I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm bắt được kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay.
- Nắm rõ kỹ thuật di chuyển đơn bước, đa bước, đánh cầu thấp thuận tay, trái tay.
- Biết di chuyển và đệm bóng môn bóng chuyền.
- Biết cách chạy trên địa hình tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay.
- Thực hiện tốt kỹ thuật di chuyển đơn bước, đa bước, đánh cầu thấp thuận tay, trái tay.
- Thực hiện tốt kỹ thuật di chuyển và đệm bóng.
- Thực hiện tốt động tác chạy bền, biết phối hợp giữa nhịp thở và bước chạy.
3. Thái độ:
-Học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật cao, tích cực tham gia tập luyện.
- Thực hiện theo đúng yêu cầu của Giáo viên.
- Tương trợ, giúp đỡ nhau trong tập luyện.
II. Địa điểm – Phương tiện – Phương pháp:
1. Địa điểm:
- Sân Giáo Dục Thể Chất.
2. Phương tiện:
- Chuẩn bị còi, mỗi em 1 cây vợt, quả cầu lông, bóng chuyền.
3. Phương pháp:
- Giáo viên sử dụng các phương pháp: giảng giải, trực quan, phân chia, kết hợp.
III. Tiến trình lên lớp:
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 11 - Tiết 50: Cầu lông - TTTC - Chạy bền - Nguyễn Anh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 3 ( TIẾT 50)
BÀI: CẦU LÔNG – TTTC - CHẠY BỀN
Thời gian: 45 phút
Đối tượng giảng dạy: Lớp 11b
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm bắt được kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay.
- Nắm rõ kỹ thuật di chuyển đơn bước, đa bước, đánh cầu thấp thuận tay, trái tay.
- Biết di chuyển và đệm bóng môn bóng chuyền.
- Biết cách chạy trên địa hình tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay.
- Thực hiện tốt kỹ thuật di chuyển đơn bước, đa bước, đánh cầu thấp thuận tay, trái tay.
- Thực hiện tốt kỹ thuật di chuyển và đệm bóng.
- Thực hiện tốt động tác chạy bền, biết phối hợp giữa nhịp thở và bước chạy.
3. Thái độ:
-Học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật cao, tích cực tham gia tập luyện.
- Thực hiện theo đúng yêu cầu của Giáo viên.
- Tương trợ, giúp đỡ nhau trong tập luyện.
II. Địa điểm – Phương tiện – Phương pháp:
1. Địa điểm:
- Sân Giáo Dục Thể Chất.
2. Phương tiện:
- Chuẩn bị còi, mỗi em 1 cây vợt, quả cầu lông, bóng chuyền.
3. Phương pháp:
- Giáo viên sử dụng các phương pháp: giảng giải, trực quan, phân chia, kết hợp.
III. Tiến trình lên lớp:
Nội dung và giảng giải
Định Lượng
Phương pháp tổ chức
SL
TG
I. Phần mở đầu:
1. Nhận lớp:
- Giáo viên kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung giảng dạy và yêu cầu buổi học.
2. Khởi động:
- Khởi động chung:
Tại chỗ xoay các khớp: cổ, cổ tay kết hợp cổ chân, khuỷnh tay, cánh tay, động tác tay ngực, khớp hông, động tác lưng bụng, khớp gối, ép ngang – dọc
- Khởi động chuyên môn:
+ Chạy bước nhỏ
+ Chạy gót chạm mông
+ Chạy nâng cao đùi
+ Chạy đạp sau
2x8n
1L
8-10’
2-3’
6-7’
Đội hình 4 hàng ngang, cự ly giãn cách hẹp.
Đội hình 4 hàng ngang sole, cự ly giãn cách 1 giang tay.
Đội hình 4 hà
ng dọc, thực hiện theo dòng chảy.
15m
II. Phần cơ bản:
1. Cầu lông:
- Ôn di chuyển bước đơn: Chỉ có sự thay đổi vị trí của một bàn chân và thường được phối hợp với đánh cầu thấp tay ở xung quanh thân người trong phạm vi không quá 2m và được chia làm 4 cách khác nhau như:
+ Tiến phải(hình a)
a) b)
+ Tiến trái(hình b)
+ Lùi phải(hình a)
a) b)
+ Lùi trái(hình b)
- Ôn di chuyển đa bước: từ 2 bước trở lên
+ Di chuyển ngang bước đệm:
+ Di chuyển ngang bước chéo:
+ Di chuyển lên 2 góc gần lưới
+ Di chuyển về 2 góc cuối sân.
- Ôn kỹ thuật đánh cầu thấp thuận tay.
- Ôn kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay.
- Học đánh cầu cao thuận tay
+ TTCB: Chân không cùng bên với tay cầm vợt ở phía trước, chân kia ở phía sau, đứng trên nửa trước bàn chân, khoảng cách hai chân rộng hơn vai. Trọng tâm dồn vào chân trước (chân hơi khuỵnh), lưng cong tự nhiên. Tay cầm vợt, mặt vợt cao ngang trán, tay kia giơ cao tự nhiên.
+ Động tác: Khi thấy cầu cao trên đỉnh đầu (hoặc hơi sau đầu) thân trên quay sang phải. Trọng tâm chuyển từ chân trước về sau. Tay phải cầm vợt đưa từ trước – lên trên – ra sau, mặt vợt tiếp tục chuyển động chúc xuống sau đầu. Lúc này vai trái cao, đối diện với hướng đánh cầu, vai phải hạ thấp hơn ở phía sau. Sau đó đạp mạnh mũi bàn chân duỗi thẳng khớp gối, xoay hông, lật vai. Tay phải đưa vợt từ sau - lên trên để tiếp xúc cầu. Điểm tiếp xúc cầu ở trên đỉnh đầu 1 tầm tay với thẳng cộng độ dài vợt. Khi tiếp xúc cầu gập nhanh cổ tay để tăng lực đánh cầu và điều chỉnh cầu đi đúng hướng. Mặt vợt khi tiếp xúc cầu ngửa chếch theo hướng đánh. Tiếp xúc cầu xong, vợt theo quán tính đi tiếp ra trước – xuống dưới thì dừng lại và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu để đánh quả tiếp theo.
- TTTC: bóng chuyền
+ Ôn các bước di chuyển
+ Ôn kỹ thuật đệm bóng
- Chạy bền: chia làm 2 nhóm theo giới tính
+ Nữ: 2 vòng
+ Nam: 3 vòng
3L
3L
3L
3L
3L
6Lx8n
600-1000m
30-32’
26-28’
3-4’
Đội hình 4 hàng ngang sole, cự ly giãn cách 1 giang tay. Thực hiện đồng loạt theo tín hiệu của Giáo viên.
Chia làm 2 nhóm: nhóm tập cầu lông, nhóm tập bóng chuyền.
Lớp chia thành 4 nhóm mỗi nhóm 1 sân, 1 bên tung cầu qua bên kia thực hiện đánh cầu thuận tay – trái tay, lần lượt từng em thực hiện 10 quả (5 quả thuận, 5 quả trái tay)
Mô phỏng kỹ thuật động tác theo nhịp đếm của GV
+ Nhịp 1: xoay thân và chuyển trọng tâm
+ Nhịp 2: vung tay đưa vợt lên cao ra sau đầu.
+ Nhịp 3: đánh cầu
+ Nhịp 4: trở về TTCB
+ Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4.
Đánh cầu do người phục vụ phát cầu. Người tập thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao sâu hoặc đập cầu liên tục do người phục vụ đứng ở nửa sân bên kia phát cầu cao sâu sang. Có thể tổ chức 1 người hoặc 1 người phục vụ phát cầu cho cả nhóm tập.
Đội hình 4 hàng ngang sole, cự ly giãn cách 1 giang tay. Thực hiện đồng loạt theo tín hiệu của Giáo viên.
2 học sinh 1 quả bóng chuyền, thực hiện người chuyền bóng, người đệm bóng luân phiên nhau.
Chạy trên địa hình tự nhiên
II. Phần kết thúc:
- Cho học sinh thả lỏng các cơ, khớp.
- Nhận xét đánh giá buổi học.
- Giao bài tập về nhà.
- Nhắc nhở tổ trực đi học sớm chuẩn bị dụng cụ sân bãi cho kiểm tra nhảy xa.
- Xuống lớp:
Thầy giáo hô : “thể dục’
Học sinh đồng loạt hô: ‘khỏe’
2-3’
Đội hình 4 hàng ngang, cự ly giãn cách hẹp.
Duyệt của tổ chuyên môn Tổ Trưởng
Ngày ..ThángNăm.
Nguyễn Anh Tuấn
File đính kèm:
- cau longtttcbong chuyen.doc