Giáo án Thể dục Lớp 10 - Tiết 25, Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Trần Phước Đức

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng các tai nạn: bong gân, sai khớp, ngất, điện giật.

2. Về kỹ năng:

- Thực hiện được các biện pháp cấp cứu ban đầu các tai nạn: bong gân, sai khớp, ngất, điện giật.

3. Về thái độ:

- Có tinh thần thái độ tích cực học tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống.

II. CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN:

 1) Cấu trúc nội dung:

 Cấp cứu ban đầu các tai nan: bong gân, sai khớp, ngất, điện giật.

 2) Nội dung trọng tâm:

 Giúp HS nắm được triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu các tai nan: bong gân, sai khớp, ngất, điện giật.

 3) Thời gian: 45 phút.

III. YÊU CẦU CHUẨN BỊ:

1. Đối với giáo viên:

 - Giáo án, kế hoạch bài giảng, mô hình, tranh vẽ.

2. Đối với học sinh:

Cá nhân từng học sinh cần có: Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10, bút viết, vở để ghi chép.

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 10 - Tiết 25, Bài 6: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương - Trần Phước Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6. CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG. Tiết PPCT: 25 Ngày biên soan: 20/02/2012 Ngày thực hiện: 29/02/2012 Lớp: 10T3 Tiết: 8. * NỘI DUNG: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường: bong gân, sai khớp, ngất, điện giật. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng các tai nạn: bong gân, sai khớp, ngất, điện giật. 2. Về kỹ năng: - Thực hiện được các biện pháp cấp cứu ban đầu các tai nạn: bong gân, sai khớp, ngất, điện giật. 3. Về thái độ: - Có tinh thần thái độ tích cực học tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống. II. CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN: 1) Cấu trúc nội dung: Cấp cứu ban đầu các tai nan: bong gân, sai khớp, ngất, điện giật. 2) Nội dung trọng tâm: Giúp HS nắm được triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu các tai nan: bong gân, sai khớp, ngất, điện giật. 3) Thời gian: 45 phút. III. YÊU CẦU CHUẨN BỊ: 1. Đối với giáo viên: - Giáo án, kế hoạch bài giảng, mô hình, tranh vẽ. 2. Đối với học sinh: Cá nhân từng học sinh cần có: Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10, bút viết, vở để ghi chép. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS I. BONG GÂN: 1) Đại cương: - Trong cơ thể con người có rất nhiều loại khớp như khớp cổ, khớp bả vai, khuỷa tay, cổ tay, ngón tay, khớp háng, khớp đầu gối, bàn chân, ngón chân, các khớp xương sống v.v... đều là những khớp động, ở mỗi khớp bao giờ cũng có dây chằng để tăng cường cho bao khớp và giữ thẳng góc cho hoạt động của khớp. - Khi bong gân là gây sự tổn thương của dây chằng chung quanh khớp làm cho ta đau đớn do chấn thương gây ra. Bong gân làm cho các dây chằng có thể bong ra khỏi chỗ bám, bị rách hoặc đứt nhưng không làm sai khớp. Các khớp thường hay bị bong gân như : khớp cổ chân, ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ tay. 2) Triệu chứng: - Đau nhức nơi tổn thương. - Sưng nề, có thể bị bầm tím dưới da (do chảy máu). - Vận động khó khăn, đau nhức. 3) Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng: a - Cấp cứu ban đầu : ® Bất động chi bong gân. ® Băng ép nhẹ chống sưng nề. ® Ngâm vào nước muối ăn hoặc chườm đá lạnh. ® Đắp, chườm các loại thuốc lá... ® Trường hợp bong gân nặng thì phải chuyển ngay đến cơ sở y tế để cứu chữa. b - Đề phòng : ® Đi lại, chạy nhảy, lao động, luyện tập phải đúng tư thế. Học sinh chú ý nghe và ghi chép ý chính - HS tham khảo sách phát biểu trả lời câu hỏi GV đặt ra - HS liên hệ thực tế bản thân và môi trường sống để giúp đỡ những người xung quanh II. SAI KHỚP: 1) Đại cương: Sai khớp là sự di lệch các đầu xương khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương mạnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên. Các khớp thường bị sai là : khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng. 2) Triệu chứng : - Đau dữ dội, đụng tới là đau. - Mất vận động hoàn toàn, không gấp duỗi được. - Khớp biến dạng, đầu xương lồi, sờ thấy dưới da. - Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại, thay đổi hướng tùy theo vị trí từng loại khớp. - Sưng nề to quanh khớp. - Tím bầm quanh khớp v.v... 3) Cấp cứu ban đầu và đề phòng : a. Cấp cứu ban đầu : Þ Bất động khớp bị sai ở tư thế sai lệch (không được uốn nắn). Þ Chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để chữa. b. Đề phòng : Þ Quá trình lao động, luyện tập phải chấp hành nghiêm quy định bảo đảm an toàn. Þ Phải kiểm tra an toàn của bãi tập, các phương tiện trước khi lao động, luyện tập. Học sinh chú ý nghe và ghi chép ý chính - HS tham khảo sách phát biểu trả lời câu hỏi GV đặt ra - HS liên hệ thực tế bản thân và môi trường sống để giúp đỡ những người xung quanh III. NGẤT: 1. Đại cương : Ngất là tình trạng chết tạm thời, nạn nhân mất tri giác, cảm giác và vận động, đồng thời tim, phổi và bài tiết ngừng hoạt động. - Có nhiều nguyên nhân gây ngất : cảm xúc quá mạnh, chấn thương nặng, mất máu nhiều, ngạt (do thiếu ôxy), người có bệnh tim, say sóng, say nắng. 2. Triệu chứng : Þ Nạn nhân thấy trong người bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần, chóng mặt, ù tai, ngã khuỵu xuống bất tĩnh. Þ Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái. Þ Phổi có thể tạm ngừng thở hoặc thở yếu. Þ Tim có thể ngừng đập, hoặc đập rất yếu, huyết áp hạ. Thường nạn nhân bao giờ cũng ngừng thở trước rồi ngừng tim sau. 3. Cấp cứu ban đầu và đề phòng : a. Cấp cứu ban đầu : Þ Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn nơi thoáng mát, kê gối hoặc chăn màn phía dưới vai, cho đầu hơi ngửa về sau. Þ Lau chùi đất, cát, đờm dãi (nếu có) để khai thông đường thở. Þ Cởi các áo quần, nới dây lưng để lưu thông máu. Þ Xoa bóp lên cơ thể, tát vào má, giật tóc mai, cho ngửi amôniắc, dấm, hoặc đốt bồ kết thổi nhẹ vào mũi để kích thích, nếu nạn nhân hắt hơi được sẽ tỉnh. Nếu đã tỉnh có thể dùng nước gừng tươi, nước tỏi hòa với rượu và nước đun sôi cho uống. Þ Nếu chưa tỉnh thì áp má vào mũi, miệng nạn nhân, nhìn xuôi vùng ngực, bụng không thấy phập phồng, tai, mũi, miệng không thấy hơi ấm, như vậy nạn nhận đã ngừng thở. Þ Nạn nhân đã ngừng thở và ngừng tim. Cần phải làm ngay biện pháp : ® Dùng tay vỗ 3 - 5 cái vào lồng ngực trái. ® Thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, cứ thổi ngạt 1 lần thì ép tim 5 lần (nếu có 2 người làm). Hoặc thổi ngạt 2 lần thì ép tim 15 lần (nếu chỉ có 1 người làm). Phải khẩn trương liên tục, kiên trì khi nào nạn nhân tự thở được, tim đập lại mới thôi. Chú ý đối với người bị nước thì phải cõng ngược nạn nhân xóc chạy, đầu thấp. b. Đề phòng : - Phải bảo đảm an toàn, không để xảy ra mất an toàn... - Phải thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khỏe. - Học sinh chú ý , ghi chép ý chính. Có thể đặt câu hỏi cho GV trả lời, trả lời bổ sung câu hỏi của các bạn trong lớp - HS tham khảo sách phát biểu trả lời câu hỏi GV đặt ra - HS liên hệ thực tế bản thân và môi trường sống để giúp đỡ những người xung quanh IV. ĐIỆN GIẬT: 1. Đại cương: - Điện giật có thể làm tim ngừng đập, ngừng thở, gây chết nếu không được cấp cứu kịp thời. Việc cứu sống nạn nhân chủ yếu do thân nhân, người xung quanh và chỉ có tác dụng trong những phút đầu, vì vậy mọi người cần biết cách cấp cứu điện giật. 2. Triệu chứng: - Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không kịp thời cấp cứu. - Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu. đặc biệt do diện cao thế. - Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phụ tạng do ngã. 3.Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng: a. Cấp cứu ban đầu: - Khi đang có nguồn điện phải nhanh chóng cắt cầu dao, bỏ cầu chì, dùng sào ( không dẫn điện ) đẩy dây điện khỏi người nạn nhân. - Khi đã tách khỏi nguồn điện, xem ngay tim nạm nhân còn đập không và còn thở không. Nếu không thở, tim không dập phải nhanh hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân. - Khi nạn nhân đã thở được và tim mạch đập lại thì nhanh chóng chuyển đến bệnh viện gần nhất. b. Cách đề phòng: - Chấp hành nghiêm các quy định về sử dụng điện. - Các thiết bị sử dụng điện phải đảm bảo an toàn. - Các ổ cắm điện phải đặt xa tầm với của trẻ em. Học sinh chú ý nghe và ghi chép ý chính - HS tham khảo sách phát biểu trả lời câu hỏi GV đặt ra - HS liên hệ thực tế bản thân và môi trường sống để giúp đỡ những người xung quanh TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung bài học - Nhận xét tiết học, kiểm tra trang phục - Yêu cầu HS ôn luyện các nội dung ở nhà thông qua các câu hỏi SGK. - Dặn dò học sinh đọc trước các phần: ngộ đọc thức ăn, chết đuối, say sóng-say nắng, nhiễm độc lân hữu cơ. - HS nghe ghi chép kết luận của giáo viên - Đọc trướccác phần: ngộ độc thức ăn, chết đuối, say sóng - say nắng, nhiễm độc lân hữu cơ ( sách giáo khoa). GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Trần Phước Đức

File đính kèm:

  • docgiao an quoc phong 10 xuantrinhstq.doc
Giáo án liên quan