I. NHIỆM VỤ – YÊU CẦU:
- Nắm và vận dụng các yếu tố trong chạy tiếp sức : cách trao - nhận tín gậy
- Học một số động tác của bài TD nhịp điệu Nữ và bài tập phát triển chung Nam.
Yêu cầu: Học sinh tập trung và nghiêm túc tập luyện.
II. DỤNG CỤ – SÂN BÃI:
- Tranh ảnh TDNĐ và TDPTC Nam
- Sân vận động
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Khối 11 - Tiết 3 - Võ Trường Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo Aùn số : 3 Người soạn : VÕ TRƯỜNG GIANG. Ngày soạn :03/09//2008 Đơn vị :Trường THPT Phan Bội Châu
BÀI DẠY
- TẬP LUYỆN : * Bài TDNĐ NỮ : + Ôn Động Tác 1
+ Học Động Tác 2 - 3
* Bài TDPTC NAM : + Ôn Động Tác 1 - 5
+ Học Động Tác 6 – 15
- CHẠY TIẾP SỨC : Giới thiệu kĩ thuật - Cách trao - nhận tín gậy (bài tập 1-2 )
- CHẠY BỀN : Luyện tập chạy trên địa hình tự nhiên.
I. NHIỆM VỤ – YÊU CẦU:
- Nắm và vận dụng các yếu tố trong chạy tiếp sức : cách trao - nhận tín gậy
Học một số động tác của bài TD nhịp điệu Nữ và bài tập phát triển chung Nam.
Yêu cầu: Học sinh tập trung và nghiêm túc tập luyện.
II. DỤNG CỤ – SÂN BÃI:
Tranh ảnh TDNĐ và TDPTC Nam
Sân vận động
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
PHẦN NỘI DUNG
ĐLVĐ
YÊU CẦU CHỈ DẪN KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
TG
SL
A. Phần mở đầu:
8’
- Nhận lớp
Nắm sỉ số và sức khỏe HS
Đội hình dãn cách so le
- Bài mới
- Khởi động chung
2x8
Nhu nhuyển các khớp
- Khởi động chuyên môn
15sx2
Nâng cao đùi tại chỗ (tốc độ cao)
Kiểm tra bài cũ
Thực hiện thuộc lòng 1 động tác TDNĐ Nữ và 5 động tác TTPTC Nam.
GV gọi 3 HS lên Ktra
B. Phần cơ bản:
I/ Bài TDNĐ NỮ :
Ôn Động Tác 1.
- Học Động Tác 2 : phối hợp .
- Học Động Tác 3 : Di chuyễn ngang tiến, lùi.
II/ Bài TDPTC NAM :
- Ôn Động Tác 1 – 5
- Học Động Tác 6 – 15
III - CHẠY TIẾP SỨC : Cách Trao - Nhận Tín Gậy
(Bài tập 1-2 )
Bài tập 1-2 .
IV – Chạy bền:
V- Củng cố:
33’
5 lần
2x8
3 lần
5 lần
5 lần
- Yêu cầu HS tự giác, nghiêm túc ôn luyện thuần thục 1 động tác TDNĐ Nữ
-Động tác 2 : Phối hợp (2 x 8 nhịp )
- TTCB : Đứng cơ bản.
- Nhịp 1 : Giậm chân trái, đồng thời tay trái đưa ra trước, bàn tay sấp, mắt nhìn thẳng.
- Nhịp 2 : Giậm chân phải, đồng thời tay phải đưa ra trước, bàn tay sấp, mắt nhìn thẳng.
- Nhịp 3 : Giậm chân trái, đồng thời tay trái đưa lên cao, bàn tay hướng vào trong, ngẩn đầu.
- Nhịp 4 : Giậm chân phải, đồng thời tay phải đưa lên cao, bàn tay hướng vào trong, ngẩn đầu.
- Nhịp 5 : Giậm chân trái, đồng thời tay trái hạ về ngang vai, bàn tay sấp, mắt nhìn sang trái.
- Nhịp 6 : Giậm chân phải, đồng thời tay trái hạ về ngang vai, bàn tay sấp, mắt nhìn sang phải.
- Nhịp 7 : Giậm chân trái, đồng thời tay trái hạ xuống ép sát thân, mắt nhìn thẳng.
- Nhịp 8 : Giậm chân phải, đồng thời tay phải hạ, về TTCB.
- TTCB : Đứng cơ bản
- Nhịp 1 : Bước chân trái lên 1 bước, trọng tâm dồn vào chân trái, hai cẳng tay lồng vào nhau và quây tròn quanh trục cánh tay ( từ ngoài vào trong ), bàn tay nắm hờ.
- Nhịp 2 : Bước chân phải lên 1 bước, trọng tâm dồn vào chân phải đồng thời quây tròn quanh trục cánh tay ( từ ngoài vào trong ), bàn tay nắm hờ.
- Nhịp 3 : Như nhịp 1.
- Nhịp 4 : Khuỵu gối chân trái, chân phải đưa thẳng trước, tì bằng gót chân, hai cẳng tay dừng trước ngực, chân thẳng, mắt nhìn thẳng.
- Nhịp 5,6,7,8 : Như nhịp 1,2,3,4, nhưng hai tay quay theo chiều ngược lại bước chân lùi về và tuỳ gót chân trái.
- Yêu cầu HS tự giác, nghiêm túc ôn luyện
thuần thục 6 động tác (Từ 1à5).
Động tác 6 : Lăng thẳng từ dưới - lên cao. Thực hiện hai động tác liên tục. Kết thúc động tác ở tư thế khếp chân, hai tay chết cao, mắt nhìn thẳng.
Động tác 7 : Hạ hai tay thành hàng ngang,bàn tay ngữa, căng thân, đầu ngửa, mắt nhìn chết cao.
Động tác 8 : Hai tay giơ chết cao, căng thân, đầu ngữa,mắt nhìn chết cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
Động tác 9 : Như động tác 7.
Động tác 10 : Chân trái bước sang trái một bước rộng bằng vai, gập thân về trước, hai tay dang ngang, bàn tay sấp, đầu ngẩng, căng thân, mắt nhìn thẳng.
Động tác 11 : Quay người sang trái, tay phải lăng thẳng xuống dưới, bàn tay phải chạm mu bàn chân trái. Tay trái lăng thẳng lên trên, bàn tay duỗi thẳng.
Động tác 12 : Quay người sang phải, tay trái lăng thẳng xuống dưới, bàn tay trái chạm mu bàn chân phải. Tay phải lăng thẳng lên trên, bàn tay duỗi thẳng.
Động tác 13 : Như động tác 11.
Động tác 14 : Như động tác 12.
Động tác 15 : Thu chân trái về với chân phải thành tư thế ngồi xổm trên nữa trước bàn chân, hai tay chống đất.
Có hai cách:
- Cách 1 : Trao - nhận tín gậy từ dưới lên. Tín gậy được đưa từ dưới lên vào giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay người nhận. Nhười nhận tín gậy khi đưa tay về sau, cánh tay duỗi thẳng cố định. Bàn tay xoè ra như đo gang, các ngón con hướng chết ra ngoài – xuống dưới ; ngón cái hướng chết vàu trong, lòng bàn tay hướng về sau xuống dưới.
- Cách 2 : Trao - nhận tín gậy từ trên xuống. Tín gậy được đưa từ trên xuống. Người nhận tín gậy phải để bàn tay ngửa, ngược với cách 1
Cách 1 dễ thực hiện hơn, nhưng người nhận tín gậy ở phía trước tay người trao nên sau mổi lần trao – nhận, phần đầu tín gậy phía trước sẽ ngắn dần,gây khó khăn cho việt trao ở lần trao tiếp theo làm cho tốc độ chận lại (ảnh hưỡng đến tốc độ ). Người nhận cần nắm tín gậy sát điểm nắm người trao ; nếu thấy phần tín gậy ở phía trước điểm nắm quá ngắn, thì vừa chạy vừ phải làm động tác chống đuôi tín gậy vào đùi để đẩy tín gậy về trước. Tín gậy được nắm đủ chặt để có thể trược về phía trước nhưng không tuột khỏi tay.
Cách 2 không khó khăn như cách 1, do người nhận được nắm vào đầu tín gậy khi xoay cổ tay phần tín gậy ở phía trước luôn đủ dài nên trong quá trình chạy không cần điều chỉnh đầu gậy. Song, vì phải vặn cổ tay ra ngoài và hướng lòng bàn tay lên trên nên khó ,hơn khi trao – nhận tín gậy, do đó, phải qua tập nhiều lần mới thuần thục.
Đến thời điểm thích hợp, người trao phát tín hiệu bằng miệng. Từng đội phải có sự thoả thuận trước để trao – nhận ngay hoặc sau một nhịp đánh tay nữa mới trao.
Việt trao – nhận tín gậy phảu được thực hiện nhanh, chính xác và không để loạn nhịp điệu chạy làm giảm thành tích. Với HS phổ thông nên tập trao – nhận tín gậy sau một nhịp đánh tay nữa.
Thời điểm trao – nhận tín gậy tối ưu là khi cả 2 người đều đang thực hiện đạp sau và cách nhau khoảng 1 – 1.3m. ở khoảng cách này tay người phía trước đưa ra sau hết cỡ, tay người phía sau đưa ra trước hết cỡ thì cách nhau một đoạn vừa đủ để trao và nhận được tín gậy là hợp lý nhất.
- Khi hạy các em không nên nắm chặt tín gậy quá sẽ ảnh hưởng tới tần số động tác, cũng không cầm lỏng quá có thể làm rơi tín gậy.
- Thông thường việc trao tín gậy trong một đội nên như sau : Người số 1 cầm tín gậy ở tay phải, chạy lệch sang bên trái của ô chạy. Người số 2 phải chạy sát phía phải ô chạy và nhận tín gậy bằng tay trái, sau đó trao gậy vào tay phải của người số 3. Người số 3 cũng chạy sát mép trong (bên trái) của ô chạy. người số 4
Chạy sát bên phải ô chạy và nhận tín gậy bằng tay trái.
- TẠI CHỔ LÀM ĐỘNG TÁC ĐÁNH TAY TRAO – NHẬN TÍN GẬY.
- Nam 2km Tốc độ trung bình (50%)
Nữ 1km
Yêu cầu: HS thực hiện hết cự li GV đề ra.
GV chốt trọng tâm, nêu sai lầm thường mắc và cách sửa bài tập để HS rút kinh nghiệm
- GV chia lớp thành 4 tổ để ôn luyện, theo dõi sửa sai từng em
- GV thị phạm mẫu, HS nắm rồi thực hiện theo lệnh của GV
- Đội hình 4 hàng dãn cách sole
- GV chia lớp thành 4 tổ để ôn luyện, theo dõi sửa sai từng em
- GV thị phạm mẫu, HS nắm rồi thực hiện theo lệnh của GV
- GV đôn đốc HS thực hiện
- GV ra câu hỏi ôn tập phần đã học
C. Phần kết thúc:
- Thả lỏng
- Phổ biến nd giờ sau
4’
- Toàn thân
- Đội hình dãn cách sole
- Đội hình hẹp
- Nhận xét
- GV nêu ưu nhược điểm giờ học
- Dặn dò và ra bài tập về nhà
- Ôn 15 động tác bài TD Nam – 3 động tác bài TD Nữ đã học; Chạy bền; Việt dã 1,5km
- Xuống lớp
Giáo viên hô giải tán – HS hô khỏe
* Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- T3.doc