩn bị: * Giáo viên: - Xây dựng hệ thống vấn đề hay một số câu hỏi để tiến hành trao đổi, toạ đàm. - Có thể mời giáo viên giáo dục công dân cùng hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng nội dung, chủ đề cuộc toạ đàm. - Lựa chọn học sinh có khả năng điều khiển toạ đàm. * Học sinh: - Từng cá nhân suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến. - Chọn học sinh tiêu biểu, có khả năng điều khiển toạ đàm. - Chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ. - Trang trí lớp. III. Tổ chức hoạt động: - Có thể kê bàn, ghế theo hình chữ U hoặc hình tròn - GVCN nêu vắn tắt một vài yêu cầu cần phải đạt sau cuộc toạ đàm; động viên học sinh tích cực tham gia ý kiến. - Lớp trưởng sẽ trình bày ngắn gọn bài viết của mình. - Người điều khiển mời lần lượt các ý kiến tranh luận. - Xen kẽ là một vài hình thức hoạt động vui nhộn, giải trí. - Trong qua trình toạ đàm: GVCN hoặc đại diện được mời cùng tham gia ý kiến với học sinh, tạo không khí giao lưu để hiểu nhau hơn. IV. Kết thúc hoạt động: - Người điều khiển mời GVCN phát biểu ý kiến. - Nhận xét chung về kết quả của cuộc toạ đàm. Tháng 5: CHỦ ĐỀ “ THANH NIÊN VỚI BÁC HỒ” Tuần: 1 Hoạt động 1: Công Lao Của Bác Hồ Đối Với Dân Tộc I.Mục tiêu hoạt động: - Học sinh nhận thức rõ công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc nói chung, với thế hệ trẻ nói riêng. - Tự hào, kính trọng và biết ơn những đóng góp vĩ đại của Bác cho dân tộc. - Tích cữ rèn luyện, học tập và tu dưỡng để đạt được những kết quả tốt, thực hiện đúng lời di chúc thiêng liêng của Bác Hồ. II. Công tác chuẩn bị: * Giáo viên: Chuẩn bị một số câu hỏi: - Bạn hiểu gì về công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tôc? Hãy cho ví dụ cụ thể? - Bạn đã được học nhiều bài học về Bác Hồ, hãy nói cho các bạn trong lớp cùng biết về cuộc đời và sự nghiệp của Bác? - Bạn hãy kể một câu chuyện nói về tình cảm của Bác với thế hệ trẻ? - Bác đã ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Hoàn cảnh đất nước ta lúc đó như thế nào? vvvv * Học sinh: - Từng tổ phân công nhau sưu tầm tư liệu, tài liệu liên quan đến nội dung hoạt động mà giáo viên đã yêu cầu để chuẩn bị ý kiến cho cuộc trao đổi. - Xây dựng chương trình buổi trao đổi; cử người điều khiển chương trình; cử thư kí ghi chép. - Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ kính yêu. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động thứ nhất: toạ đàm về công lao của Bác - Người điều khiển chương trình hướng dẫn lớp toạ đàm theo một số câu hỏi hay vấn đề mà giáo viên đã xây dựng. - Đại diện các tổ trình bày ý kiến của mình. Khi trình bày nên giới thiệu một vài tư liệu đã sưu tầm được để minh hoạ. - Các thành viên trong lớp tham gia bổ sung ý kiến theo cách hiểu của bản thân về công lao của Bác, về tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ. - Giáo viên phát biểu ý kiến của mình hoặc có thể tổng hợp ý kiến của học sinh và nêu lên một số diểm cơ bản để các em khắc sâu trong tình cảm và nhận thức của mình. * Hoạt động thứ 2: Vui văn nghệ IV. Kết thúc hoạt động: - Người điều khiển nhận xét chungvề ý thức tham gia; đồng thời cũng chỉ ra cụ thể từng cá nhân, nhóm, tổ nhiều ý kiến hay, có chất lượng - Nhắc nhở lớp chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo Tuần: 2 Hoạt động 2: Những Bài Ca Dâng Bác I.Mục tiêu hoạt động: - Học sinh hiểu được cách tổ chức và điều khiển mổ chương trình văn nghệ của tập thể lớp phù hợp điều kiện và khả năng của mình. - Tăng thêm lòng tự hào, tình cảm kính trọng và biết ơn Bác Hồ vĩ đại. - Có ý thức tích cực và sẵn sàng tham gia vào phong tào văn hoá, văn nghệ của lớp, của trường. II. Công tác chuẩn bị: * Giáo viên: - Phổ biến mục đích, yêu cầu của hoạt động, để định hướng cho học sinh chuẩn bị. - Giao cho đội ngủ cán bộ lớp thiết kế chương trình hoạt động nội dung hoạt động. * Học sinh: Cán bộ lớp bàn về hình thức của hoạt động, số lượng các tiết mục, xây dựng chương trình biểu diễn. - Hình thức hoạt động ở đây có thể là biểu biễn văn nghệ, trò chơi âm nhạc. - Giao cho mỗi tổ chuẩn bị từ 4-5 tiết mục văn nghệ với các thể loại khác nhau. - Cử ban giám khảo. - Chuẩn bị hoá trang. III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ (20’). * Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc. IV. Kết thúc hoạt động: - Cán bộ lớp biểu dương đội có số điểm cao nhất. - Nhận xét chung. Tuần: 3, 4 Hoạt động 3: Lời Bác Dạy Thanh Niên I.Mục tiêu hoạt động: - Hiểu được lời dạy của Bác đối với thanh niên. Thanh niên phai có tính tiên phong; ý chí vượt khó trong đời sống hàng ngày, có quyết tâm cao thì khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. - Biết thể hiện lòng quyết tâm vươn lên trong học tập và rèn luyện hàng ngày. - Kính trọng và ghi nhớ lời dạy của Bác. II. Công tác tổ chức: * Giáo viên: - Gợi ý một vài lời dạy của Bác dành cho thanh niên để học sinh tìm hiểu, suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại cuộc toạ đàm. - Chuẩn bị một số đáp án để giải thích, làm rõ thêm những ý kiến trình bày của học sinh. - Giao cho ban chấp hành chi đoàn chủ trì cuộc toạ đàm (có sự phối hợp của cán bộ lớp). * Học sinh: - Ban chấp hành chi Đoàn cùng với cán bộ lớp chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận chương trình cuộc toạ đàm, mời GVCN cùng tham gia điều khiển chương trình. - Mỗi người đều phải chuẩn bị ý kiến. - Cử học sinh có thành tích học tập tốt chuẩn bị trình bày kinh nghiệm học tập. - Cử thư kí ghi chép. - Chuẩn bị khẩu hiệu có ghi lời dạy của Bác. - Chuẩn bị tiết mục văn nghệ. III. Tổ chức hoạt động: Tiết 1: Hoạt động 1: Vị trí, vai trò thanh niên trong xã hội. Hoạt động 2: Học tập là nhiệm vụ chính của thanh niên, học sinh. Tiết 2: Hoạt động 1: Trách nhiệm của thanh niên, học sinh. Hoạt động 2: Vui văn nghệ. IV.Kết thúc hoạt động: Đại diện ban chấp hành chi Đoàn nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, khái quát một số nội dung cơ bản đã trao đổi. Nói lời chúc cuối năm học

File đính kèm:

  • docgiao an NGLL.doc