Giáo án Tập làm văn Lớp 9 - Khóa hè - Trần Mai Linh

Đề: Phân tích tác phẩm “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

Dàn bài

Mb:

- Trong xã hội phong kiến tàn bạo và bất công, người phụ nữ Việt Nam tuy chịu nhiều bất hạnh nghiệt ngã song họ vẫn sáng ngời vẻ đẹp hình thể lẫn tâm hồn, là cảm hứng sáng tác cho văn chương.

- “Chuyện người con gái Nam Xương” trích từ tập truyện “ Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ là một minh chứng làm ta vô cùng cảm động.

Tb:

1. Tóm lược tác phẩm:

Vũ Thị Thiết – quê ở Nam Xương – là người con gái thùy mị nết na, tư dung lại tốt đẹp, lấy chồng là Trương Sinh, con nhà giàu, ít học lại có tính hay ghen. Về làm dâu nhà họ Trương, hiểu tính chồng nên nàng hết mực giữ gìn khuôn phép, tránh để vợ chồng phải thất hòa. Lấy nhau chưa được bao lâu thì xảy ra chiến tranh, Trương Sinh phải đi lính. Chồng đi vừa đầy tuần, Vũ Nương ở nhà sinh con, nuôi dạy con một mình, phụng dưỡng mẹ chồng khi đau ốm, lo ma chay khi mất như cha mẹ đẻ. Năm sau, Trương Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ đã ngờ oan vợ thất tiết. Vũ Nương hết lời giải bày nhưng chồng không tin, nàng nhảy xuống sông tự vẫn nhưng được Linh Phi cứu. Ở thủy cung, nàng gặp Phan Lang người cùng làng, nhờ Phan nhắn chồng lập đàn giải oan, nàng hiện về đa tạ tình nghĩa của chồng nhưng từ chối trở lại nhân gian.

2.Giá trị nội dung:

a.Giá trị hiện thực:

- Lên án chiến tranh phong kiến: nguyên nhân của cảnh biệt li, chết chóc. Đối với Vũ Nương, chiến tranh là điểm khởi đầu của một loạt biến cố: chia li, mẹ chồng chết, chồng nghi oan vợ, vợ tự vẫn bất hạnh.

- Tố cáo hàng rào lễ giáo phong kiến nghiệt ngã, bất công, chế độ nam quyền gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ. Điều này được gửi gắm qua nhân vật Trương Sinh: ít hiểu biết, hay ghen, gia trưởng, vũ phu, ngờ oan vợ và không nghe lời giải thích, đối xử tàn nhẫn, dồn vợ đến bước đường cùng.

b.Giá trị nhân đạo: làm nên sức sống cho tác phẩm.

• Xây dựng hình tượng một người phụ nữ đẹp với những đức tính đáng quý:

 

- Nàng không chỉ “nết na thùy mị” mà còn tư dung tốt đẹp”; trong đạo vợ chồng, nàng “hết sức khôn khéo”, “rất mực chú trọng giữ gìn khuôn phép, không từng lúc nào để đến vợ chồng phải thất hòa” những mong hạnh phúc nhưng hạnh phúc thật mong manh.

- Qua lời tống biệt chồng ra trận, ta thấy Vũ Nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không màng hư danh, hết mực lo lắng, yêu thương chồng.

 

doc47 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập làm văn Lớp 9 - Khóa hè - Trần Mai Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạn ( chốt ý, liên hệ) : Cách sống đẹp cần gìn giữ và phát huy qua mọi thời đại. Viết đoạn (1)Từ xưa đến nay, lòng nhân ái là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nó thể hiện tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội. (2)Người Việt Nam luôn tự hào là « Con rồng cháu tiên », cùng sinh ra trong một bọc trứng, cùng chung một giống nòi. (3)Bởi vậy, từ ngàn xưa, cha ông ta đã cất lên những tiếng hát đầy yêu thương : « Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước thì thương nhau cùng ». (4) Biểu hiện của lòng nhân ái đôu khi rất đơn giản. (5) Kính trọng ông bà, cha mẹ, yêu thương, giúp đỡ anh chị em, là thể hiện tình thương yêu đối với những người ruột thịt. (6) Quan tâm, chia sẽ, giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp cũng là yêu thương. (7) Xót xa cho những đứa trẻ mồ côi, những người nghèo khổ hay đôi khi chỉ là cầm tay dìu một bà lão qua đường cũng là thể hiện lòng nhân ái đối với đồng loại. (8) Mở rộng ra, chúng ta có thể yêu thương loài vật, nâng niu từng ngọn cây, cành lá (9) Lòng nhân ái rất cần thiết trong cuộc sống. (10)Hãy tưởng tượng thử xem nếu thế giới này không có tình yêu thương, sẽ như thế nào nếu trái tim chúng ta đều khép kín và băng giá ? (11) Tất cả sẽ sẽ lạnh lẽo biết bao, tất cả sẽ bị bao trùm bởi đám mây u ám và cuộc sống sẽ vô cùng tẻ nhạt, vô vị. (12) Và mỗi con người sẽ biến thành một ốc đảo đơn độc trong thế giới rộng lớn này. (13) Hãy mở rộng hồn mình, hãy sưởi ấm trái tim của nhau bằng hơi ấm của tình thương, hãy chia sẻ với mọi người những già bạn có ! (14) Giúp đỡ những người còn khó khăn đang ở ngay cạnh bạn ; góp một phần nhỏ để giúp đỡ những người đồng bào ruột thịt đang bị thiên tai hoành hành, (15) Làm được như vậy là bạn đang nối kết những sợi dây vô hình kéo con người xích lại gần nhau hơn và tiếp nối truyền thống đạo ly tốt đẹp của dân tộc. Sức mạnh của ý chí Trải qua những thành công và thất bại trong cuộc sống lắm thử thách, người xưa đã rút ra một kinh nghiệm “Có chí thì nên”.(1) (2)Câu tục ngữ khẳng định, có ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm con người sẽ thành công trong cuộc đời.(3)Thật vậy, cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, con đường dẫn đến thành công không bao giờ bằng phẳng mà luôn gập ghềnh. (4) Còn con người , mỗi khi bắt tay vào làm công việc gì cũng mong muốn công việc ấy kết thúc thắng lợi.(5) Chính vì thế, con người phaỉ có bản lĩnh và quyết tâm hành động để đạt được mục đích đã đề ra, không cho phép mình đầu hàng hay thối lui trước hoàn cảnh. (6)Người có ý chí coi gian nan, khó khăn trên đường đời là dịp để tôi luyện bản thân và trưởng thành: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.(7)Và trong quá trình tiến hành công việc, nếu biết giữ vững ý chí sẽ có nhiều biện pháp sáng tạo giúp ta vượt qua thử thách.(8)Từ việc học tập, nghiên cứu, đến đấu tranh vì độc lập tự do, con người nhờ có sức mạnh ý chí mà làm nên những chuyện phi thường: các danh nhân, các nhà bác học, các vị anh hùng đều để lại sự nghiệp lớn lao. (9)Những thành tựu xuất sắc cho dân tộc, cho nhân loại đều là kết quả của qúa trình bền gan, lập chí, trải qua quá trình rèn luyện không ngừng, vượt lên mọi cảnh ngộ.(10)Quả thật “Ví thử đường đời bằng phẳng cả. Anh hùng hào kiệt có hơn ai”.(11)Ngược lại, người thiếu ý chí sẽ dễ dàng buông xuôi, không tự tin vào chính mình để giải quyết một công việc nào dù đơn giản và cả đời họ sẽ không biết đến thành công.(12) Có thể khẳng định: ý chí là phẩm chất của người lao động chân chính, cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam. (13)Học sinh chúng ta đang trên con đường chinh phục đỉnh cao của trí tuệ nhân loại, phía trước thật nhiều chông gai vì vậy hãy kế thừa và phát huy truyền thống của thế hệ đi trước: trước bài văn, bài toán khó, công thức dài không được lười suy nghĩ, thấy khó mà nản chí. (14)Hãy tập lối sống dám đương đầu, bất chấp mọi khó khăn, có tinh thần cầu tiến để vững vàng đi tiếp trọn con đường mà chúng ta đã xác định: “Đường đi khó không vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Có công mài sắt có ngày nên kim/ Nước chảy đá mòn/ kiến tha lâu cũng đây tổ/Không có việc gì khó.Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển.Quyết chí ắt làm nên. Nói không với thái độ thiếu nghiêm túc trong thi cử. Tổng thống Mĩ A.Lincoln đã nói: “Xin thầy dạy cho cháu thấy rằng bị điểm kém còn hơn là gian lận trong thi cử”. Đây cũng chính là vấn đề nhức nhối hiện nay trong ngành giáo dục. Trong học đường, bên cạnh những thành tích cao đáng tự hào mà thế hệ trẻ Việt Nam bằng sự nổ lực của bản thân đã đạt trong những kì thi quốc Tế thì trong nước ta hiện tượng gian lận trong thi cử, thật đáng xấu hổ, ngày càng phổ biến và nghiêm trọng. Biểu hiện rất phong phú như nhắc bài nhau, táo bạo hơn thì mở sách, tài liệu, mang phao vào phòng thi Nhiều lí do được học sinh mang ra để giải thích cho hành vi sai trái cuả mình: chương trình học nặng nên không nắm được kiến thức, phải đi học thêm nhiều nên không còn thời gian để chuẩn bị bài, vì áp lực nặng nề của gia đình và bản thân nên không muốn điểm thấp, Tuy nhiên, đó chỉ là cái cớ để tự bào chữa cho sự lười biếng, ỷ lại mà thôi. Đã đi học thì phải học bài, nắm vững kiến thức và vận dụng nó khi làm kiểm tra để được đánh giá sức học của mình một cách khách quan và chính xác. Hậu quả của việc gian lận không phải nhỏ: bị trừ điểm, hạ hạnh kiểm, hủy bài thi, chịu sự chê cười của bạn bè, mất lòng tin của mọi người xung quanh và nghiêm trọng và lỗ hỏng kiến thức của bản thân. Nếu sự thiếu trung thực này không bị phát hiện thì hậu quả nghiêm trọng hơn: học sinh bằng lòng với điểm ảo, có thói quen gian lận dù có nắm được kiến thức cũng không tự tin khi làm bài, giáo viên tự mãn với thành tích của học trò nên chủ quan trong giảng dạy, cha mẹ bị ngộ nhận về học lực của con, đến khi ra trường những con người này chỉ có năng lực ảo. Bác sĩ chẩn đoán bệnh sai gây chết người, kĩ sư xây dựng công trình sập lún, giáo viên truyền đạt kiến thức sai, công nhân làm việc năng suất, chất lượng sản phẩm kém Hậu quả là cả xã hội thiếu tri thức – thiếu tài – thiếu trung thực – thiếu đức, thật vô cùng tai hại. Là học sinh cuối cấp, chuẩn bị bước vào một kì thi tuyển đầy thử thách, chúng ta hãy tự tin đứng lên bằng chính nỗ lực của bản thân, nói không với “quay cóp” thì chắc chắn kết quả chúng ta đạt được là cao quý vô cùng. Sống có trách nhiệm Xã hội văn minh đòi hỏi con người sống phải có trách nhiệm với cộng đồng(1).Vậy thế nào là người sống có trách nhiệm(2)? Sống có trách nhiệm là tuân thủ những qui định của tập thể, của xã hội mà mình đang sống; là làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình với tập thể, với xã hội ấy(3).Trong gia đình, ông bà, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cháu(4). Con cháu có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc tuổi già(5). Mỗi thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm quan tâm, lo lắng, bảo vệ, chăm sóc nhau(6). Ở ngoài xã hội, mỗi công dân phải có trách nhiệm tuân thủ những qui định của pháp luật, của đạo lí trong lối sống và hành vi của mình, đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng, của quốc gia lên hàng đầu(7). Người sống có trách nhiệm sẽ có kế hoạch làm việc cụ thể, làm việc nghiêm túc vì thấy rằng thành quả của công việc không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn là đóng góp của họ cho xã hội(8). Chính vì lẽ đó mà người sống có trách nhiệm sẽ làm việc hiệu quả hơn, sống nghiêm túc và tử tế hơn(9). Như vậy, sống có trách nhiệm sẽ giúp con người ta sống đẹp hơn, xã hội văn minh, tốt đẹp, phồn vinh hơn(10).Để rèn luyện tinh thần trách nhiệm, ngay từ bé, bản thân mỗi chúng ta hãy có trách nhiệm với bản thân trong việc học tập như hoàn thành bài tập thầy cô đã giao, rèn luyện,bảo vệ bản thân; có trách nhiệm với gia đình như phụ giúp bố mẹ việc nhà; trách nhiệm với nhà trường và xã hội như tuân thủ các qui định của các đơn vị tập thể này(11).Tuy nhiên, xã hội vẫn còn tồn tại những kẻ sống vô trách nhiệm(12).Những kẻ này thường làm trái pháp luật, đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng và xã hội(13). Chúng là những con sâu làm rầu nồi canh(14). Hãy triệt để bày trừ thói vô trách nhiệm để xã hội trong sạch, phát triển và tốt đẹp hơn(15). Sống đẹp Trong cuộc sống, có những người chỉ biết sống cho riêng mình, đó là lối sống nhỏ nhen, ích kỉ(1). Muốn xã hội tốt đẹp hơn thì con người phải biết sống cao đẹp(2). Lẽ sống cao đẹp ở đây là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng, sống vì cộng đồng, sống để cống hiến cho xã hội, cho đất nước(3).Sống đẹp là sống có ý chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi bị vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chấp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa(4). Chúng ta cần phải sống đẹp vì đó là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người cần hướng tới. Là lí do mà mỗi con người cần mong muốn đạt được(5).Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội và đất nước(6).Trong lịch sử của dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: xưa có Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,; nay có anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, anh Lê Văn Tám, và cao cả hơn là Bác Hồ kính yêu(7). Họ là người sống hết mình vì dân tộc, đã hiến dâng trọn vẹn cả cuộc đời cho dân tộc, cho Tổ quốc(7). Họ xứng đáng là tấm gương sáng về lí tưởng sống đẹp cho chúng ta noi theo(8). Bên cạnh đó cũng không hiếm những người có lối sống tiêu cực, đi ngược với luân lí và đạo đức(8). Đó là những tên bán nước, buôn người, những người đầu độc chính dân tộc mình bằng thuốc phiện, rượu cồn(9). Đó là những tấm gương xấu đáng bị bài trừ(10). Vậy chúng ta làm gì để trở thành người có lí tưởng sống đẹp(11)? Trước hết, ta cần phải xác định lí tưởng sống đúng đắn, có những hoài bão lớn ích nước lợi nhà ra sao(12). Tiếp theo cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khỏe nhằm thực hiện mục đích đó(13). Và điều quan trọng là chúng ta phải cụ thể hóa những kế hoạch ấy bằng những hành động cụ thể(14). Hãy sống và cống hiến hết mình như ngày hôm nay là ngày cuối cùng ta được sống, không sống hoài, sống phí dù chỉ một ngày(15). Người con gái Nam Xương 

File đính kèm:

  • docTap lam van day he 9.doc