Giáo án Thể dục Lớp 6 - Bài 26: Vẽ theo mẫu giới thiệu tỉ lệ cơ thể người

I/ Mục tiêu bài học:

1/ Kiến thức:Giúp hs biết sơ lược về cơ thể người

2/ Kỹ năng: Biết vẽ được đúng các tỉ lệ của cơ thể người

3/ Thái độ: Hiểu vẻ đẹp cân đối của cơ thể người

II/ Chuẩn bị:

1/Đồ dùng dạy học:

Giáo viên:

 Sưu tầm tranh, ảnh toàn thân: trẻ em, thiếu nhi, thanh niên.

Hình gợi ý cách vẽ tỉ lệ cơ thể người

Học sinh:

Giấy vẽ, chì, tẩy.

2/Phương pháp dạy học:

Phương pháp trực quan,

Phương pháp thuyết trình,

Phương pháp vấn đáp

 

III/ Tiến trình dậy học:

 1. Ổn định lớp (1’)

 2. Kiểm tra bài cũ và đồ dùng học tập: (2’)

 3. Giới thiệu bài mới:(1’)

Để vẽ được một cơ thể người cho đúng, cho đẹp và thuận mắt thì chúng ta cần phải nghiên cứu kĩ về tỉ lệ của cơ thể chúng ta, vậy hôm nay lớp chúng ta sẽ bước vào học bài mới giới thiệu về tỉ lệ của cơ thể người.

 

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 6 - Bài 26: Vẽ theo mẫu giới thiệu tỉ lệ cơ thể người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MỸ THUẬT8 BÀI 26: VẼ THEO MẪU GIỚI THIỆU TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI Ngày soạn: Ngày dạy Bài 26:VẼ THEO MẪU GIỚI THIỆU TỈ LỆ CỦA CƠ THỂ NGƯỜI I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức:Giúp hs biết sơ lược về cơ thể người 2/ Kỹ năng: Biết vẽ được đúng các tỉ lệ của cơ thể người 3/ Thái độ: Hiểu vẻ đẹp cân đối của cơ thể người II/ Chuẩn bị: 1/Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Sưu tầm tranh, ảnh toàn thân: trẻ em, thiếu nhi, thanh niên... Hình gợi ý cách vẽ tỉ lệ cơ thể người Học sinh: Giấy vẽ, chì, tẩy... 2/Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan, Phương pháp thuyết trình, Phương pháp vấn đáp III/ Tiến trình dậy học: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ và đồ dùng học tập: (2’) 3. Giới thiệu bài mới:(1’) Để vẽ được một cơ thể người cho đúng, cho đẹp và thuận mắt thì chúng ta cần phải nghiên cứu kĩ về tỉ lệ của cơ thể chúng ta, vậy hôm nay lớp chúng ta sẽ bước vào học bài mới giới thiệu về tỉ lệ của cơ thể người. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 10’ 6’ 18’ 4’ Hoạt động 1:Quan sát nhận xét: -Khi vẽ tranh để có một dạng người thật đúng và đẹp thì chúng ta phải tìm hiểu tỉ lệ cơ thể người, người già thì tỉ lệ như thế nào, người trưởng thành thì tỉ lệ như thế nào và trẻ em thì tỉ lệ như thế nào? -Và khi vẽ người, người ta thường lấy chiều dài của bộ phận gì làm đơn vị chuẩn? - Bây giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cơ thể trẻ em. (gv ghi bảng) A / Tỉ lệ cơ thể trẻ em. - GV treo GCTQ. - Như cô đã giới thiệu thì để xác định tỉ lệ cơ thể trẻ em thì người ta cũng lấy chiều dài đỉnh đầu làm đơn vị chuẩn để xác định tỉ lệ cơ thể trẻ em. - Các em nhìn lên bảng cô sẽ hướng dẫn các em cách xác định tỉ lệ các bộ phận cơ thể của trẻ em. Như vậy ở đây chiều dài của đỉnh đầu được giới hạn bởi điểm từ đỉnh đầu tới cằm và như thế chúng ta có thể xác định đầu thứ 2 của trẻ sơ sinh là từ cằm đến rốn, đầu thứ 3 là từ rốn đến gối và điểm từ gối đến bàn chân của trẻ sơ sinh bằng 1/2 đầu. Do đó có thể nói tỉ lệ trẻ sơ sinh bằng 3,5 đầu. - GV ghi bảng: trẻ sơ sinh 3,5 đầu. - Vậy bây giờ em nào có thể cho cô biêt tỉ lệ cơ trẻ em 1 tuổi tương ứng bao nhiêu đầu? - Và tỉ lệ cơ thể trẻ em lúc 4 tuổi thì tương ứng mấy đầu? Gv nhắc lại và ghi bảng :trẻ em 4 tuổi : 4,5 đầu. - Bây giờ em nào cho cô biết đầu thứ 2 của trẻ sơ sinh có gì khác so với đầu thứ 2 của trẻ 1 tuổi và trẻ 4 tuổi? Hs trả lời, gv nhắc lại: ở đây đầu thứ hai của trẻ sơ sinh là đến rốn, còn trẻ 1 tuổi thì trên rốn và trẻ 4 tuổi là giữa ngực và rốn. - Qua những điểm mà cô trò chúng ta vừa phân tích xong, em nào có thể rút ra được kết luận gì? - GV ghi phần kết luận trên bảng - Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu tỉ lệ cơ thể người trưởng thành ?(gv ghi bảng) B/ Tỉ lệ cơ thể người trưởng thành: - Cách xác định tỉ lệ chiều cao của cơ thể người trưởng thành cũng tương tự như cách xác định tỉ lệ cơ thể trẻ em mà cô đã hướng dẫn phần A. - Vậy em nào cho cô biết chiều cao của người 9 tuổi tương ứng với mấy đầu, 16 tuổi mấy đầu, người trưởng thành thì mấy đầu? Gv nhắc lại - Em nào có thể cho cô biết đầu thứ 2 của người 9 tuổi có gì khác so với đầu thứ 2 của người 16 tuổi? Đúng rồi,tương tự như phần xác định tỉ lệ cơ thể trẻ em,chúng ta cũng có thể khẳng định tỉ lệ chiều cao của người trưởng thành thay đổi theo từng độ tuổi và cứ như thế cho đến lúc trưởng thành thì tỉ lệ cơ thể mới được xem là chuẩn. - GV ghi bảng: cơ thể chia làm 3 mẫu người. + Người cao: khoảng 7 đến 7,5 đầu + Người tầm thấp: khoảng 6,5 đến 7 đầu. + Người thấp: khoảng 6 đầu Tuy nhiên con người không phải khi nào cũng theo 1 tỉ lệ chuẩn mà có người thì quá cao, thậm chí có người quá thấp.Chính vì thế khi các em vẽ thì cần phải linh động điều chỉnh tỉ lệ đầu tương ứng với cơ thể người để chính xác với với đối tượng mà các em muốn vẽ chứ không nên vẽ máy móc theo công thức - GV kết luận và ghi bảng. Bây giờ chúng ta sang phần II là: cách vẽ: Hoạt động 2: Cách vẽ - Để xác định tỉ lệ các bộ phận trong cơ thể người, các em có thể sử dụng que đo và bằng cách ước lượng bằng mắt thì các em sẽ xác định được tỉ lệ của đầu và trên cơ sở tỉ lệ của đầu đã có các em hãy tiếp tục xác định các bộ phận còn lại trong cơ thể xem chiều cao cơ thể người đó tương ứng với bao nhiêu đầu. - Bây giờ chúng ta đi qua phần III là bài tập. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài: - GV gợi ý học sinh làm bài theo các bước cô đã hướng dẫn - GV đi từng bàn góp ý và hướng dẫn cho hs Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập: - Các em dừng bút, cô trò mình sẽ nhận xét bài của một số bạn để chúng ta khắc phục và rút ra kinh nghiệm cho những bài sau: - Yêu cầu hs nhận xét về bố cục. tỉ lệ cơ thể người , hình vẽ. - Giáo viên nhận xét và củng cố lại bài. Học sinh lắng nghe và trả lời Đầu (từ đỉnh đầu đến cằm) để xác định tỉ lệ các bộ phận trên cơ thể người. Trẻ em 1 tuổi tương ứng 4 đầu. Trẻ em 4 tuổi tương ứng 4,5 đầu. Đầu thứ 2 trẻ sơ sinh đến rốn Đầu thứ 2 trẻ 1 tuổi là đến trên rốn. Đầu thứ 2 của trể 4 tuổi là đên giữa ngực và rốn. Trẻ em chiều cao tăng nhanh và thay đổi tỉ lệ nhanh theo độ tuổi. Người 9 tuổi khoảng 6 đầu Người 16 tuổi khoảng 6,5 đến 7 đầu. Người trưởng thành khoảng 7 đến 7,5 đầu. Đầu thứ 2 của trẻ 9 tuổi là đến dưới ngực, còn đầu 2 của người 16 tuổi là đến trên ngực. Học sinh lắng nghe và ghi chép vào vở Học sinh lắng nghe và ghi chép vào vở HS tiến hành vẽ theo gợi ý của GV HS quan sát và đưa ra nhận xét của mình I/ Quan sát nhận xét: 1/ Tỉ lệ cơ thể trẻ em: -Trẻ sơ sinh khoảng 3,5 đầu -Trẻ 1 tuổi khoảng 4 dầu -Trẻ 4 tuổi khoảng 4,5 đầu KL:chiều cao trẻ em tăng nhanh và tỉ lệ các phận thay đổi theo đọ tuổi. 2/ Tỉ lệ cơ thể người trưởng thành: -Người cao :khoảng 7 đến 7,5 đầu -Người tầm thước: khoang 6,5 đến 7 đầu -Người thầp: khoảng 6 đầu Kl: Người trưởng thành thay đổi tỉ lệ cơ thể theo từng độ tuổi. II/ Cách vẽ: -Sử dụng que đo và thước đo bằng mắt. III/ Bài tập: - Tập vẽ tỉ lệ cơ thể người trưởng thành theo GCTQ (vẽ vào vở). - BTVN:Tập vẽ tỉ lệ cơ thể người có độ tuổi 16 (giấy A4). 4/ Củng cố và dặn dò:(1’) Các em về nhà:BTVN: tập vẽ tỉ lệ cơ thể người có độ tuổi 16 (vẽ trên giấy A4) Xem trước bài 27:vẽ theo mẫu Tập vẽ dáng người Giáo viên nhận xét và ghi sổ đầu bài.

File đính kèm:

  • docBai 26Gioi thieu ti le co the nguoi.doc