I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
Giới thiệu cho học sinh hiểu biết về hệ thống đào tạo trong Quân đội nhân dân Việt Nam và chế độ tuyển sinh vào các trường quân sự; giúp cho học sinh có định hướng nghề nghiệp quân sự, tự nguyện thi vào các trường quân đội, phục vụ Quốc phòng.
2. Yêu cầu:
Học sinh có tái độ học tập tốt, hiểu đúng đủ các nội dung, tích cực học tập rèn luyện, tự nguyện thi vào vác trường quân đội, phục vụ quân đội.
II. Nội dung – thời gian:
I/ Hệ thống nhà trường quân đội. 30 phút.
II/ Tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường quân đội. 60 phút
III. Tổ chức, phương pháp:
1. Tổ chức:
- Lên lớp tập trung, lấy lớp học làm đơn vị giảng dạy
- GV-HS trao đổi tại lớp
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 12 - Bài 3+4 - Nguyễn Tuấn Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng trung liên hộp tiếp đạn ở sau cánh tay, hộp đạn quay lên, mũi súng hơi chếch lên, báng súng cao hơn mặt đất.
+ Nếu phải ôm thuốc nổ hoặc các thứ khác, thì có thể đeo súng sau lưng, súng trường nòng súng lên trời, tiểu liên nòng súng chỉ xuống đất, trung liên thì đeo súng qua cổ hoặc vai phải, hộp tiếp đạn quay vào bụng.
+ Động tác: Người ngồi xổm,bàn chân hơi kiểng lên, khi tiến thân người hơi ngã về trước tay trai dò gỡ mìn hoặc bẻ cành lá, dọn đường tiến, tìm chỗ đặt chân.Khi tìm được nơi đặt chân xong dùng các đầu ngón tay hoặc chân trước làm trụ để giữ thăng bằng nhấc chân sau lên đặt sát dưới lòng bàn tay trái, cứ như thế thay đổi chân nọ đến chân kia để tiến.
- Chú ý: Khi tiến không nhổm mông lên cao, không để báng súng hoặc các thứ mang theo cham đất. Ở những nơi có cẩy cỏ thấp không có mìn, gạch ngói vụn có thể dùng một tay cầm lá nguỵ trang che về phía địch.
b. Bò hai chân hai tay:
-Ý nghĩa: Dùng để vận động trong chiến đấu, tiếp cận mục tiêu bằng mọi cách để tiêu diệt địch.
-Trường hợp vận dụng: Thường vận dụng trong trường hợp chưa cần đến súng tay không phải ôm vũ khí, khí tài.
-Động tác: Đeo súng sau lưng, khi tiến giống như bò hai chân một tay, chỉ khác là hai tay đều vạch đường, dò mìn tìm chỗ đặt chân phối hợp tay nào chân ấy để tiến.
-Chú ý: Súng không để va chạm xuống đất.
*Bò thấp:
- Trường hợp vận dụng: Thường dùng khi qua nơi bằng phẳng, trống tải có địa hình che đỡ, che khuất cao hơn tư thế nằm hoặc nơi địch dễ nhìn thấy.
a. Bò đường tiến rộng:
Người nằm sấp một chân co, một chân duỗi thẳng tự nhiên, hai tay cầm súng ngang trước mặt, nếu súng trường tiểu liên thì tay phải cầm cổ báng súng tay trai cầm ốt lót tay, mặt súng quay vao trong người hoặc quay xuống đất, hai tay mở rộng bằng vai, hai khưy tay chống xuống đất.
Khi tiến dùng sức của cánh tay nọ má trong của đầu gối kia, đẩy người về phía trước bụng và người lướt trên mặt đất, cứ như vậy tay nọ chân kia thay nhau để tiến, quá trình tiến vai và mông tạo thành một đường thẳng không được vật qua vật laiï .
b. Bò đường tiến hẹp: (qua hàng rào dây thép gai, nơi nhiều dây leo rãnh hẹp).
Người nằm sấp một chân co, một chân duổi thẳng tự nhiên, tay phải cầm dây súng sát khâu dây đeo trên, ngón trỏ quàng qua nòng súng. Súng nằm trên cánh tay phải dọc theo thân người, mặt súng quay vào trong, khi chưa cần dùng súng thì súng co thể đeo sau lưng.
Khi tiến dùng sức của cánh tay nọ và má trong của đầu gối chân kia đẩy người về phía trước. Bụng và ngực lướt trên mặt đất. Cứ như vậy, phối hợp tay nọ chân kia thay nhau để tiến, quá trình tiến vai và mông thành một đường thẳng không được vật qua vật lại.
-Chú ý: Dù ban ngày hay ban đêm, trong khi bò không được để đầu nòng súng chạm đất.
4. Lê:
-Ý nghĩa: Thường vận dụng trong chiến đấu để tiếp cận mục tiêu, tìm mọi cách tiêu diệt địch.
-Trường hợp vận dụng: Thường dùng để thu hẹo mục tiêu ở những nơi gần địch, địa hình che mắt địch thấp.
a. Lê cao:
Người nằm nghiên xuống đất, chân trái co bàn chân đặt dưới ống chân phải, chân phải duỗi thẳng tự nhiên. Tay phải cầm súng đặt trên hông phải hoặc đùi chân trái, hộp tiếp đạn quay ra ngoài. Nòng súng hơi chếch lên, khuỷ tay khép tự nhiên. Bàn tay chống xuống đất, đầu hơi cúi, mắt theo dõi địch.
Khi lê chân phải co lên, bàn chân phải đặt sát bàn hoặc cổ chân trái, bàn tay trái chống xuống đất, dùng sức bàn chân phải và tay trái đẩy người lên cho tới khi chân phải duỗi thẳng tự nhiên. Cứ như vậy chân tay phối hợp lê theo hướng tiến.
b. Lê thấp:
Tư thế động tác như lê cao, chỉ khác khi muốn lê thấp cần đặt cả cánh tay trái xuống đất. Cứ như vậy chân tay phối hợp lê theo hướng tiến.
5. Trườn:
- Trường hợp vận dụng: Thường vận dụng trong trường hợp gần địch, cần hạ thật thấp mục tiêu (người) khi vượt qua địa hình bằng phẳng, hành động hết sức nhẹ nhàng, thận trọng.
- Động tác:
Ngừơi nằm sấp, súng để dọc theo thân người (mũi súng hướng về trước ngang đầu, hộp tiếp đạn quay ra ngoài). Hai tay gập lại, khuỷ tay rộng hơn vai, hai bàn tay úp xuống đất, để sát vào nhau dưới cằm hoặc hơi chếch về phía trước theo hướng tiến. Hai chân duỗi thẳng, gót chân khép tự nhiên. Khi tiến nếu tay úp dưới cằm thì hai cánh tay đưa về phía trước chừng 10 – 15 cm, hai mũi chân co về phía trước. Dùng sức của hai cánh tay, mũi chân nâng người lên đưa về phía trước bụng, ngực lướt trên mặt đất, cằm gần sát đất một cách nhẹ nhàng ứng với đoạn đường tiến được.
6. Lăn: gồm có lăn ngắn và lăn dài:
a .Lăn ngắn:
-Trường hợp vận dụng: Thường dùng khi vọt tiến dưới hoả lực bắn thẳng của địch, hoặc đang nằm bắn, cần thay đổi vị trí sang phải hoặc sang trái trong khoảng cách ngắn.
-Động tác:
+ Khi vọt tiến muốn lăn sang phải, chân phải bước lên một bước dài theo hướng tiến, gối gập tự nhiên, chân trái thẳng, tay sách súng lên kẹp vào nách, súng gần thẳng với thân người(mặt súng quay sang phải). Tay trái chống xuống đất trước bàn chân phải, nghiêng người sang phải. Đầu gối chếch sang trái, đặt vai phải xuống đất. Khi lăn dùng sức toàn thân lăn người sang phải, chân phải vẫn co, chân trái thẳng tự nhiên, khi đầu gối phải chạm đất, thì chuyển sang tư thế khác theo ý định, nằm bắn hoặc trườn lê,. . . nếu cần chuyển thành tư thế vận động khác như đi chạy, thì khi đầu gối phải vừa chạm đất dùng sức bật toàn thân chống người dậy, chân trái bước lên tiếp tục tiến.
- Chú ý: Nếu muốn lăn sang trái thì động tác ngược lại nhưng súng vẫn giữ nguyên.
+ Trường hợp khi đang nằm bắn muốn lăn sang phải hoặc trái, tay phải chuyển sang nắm ốp lót tay, tay trái rời ốp lót tay về trước ngực, súng nằm trên cẳng tay, mặt súng quay sang phải, hai chân khép lại.
Khi lăn nách phải kẹp chặt súng, dùng sức toàn thân lăn người sang phải hoặc trái tiếp tục bắn hoắc vọt tiến.
a.Lăn dài:
- Trường hợp vận dụng: Thường dùng khi thay đổi vị trí sang phải hoặc sang trái bằng thế thấp trong khoảng cách xa, lăn xuống dốc thoải, qua đường.
- Động tác:
+ Nếu lăn sang phải: Nằm nghiêng người bên phải xuống đất. Súng đặt trên bụng theo chiều dài của người. Tay phải duỗi thẳng đỡ lấy hộp tiếp đạn. Tay trái giữ đầu nòng súng và hơi đẩy nòng súng sang phải, ngón tay bịt nòng súng. Hai vai thu nhỏ, chân phải đặt lên cổ chân trái, hai đùi kẹp báng súng, đầu gối hơi co để khỏi lạc hướng. Khi lăn nghiêng người sang trái lấy đà để lăn.
+ Khi lăn sang trái: Động tác ngược lại, súng vẫn giữ nguyên.
- Chú ý: Khi đã lăn đến vị trí để đỡ chóng mặt có thể lăn ngược lại vài vòng, rồi chuyển sang tư thế bắn hoặc tiến.
D.Hướng dẫn luyện tập thảo luận:
1.Nội dung thời gian luyện tập:
- Nội dung: Luyện tập sáu động tác: di khom, chạy khom, bò, lê, trườn, lăn.
- Thời gian: 2 tiết.
2. Tổ chức – phương pháp:
a. Tổ chức: Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm có 3 – 5 học sinh, trong đó có một nhóm trưởng quản lý.
b. Phương pháp: Luyện tập theo 3 bước:
+ Bước 1: Từng học sinh nghiên cứu động tác.
+ Bước 2: Thay nhau tập, vừa tập vừa thảo luận.
+ Bước 3: Cả nhóm cùng luyện tập, rút kinh nghiệm bổ sung cho nhau.
Giáo viên theo dõi các nhóm luyện tập, sửa sai.
+ Phân chia khu vực tập luyện cho các nhóm.
E. Kiểm tra – kết thúc:
1. Mục đích – yêu cầu:
a. Mục đích: Nhằm kiểm tra đánh giá kết quả chất lượng học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên để rút kinh nghiệm cho bài giảng sau.
b. Yêu cầu : Chính xác, nghiêm túc. Học sinh chấp hành đúng quy chế, bảo đảm an toàn trong quá trình kiểm tra.
2.Nội dung kiểm tra:
Câu 1: Em hãy thực hành động tác đi khom - chạy khom? Cho biết trường hợp vận dụng.
Câu 2: Em hãy thực hành động tác bò cao - bò thấp? Cho biết trường hợp vận dụng.
Câu 3: Em hãy cho biết trường hợp vận dụng của động tác lăn ngắn, lê?
Câu 4: Em hãy thực hành động tác trườn? Cho biết trường hợp vận dụng.
* CÁCH TÍNH ĐIỂM
- Loại giỏi: (9-10 điểm) nói và làm động tác chuẩn xác, dứt khoát, phối hợp nhịp nhàng các cử động, có thứ tự.
- Loại khá: (7-8 điểm) nói và làm động tác đúng, phối hợp được các cử động.
- Loại đạt: (5-6 điểm) làm động tác đúng.
- Loại không đạt: (4 điểm trở xuống) không đạt các tiêu chuẩn trên.
3.Tổ chưcù và phương pháp kiểm tra:
a.Tổ chức:Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 học sinh, mỗi nhóm có một giáo viên phụ trách kiểm tra- chấm điểm theo đáp án.
b.Thời gian kiểm tra:
- Mỗi học sinh 5 phút.
c.Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra vấn đáp, thực hành động tác đã học
d.Thành phần đối tượng kiểm tra:
- Thành phần: giáo viên bộ môn,
- Đối tượng: học sinh lớp 12.
4.Địa điểm kiểm tra:
- Tại sân trường.
5.Bảo đảm cho kiểm tra:
a.Giáo viên: nội dung, đáp án, còi, đồng hồ, bàn ghế, sổ điểm.
b.Học sinh: chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất (giáo viên đã phân công trước)
File đính kèm:
- bai 3,4 lop 12.doc