I. Mục tiêu:
Học xong nội dung này, học sinh:
- Biết được điểm cơ bản của nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc hệ thống trong tập luyện TDTT.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên vào tập luyện và thi đấu.
II. Phương tiện.
- Giáo viên: SGV, giáo án, tranh ảnh, tài liệu cần thiết cho bài dạy.
- SGK, vở ghi, các tài liệu cần thiết.
III. Tiến trình lên lớp.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 11 - Tiết 12: Nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc hệ thống trong tập luyện thể dục thể thao - Bản đẹp 2 cột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 19 tháng 9 năm 2008
Tiết 12.
Nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc hệ thống trong tập luyện thể dục thể thao.
(Phần I: Nguyên tắc vừa sức).
I. Mục tiêu:
Học xong nội dung này, học sinh:
- Biết được điểm cơ bản của nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc hệ thống trong tập luyện TDTT.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên vào tập luyện và thi đấu.
II. Phương tiện.
- Giáo viên: SGV, giáo án, tranh ảnh, tài liệu cần thiết cho bài dạy.
- SGK, vở ghi, các tài liệu cần thiết.
III. Tiến trình lên lớp.
Hoạt động của học sinh
Hoạy động của giáo viên
Chú ý lắng nghe và ghi chép.
Lắng nghe câu hỏi và thảo luận đưa ra ý kiến.
Chú ý lắng nghe và ghi chép.
Lắng nghe câu hỏi và thảo luận đưa ra ý kiến.
Chú ý lắng nghe và ghi chép.
Lắng nghe câu hỏi và thảo luận đưa ra ý kiến.
Chú ý lắng nghe và ghi chép.
I. Chuẩn bị:
- Nhận lớp, ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số...
- Phổ biến nội dung bài học.
II. Nội dung.
1. Nguyên tắc vừa sức.
a. Khái niệm.
Nguyên tắc vừa sức là một trong những nguyên tắc sư phạm của giảng dạy và tập luyện TDTT. Trong tập luyện TDTT muốn đạt hiệu quả cao thì các bài tập phảI phù hợp với những đặc điểm về trí tuệ, sức khoẻ, giới tính, thể lực, tâm lý và trình độ vận động của người học.
b. Nội dung.
(?) Vậy theo các em việc lựa chọn các bài tập để học các kĩ thuật động tác, phát triển tố chất thể lực cần tuân theo các yêu cầu nào?
- Việc lựa chọn các bài tập để học các kĩ thuật động tác, phát triển các tố chất thể lực cần phải phù hợp với sức khoẻ, giới tính, trình độ VĐV và thể lực người tập.
(?) Vì sao phải lựa chọn các bài tập phù hợp với đặc điểm sức khoẻ của học sinh, với trình độ vận động, đặc điểm giới tính?
Tuy cùng lứa tuổi như nhau nhưng sự phát triển về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các tố chất thể lực, tâm lí các em không như nhau. Đặc biệt sự chênh lệch rất rõ giữa các em nữ và các em nam sau thời kì dậy thì.Do vậy có thể cùng tập luyện mộtLVĐ như nhau, cùng thực hiện một nhiệm vụ vận động giống nhaunhưng ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể mỗi em lại rất khác nhau. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do mỗi con người khi sinh ra, lớn lên đều chịu sự chi phối của các yếu tố di truyền, điều kiện nuôi dưỡng, điều kiện sống và hoạt động, nhất là hoạt động vận động không giống nhau.
c. Yêu cầu.
Khi tiến hành tập luyện TDTT các em cần có kế hoạch tự theo dõi, kiểm tra xác định mức độ thích hợp của LVĐ tập luyện ảnh hưởng đến sức khoẻ và thể lực.
(?) Các em hãy cho biết mục đích của việc lập kế hoạch theo dõi, kiểm tra xác định mức độ phù hợp của LVĐ?
- Tập luyện TDTT bao giờ cũng dẫn tới sự mệt mỏi, làm giảm sút tạm thời khả năng làm việc. Nhờ quá trình ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp cơ thể sẽ hồi phục. Quá trình hồi phục diễn ngay sau khi kết thúc tập luyện hoặc có thể kéo dài trong một vài ngày tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của LVĐ trong buổi tập trước đó. Hồi phục không chỉ làm cho các chức năng của cơ thể về mức ban đầu mà còn có khả năng cao hơn( còn gọi là hồi phục vượt mức). Hồi phục và hồi phục vượt mức chỉ có thể đạt được nhờ một LVĐ tập luyện phù hợp với người tập. Do đó.
Các dấu hiệu cơ bản để tự theo dõi kiểm tra: Mạch đập, lượng mồ hôi, màu da, cảm giác chủ quan, ăn uống, giấc ngủ.
III. Củng cố:
- Tổng hợp các kiến thức trong buổi học.
- Giao bài tập về nhà: Nội dung của nguyên tắc vừa sức.
File đính kèm:
- tiet 12 td 11.doc