Giáo án Thể dục Lớp 10 - Tiết 1 đến Tiết 9

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu bài 1 trong SGK.

- Tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài bài 1 trong SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Tổ chức lớp học:

- Ổn định lớp học.

- Giới thiệu bài: Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, ông cha ta phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, ông cha ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 10 - Tiết 1 đến Tiết 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên minh chiến đấu giữa quân tình nguyện Việt Nam với quân đội Pathet Lào và bộ đội yêu nước Camphuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Chiến dịch “ thập đại vạn sơn” là bằng chứng về liên minh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội nhân dân trung quốc. HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết bài. Giáo viên tổng kết bài. Học sinh lắng nghe, ghi chép. Trải qua hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành Quân dội nhân dân Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng góp phần tô thắm thêm truyền thống chống giặc ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc của dân tộc. Ngày nay Quân đội nhân dân không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu xứng đáng là đội quân tin cậy của Đảng, nhà nước và nhân dân. BÀI 2: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN (5 TIẾT) TIẾT 8: LỊCH SỬ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: Học sinh nắm được quá trình hình thành và phát triển của lực lượng công an nhân dân Việt Nam từ giai đoạn sau cách mạng tháng tám đến cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ và giai đoạn hiện nay. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu phần B (mục I) trong SGK. - Tìm hiểu thêm các tài liệu về lịch sử công an nhân dân. 2. Học sinh: - Đọc trước phần B (mục I) trong SGK. - Sưu tầm tranh ảnh về lịch sử công an nhân dân. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Ổn định lớp học: - Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: em hãy nêu những truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam. - Giới thiệu bài: Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, kẻ thù chống phá cách mạng Việt Nam thường phối hợp giữa tiến công quân sự bên ngoài với các hoạt động lật đổ bên trong. Các lực lượng phản động trong nước, ngoài nước cấu kết chặt chẽ với nhau, chống phá ta quyết liệt trên mọi lĩnh vực. Do đó, sự ra đời của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu khách quan của lịch sử. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: Thời kì hình thành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV giới thiệu quá trình hình thành của công an nhân dân theo nội dung trong SGK. GV đưa ra một số ví dụ về chiến công của CAND Việt Nam. Học sinh lắng nghe ghi chép bài. - Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công. yêu cầu bảo vệ chính quyền cách mạng được đặc biệt coi trọng. - Ngày 19/8/1945, dưới sự chỉ đạo của Đảng, lực lượng công an được thành lập để cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng. - ở Bắc Bộ đã thành lập: sở liêm phóng và sở cảnh sát. - ở các tỉnh thành lập: Ti liêm phóng và Ti cảnh sát. * Đây là các tổ chức tiền thân của lực lượng CAND cùng nhân dân tham gia khởi tổng nghĩa giành chính quyền, dồng thời bảo vệ thành công ngày quốc khánh nước Việt Nam DCCH (2/9/1945). HOẠT ĐỘNG 2: Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 – 1975). - GV giới thiệu nội dung theo giai đoạn lịch sử: Chia nhóm HS, mỗi nhóm tìm hiểu 1 nội dung theo từng câu hỏi do GV lựa chọn. Trình bày quá trình Xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ? Trong quá trình đó CAND đã lập được những chiến công gì? em có thể nêu một số tấm gương anh hùng tiêu biểu trong từng thời kì không? GV cho HS thảo luận, sau đó bổ sung, tổng kết nội dung phần này HS thảo luận theo nhóm mà GV đã chỉ định: N1: Tìm hiểu về thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). N2: Tìm hiểu về thời kì kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975). - HS lắng nghe GV tổng kết và rút ra kết luận. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) - Đầu năm 1947, nha CA trung ương được chấn chỉnh về tổ chức gồm: Văn phòng, Ti điệp báo. Ti chính trị, Bộ phận an toàn khu. - Tháng 6/1949, nha CA trung ương tổ chức hội nghị điều tra toàn quốc. - Ngày 15/1/1950, hội nghị CA toàn quốc xác định CAND có 3 tính chất: Dân tộc, dân chủ, khoa học. - Ngày 28/2/1950, sáp nhập bộ phận tình báo quân đội vào nha CA. - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, CA có nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng tham gia chiến dịch, bảo vệ dân công, bảo vệ giao thông vận tải, bảo vệ kho tàng... Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975): - Giai đoạn từ năm 1954 – 1960: ổn định an ninh, phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN. - Giai đoạn từ năm 1961 – 1965: tăng cường xây dựng lực lượng, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” - Giai đoạn từ năm 1965 – 1968: Giữ gìn an ninh chính trị, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” - Giai đoạn từ năm 1969 – 1973: Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” - Giai đoạn từ năm 1973 – 1975: cùng cả nước giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. HOẠT ĐỘNG 3: Thời kì đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH (từ 1975 đến nay). GV giải thích rõ, sự đổi mới về tổ chức và hoạt động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của địch. - HS lắng nghe GV tổng kết bài và rút ra kết luận. CAND Việt Nam đã tổ chức và hoạt động, đáu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. - CAND đã được nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, huân chương sao vàng, huân chương Hồ Chí Minh và những phần thưởng cao quý khác. HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết bài. GV tổng kết bài học. HS lắng nghe GV tổng kết bài và rút ra kết luận. Từ khi thành lập đến nay trải qua hơn 60 năm CAND Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt, từ lực lượng cho đến kinh nghiệm chiến đấu. Góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho đất nước. - BTVN: - Dặn dò: Đọc trước phần B, mục II trong SGK. BÀI 2: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN (5 TIẾT) TIẾT 9: TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: Học sinh nắm được những truyền thống vẻ vang của công an nhân dân trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu phần B (mục II) trong SGK. - Tìm hiểu thêm các tài liệu về truyền thống công an nhân dân. 2. Học sinh: - Đọc trước phần B (mục II) trong SGK. - Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống công an nhân dân. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Ổn định lớp học: - Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: em hãy nêu lịch sử công an nhân dân Việt Nam. Giới thiệu bài: Trên 60 năm xây dựng, trưởng thành và chiến thắng,CAND Việt Nam đã dệt nên trang sử hào hùng “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: Trung thành thuyệt đối với sự nghiệp của Đảng . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV giới thiệu quá trình hình thành của công an nhân dân theo nội dung trong SGK. HS chú ý nghe giảng, ghi vào vở những ý chính cần thiết. - CAND chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng và trở thành công cụ bạo lực sắc bén của nhà nước trong việc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, trung thành với mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì. - Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo CAND theo nguyên tắc “tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt”. - Tổ chức Đảng trong lực lượng CAND theo hệ thống dọc từ trug ương dến cơ sở. HOẠT ĐỘNG 2: Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu - GV đưa ra một số ví dụ về chiến công của CAND Việt Nam. HS chú ý nghe giảng, ghi vào vở những ý chính cần thiết. Công an nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu đã lập bao chiến công hiển hách trong lịch sử xây dựng và chiến đấu của mình. Chiến công: bắt gián điệp, khám phá phần tử phản động trong nước, những cuộc chiến đấu cam go quyết liệt với kẻ cầm đầu gây rối trật tự an ninh XH. CAND láy sự bình yên cuộc sống làm mục tiêu phục vụ và lấy sự gắn bó phối hợp cùng nhân dân là điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. HOẠT ĐỘNG 3: Độc lập tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học – công nghệ phục vụ công tác và chiến đấu. GV giải thích rõ, sự đổi mới về tổ chức và hoạt động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của địch. CAND Việt Nam đã phát huy đầy đủ các nhân tố nội lục, làm nên sức mạnh giành thắng lợi. - Với tinh thần “người Việt Nam phải tự giải phóng lấy mình, tự cứu mình trước khi chờ cứu” CAND đã tích cực, chủ động bám trụ, nắm địa bàn, chủ động phát hiện những dấu tích tội phạm. - Phương tiện trong tay lực lượng CA mặc dù chưa phải là hiện đại, thậm chí rất thô sơ nhưng đã biết tận dụng, vận dụng và sáng tạo trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định, thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất. HOẠT ĐỘNG 4: Tận tuỵ trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo trong chiến đấu. Giáo viên giảng giải. Học sinh ghi chép. Kẻ thù chống phá cách mạng thường sử dụng trăm phương ngàn kế với những thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt. - Để đánh thắng kẻ thù lực lượng công an phải luôn tận tuỵ với công việc, cảnh giác , bí mật mưu trí. Tận tuỵ trong công việc giúp CA điều tra, xét hỏi, nắm bằng chứng được chính xác và chuẩn bị chứng cứ để bắt đúng kẻ phạm tội. HOẠT ĐỘNG 5: Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng thuỷ chung, nghĩa tình. Quan hệ quốc tế được thể hiện như thế nào trong lực lượng công an nhân dân Công an nhân dân đã phối hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới để giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đây là những phẩm chất không thể thiếu giúp CAND hoàn thành nhiệm vụ. - Thể hiện tập trung nhất về sự hợp tác quốc tế là sự phối hợp công tác của CA 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. - Lực lượng intepol Việt Nam đa phối hợp với lực lượng intepol quốc tế để điều tra, truy bắt những tên tội phạm quốc tế và những vụ án ma tuý lớn HOẠT ĐỘNG 6: Tổng kết bài. Giáo viên tổng kết bài. Học sinh lắng nghe, ghi chép. Trên 60 năm xây dựng trưởng thành và chiến thắng,CAND Việt Nam dã dệt lên trang sử hào hùng “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.Tạo nên những truyền thống vẻ vang của CAND Việt Nam. Đánh giá kết quả học tập của HS thông qua trả lời các câu hỏi. Dặn dò HS đọc trước bài 3: Đội ngũ từng người không có súng.

File đính kèm:

  • docGA GDQP 10 3 cot moi nhat(1).doc