Giáo án thao giảng Chuyên đề giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường

I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:

- Sự cần thiết phải chăm sóc cả răng và lợi

- Biết khi nào cần phải đánh răng

- Kể ra những thứ có thể dùng để đánh răng

- Biết đánh răng thường xuyên và đúng cách

- Có ý thức giữ răng miệng sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, cốc đựng nước, mô hình hàm răng, phiếu học tập

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thao giảng Chuyên đề giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 ngày 26 tháng 1 năm 2011 Giáo án thao giảng Chuyên đề giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường Người dạy: Trương Thị Phương Bài 4: Giữ Vệ sinh răng miệng I.Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Sự cần thiết phải chăm sóc cả răng và lợi - Biết khi nào cần phải đánh răng - Kể ra những thứ có thể dùng để đánh răng - Biết đánh răng thường xuyên và đúng cách - Có ý thức giữ răng miệng sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy - học: Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, cốc đựng nước, mô hình hàm răng, phiếu học tập III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Răng và lợi * GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp + HS quan sát răng của bạn để tìm hiểu về số lượng răng, các loại răng khác nhau như thế nào, cái gì giúp răng đứng vững...? - GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trên * Cả lớp thảo luận các câu hỏi sau: + Nêu chức năng của mỗi loại răng ( Răng hàm trong để nhai và nghiền thức ăn, răng cửa để cắn...) Em thay răng vào lúc mấy tuổi? HS trả lời GV đưa ra kết luận: Răng mọc lần đầu gọi là răng sữa. Sau đó răng sữa sẽ thay bằng răng vĩnh viễn Răng vĩnh viễn là bộ răng cuối cùng chúng ta có. Nếu để răng này bị sâu, hỏng phải nhổ thì sẽ không mọc lại được nữa. Lợi khỏe giúp răng bám chắc nên rất cần thiết giữ cho lợi khỏe. Hoạt động 2: Thực hành đánh răng * HS quan sát mô hình hàm răng và yêu cầu HS chỉ mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của hàm răng Hỏi thói quen đánh răng của HS HS khác nhận xét * GV làm mẫu động tác đánh răng theo các bước: + chuẩn bị cốc và nước sạch + Lấy kem đánh răng vào bàn chải + Đánh răng + Súc miệng kĩ rồi nhổ ra +Rửa sạch bàn chải rồi treo lên giá * HS thực hành đánh răng, GV theo dõi * 3-4 em thực hành trước lớp, cả lớp theo dõi - Sau khi đánh răng em cảm thấy răng miệng thế nào? Hoạt động 3: Giữ vệ sinh răng miệng GV phát phiếu bài tập cho HS, yêu cầu các em hoàn thành: Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng và phù hợp với em: Bạn đánh răng bằng gì? Bàn chải răng Tăm tre mềm Cau khô Ngón tay Không đánh răng Bạn đánh răng khi nào? Sấng (ngủ dậy) Tối ( trước khi đi ngủ) Sau bữa ăn Sau khi ăn ngọt Lúc khác ( kể tên) 3. Mức độ đánh răng của bạn thuộc loại nào? a. Thỉnh thoảng b. Thường xuyên c. Một lần trong ngày d. Hơn một lần trong ngày Tự nhiên - xã hội Vệ sinh thần kinh (Tiết 1) GV thu phiếu, phát ngẫu nhiên cho HS, một số em đọc to một số phiếu trước lớp. GV gọi HS nhận xét, GV kết luận IV. Dặn dò về nhà: Dặn HS thực hiện đánh răng theo nội dung vừa học Thứ 2 ngày 7 tháng 3 năm 2011 Giáo án thao giảng Người dạy: Trương Thị Phương …………………………*****……………………. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Lễ hội. Dấu phẩy I.Mục tiêu: Sau bài học giúp HS : Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội (BT1). Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội (BT2) Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu( BT3a,b,c). HS khá, giỏi làm được bài tập 3. II.Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, phiếu khổ to (3 tờ), máy chiếu,… III.Các họat động dạy - học: Kiểm tra bài cũ: - Nêu tên các lễ hội, hội đã được học ở tuần 25 - 2-3 em đặt câu có bộ phận trả lời câu hỏi vì sao nói về chi tiết trong bài Hội vật. Dạy bài mới: Giáo viên giới thiệu bài Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS nêu tên các buổi lễ mà mình đã được tham dự ( khai giảng, chào cờ, tổng kết năm học, kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam…) - HS nêu tên các ngày hội mà mình đã được tham dự ( Ngày hội thiếu nhi vui khỏe, hội khỏe Phù Đổng, ngày hội vệ sinh học đường) - HS xem ảnh trên màn hình -HS dựa vào kiến thức vừa tìm hiểu hoàn thành bài tập 1 theo nhóm 2 - Giáo viên giúp HS hiểu nghĩa các từ: lễ, hội, lễ hội. - HS suy nghĩ và làm bài cá nhân vào vở bài tập Tiếng Việt. - Giáo viên dán 3 tờ phiếu, 3 HS đại diện 3 tổ lên thi làm nhanh. Cả lớp và giáo viên chốt lại lời giải đúng. Nhiều HS đọc lại kết quả đúng. Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - GV cho HS quan sát ảnh, phim các lễ hội và hoạt động trong lễ hội - HS trao đổi theo nhóm, viết nhanh tên một số lễ hội, hội và hoạt động trong lễ hội và hội vào giấy (nhóm 4 HS ). - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. Cả lớp và giáo viên nhận xét, kết luận nhóm hiểu biết nhất về lễ hội. Giáo viên bổ sung thêm một số lễ hội, hội. Ví dụ: Lễ hội: Đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, chùa Keo.... Hội: Hội vật, bơi trải, chọi trâu, chọi gà, đua voi... Giáo viên lưu ý HS: Một số lễ hội nhiều khi cũng gọi là hội. Bài tập 3: - 1 Hs đọc yêu cầu bài tập, giáo viên giúp HS nhận ra điểm giống nhau giữa các câu: mỗi câu đều bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân với các từ chỉ vì, tại, nhờ. - HS làm bài cá nhân để hoàn thành bài tập - 3 Hs lên bảng chữa bài. Cả lớp cùng giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng Đáp án: a.Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. b.Vì nhớ lại lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em xô phi đã về ngay. c.Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. 2 Hs đọc lại đáp án đúng Trò chơi ẩn số: HS chọn số, GV cho xất hiện câu hỏi, HS trả lời Củng cố - dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học. Thứ 4 ngày 26 tháng 1 năm 2011 Giáo án thao giảng Người dạy: Trương Thị Phương Vệ sinh thần kinh I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: Nêu một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh. Kể tên được một số thức ăn, đồ uống...nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh. Vận dụng tốt những điều đã học vào thực tế cuộc sống II. Đồ dùng dạy - học: - Các hình trong SGK 32, 33. - Phiếu học tập; máy vi tính; máy chiếu đa năng III. Hoạt động dạy - học: Bài cũ: - Hãy nêu tên các bộ phận của cơ quan thần kinh. - Cơ quan thần kinh có nhiệm vụ gì trong cơ thể chúng ta? HS trả lời, GV tổng kết bài cũ Bài mới: a, Giới thiệu bài. b, Dạy bài mới: Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận nhóm - Các nhóm quan sát hình 1- 7 ở trang 32 – SGK. - Giáo viên phát phiếu để các nhóm ghi kết quả thảo luận. - GV cho xuất hiện lần lượt từng tranh trên màn hình - Đại diện các nhóm trình bày – Cả lớp nhận xét. Kết luận: - Những tranh chỉ việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh Những tranh chỉ việc làm không có lợi cho cơ quan thần kinh ? Vậy theo em những việc làm như thế nào có lợi cho cơ quan thần kinh - HS nêu câu trả lời theo hiểu biết của cá nhân- GV kết luận hoạt động 1- liên hệ thực tế. Hoạt động 2: Trò chơi: Thư giãn GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi trong thời gian 2 phút Hoạt động 3: Nhận dạng nét mặt GV cho xuất hiện các nét mặt thể hiện các trạng thái tâm lý. + Tức giận + Vui vẻ + Lo lắng + Sợ hãi - HS nêu vẻ mặt có lợi đối với cơ quan thần kinh. - HS thể hiện vẻ mặt phù hợp với trạng thái vui vẻ. -GV giảng về các trạng thái tâm lí và liên hệ thực tế. Hoạt động 3: Làm việc với SGK- Thảo luận nhóm 2 - Từng cặp quan sát hình 9- trang 33- SGK trả lời theo gợi ý: Thức ăn đồ uống nào có lợi cho cơ quan thần kinh; thức ăn đồ uống nào có hại cho cơ quan thần kinh? Đại diện các nhóm nêu câu trả lời 1 số HS trình bày trước lớp. Khuyến khích HS giải thích cụ thể tác hại của mỗi loại nói trên Trong các thức ăn gây hại cho cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn? Giáo viên kể thêm tác hại do ma tuý, thuốc lắc...đối với sức khoẻ của con người. -Liên hệ, dặn dò HS tránh xa ma túy. III.Củng cố - dặn dò: - Tổng kết nội dung trọng tâm của tiết học - Giáo viên nhận xét tiết học. Tự nhiên - xã hội Khả năng kì diệu của lá cây I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Chức năng, ích lợi của lá cây. - Có ý thức bảo vệ cây cối. II. Đồ dùng dạy học: -Một số loại lá cây - Các slide được thiết kế trên giáo án điện tử. III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ: - GV đưa ra một số lá cây gọi HS nhận dạng và gọi tên lá cây đó. - 3-5 em HS chỉ, bạn theo dõi và nhận xét, bổ sung. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Bài mới: HĐ1: Chức năng của lá cây: Thảo luận nhóm 4: Yêu cầu: Quan sát hình 1 SGK trang 88 và dựa vào vốn hiểu biết của bản thân chỉ và nói về quá trình quang hợp, hô hấp, quá trình bay hơi nước của lá cây theo các câu hỏi gợi ý: -Quá trình quang hợp của lá cây diễn ra trong đk nào? Khi quang hợp lá cây hấp thụ khí gì, thải ra khí gì? -Quá trình hô hấp diễn ra khi nào Khi hô hấp lá cây hấp thụ khí gì, thải ra khí gì? -Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp lá cây còn có chức năng gì? -HS thảo luận nhóm, GV cho xuất hiện sơ đồ đầy đủ minh hoạ các quá trình trên. -4-6 HS đại diện các nhóm chỉ trên sơ đồ kết hợp trình bày, lớp theo dõi, nhận xét. GV kết luận trên slide về quá trình quang hợp, hô hấp, quá trình bay hơi nước của lá cây và các chức năng của lá cây. HĐ2: ích lợi của lá cây - GV cho xuất hiện slide và học sinh thảo luận nhóm 2 theo các câu hỏi trong tranh: - Mỗi bức tranh vẽ gì ? -Trong tranh lá cây dùng để làm gì? - Gọi một số nhóm nêu câu trả lời GV lần lượt cho HS nêu ích lợi của lá cây. HĐ3: Trò chơi: Đi chợ theo yêu cầu GV nêu luật chơi Các nhóm cử đại diện lên tham gia chơi, lớp theo dõi, cổ vũ Nhận xét trò chơi HĐ4: Liên hệ: Liên hệ tới việc bảo vệ cây, trồng cây của HS ở nhà, ở trường. 3. Cũng cố, dặn dò: 1 HS nêu lại chức năng, ích lợi của lá cây

File đính kèm:

  • docgiao an thao giang Kha nang ki dieu cua la cay.doc
Giáo án liên quan