Giáo án Tập đọc: Tuần 23: Hoa học trò

Đọc đúng: Đoá, mỗi hoa, tán hoa lớn xoè ra, đưa đẩy, nỗi niềm, bỗng

 * Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghĩ hơi đúng giữa các dấu câu, giữa các cụng từ, nhấn giọng ở những từ ngữ tả vẽ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.

 * Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, suy tư

 * Hiểu các từ ngữ: Phượng, phần tử, vô tâm, tim thắm.

 * Hiểu nội dung bài: Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gủi và thân thiết nhất với học trò.

 - Cảm nhận được vẽ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả của Xuân Diệu.

 II. Phương tiện dạy- học:* Tranh (ảnh) về cây phượng lúc ra hoa

 

doc16 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc: Tuần 23: Hoa học trò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào? (HS trả lời) GV chốt: Người mẹ nuôi con không lớn, người mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương, những công việc này góp phần vào công cuộc chống Mỹ của toàn dân tộc. ? Tìm những hình ảnh nói lên tình yêu thương và niềm hy vọng của người mẹ đối với con. (HS trả lời) GV chốt: - Tình yêu của mẹ đối với con: Lưng đưa nôi, tim hát thàng lời – mẹ thương A-kay – mặt trời của mẹ nằm trên lưng; hy vọng của mẹ với con: Mai sau con lớn vung chày lún sân. ? Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì? (HS trả lời: là tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng). Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng. - Hai HS nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ. GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm. GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 khổ thơ. - HS chọn nhẩm học thuộc lòng 1 khổ thơ mình thích. Thi đọc thuộc lòng trước lớp. IV/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc cả bài thơ. : Thứ 5 ngày 19 tháng 2 năm 2009 Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối I/ Mục tiêu: 1. Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối(hoa, quả) trong những đoạn văn mẫu. 2. Viết được một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả. II/ Đồ dùng dạy học: Một tờ phiếu viết lời giải bài tập 1. III. Hoạt động dạy- học A/ Bài cũ. - Một HS đọc lại đoạn văn tả lá, thân hay góc của cái cây mà em yêu thích. - GV nhận xét đánh giá B/ Dạy bài mới. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay giúp các em biết cách tả các bộ phận hoa và quả. Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài tập 1. Hai học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1 với hai đoạn văn: Hoa sầu đâu, quả cà chua . - Cả lớp đọc từng đoạn văn, trao đổi với bạn, nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn. - Một học sinh nhìn vào phiếu nói lại nội dung bài làm. Bài tập 2. - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập2, suy nghĩ, chọn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích. - Một vài học sinh phát biểu ( VD: Em muốn tả cây mít vào mùa ra quả/ em muốn tả hoa mai./) - HS viết đoạn văn. - GV chọn đọc trước lớp 5-6 bài; chấm điểm những đoạn viết hay IV/ Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một loài hoa hoặc 1 thứ qủa. Khoa học: Bóng tối I/ Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - Nêu được bóng tối xuất hiện sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. - Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản - Biết bóng tối của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. II/ Phương tiện dạy học: Đèn pin, tờ giấy to, kéo, bìa, một thanh tre nhỏ, một số vật đồ chơi, hộp, đèn bàn. III/ Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Thông báo nội dung bài học: 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối Bước 1: GV gợi ý cho HS cách bố trí, thực hiện thí nghiệm trang 93 SGK. Tổ chức cho HS dự đoán (cá nhân, sau đó trình bày dự đoán của mình) Bước 2: HS dựa vào hướng dẫn và các câu hỏi trang 93 SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối. Bước 3: Các nhóm trình bày và thảo luận chung cả lớp. GV ghi lại kết quả trên bảng Dự đoán ban đầu Kết quả ? Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào? ? Làm thế nào để bóng của vật to hơn? Điều gì sẽ xẩy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật chiếu? Bóng của vật thay đổi khi nào?... Hoạt động 2: Trò chơi hoạt hình: Trò chơi xem bóng, đoán vật. - Chiếu bóng của vật lên tường. Yêu cầu HS chỉ được nhìn lên tường và đoán xem là vật gì. GV tổ chức cho HS chơi. IV/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ cái đẹp I/ Mục tiêu: 1. làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. Biết nêu những hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó. 2. Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó. II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1. Giấy khổ to để HS làm bài tập 3, 4 III/ Hoạt động dạy – học: A/ Kiểm tra bài củ: 2 HS đọc lại đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ có dùng dấu gạch ngang (bài tập 2 tiết trước) B/ Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài tập, cùng các bạn trao đổi, làm bài tập vào vở. - HS phát biểu ý kiến. GV treo bảng phụ để kết luận. - HS nhẩm học thuộc lòng các câu tục ngữ khi đọc thuộc lòng. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - 1 HS sinh khá, giỏi làm mẫu. HS suy nghĩ, tìm những trường hợp có thể sử dụng 1 trong những 4 câu tục ngữ nói trên. GV có thể cho HS thảo luận nhóm, nếu thấy ít HS tìm được ví dụ. Bài tập 3,4 . 1 HS đọc các yêu cầu của bài tập 3,4. GV nhắc HS: như ví dụ (M), HS cần tìm những từ ngữ có thể đi kèm với từ đẹp. GV phát giấy khổ to cho HS trao đổi theo nhóm. - Dán phiếu lên bảng. GV kết luận. 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Biểu dương những HS, nhóm HS làm việc tốt. Toán: Phép cộng phân số ( tiếp theo) I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết phép cộng 2 phân số khác mẫu - Biết cách thực hiện phép cộng 2 phân số khác mẫu. - Củng cố về phép cộng 2 phân số khác mẫu. II/ Phương tiện dạy học: - Mỗi HS chuẩn bị 3 băng giấy hình chữ nhật kích thước 2cm x 12cm. Kéo - GV chuẩn bị 3 băng giấy kích thước 1 dm x 6 dm III/ Hoạt động dạy – học: 1. Khởi động và giới thiệu: ? Muốn cộng 2 phân số cùng mẫu ta làm thế nào? ( 1HS trả lời, lấy ví dụ) - Giới thiệu bài gián tiếp. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Hoạt động với đồ dùng trực quan. GV nêu vấn đề và hướng dẫn HS thực hành để đi đến kết luận: 2 bạn đã lấy đi băng giấy. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu. GV nêu câu hỏi để HS rút ra phép cộng . HS nhận xét mẫu số của 2 phân số trên. Vậy muốn thực hiện được 2 phân số này chúng ta cần làm gì trước? - GV yêu cầu HS làm bài và đi đến kết luận: * Quy đồng mẫu số 2 phân số () * Cộng 2 phân số: ? Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào? (HS trả lời và lấy ví dụ) Hoạt động 3: Luyện tập thực hành Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV chữa bài trước lớp. Bài 2: GV trình bày bài mẫu trên bảng,sau đó yêu cầu HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV chữa bài. Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài. Hướng dẫn HS tìm hiểu dữ kiện và cái phải tìm của đề bài. Yêu cầu HS làm bài vào vở. IV/ Củng cố dặn dò: HS nhắc lại quy tắc cộng 2 phân số khác mẫu. Thứ 6 ngày 20 tháng 2 năm 2009 Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối I/ Mục tiêu: 1. Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. 2. Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối. 3. Có ý thức bảo vệ cây xanh. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh, cây gạo, cây trám đen. Hoạt động dạy – học: A/ Kiểm tra bài củ: - 1 HS đọc đoạn văn tả loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích. - GV nhận xét đánh giá. B/ Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: Tiết học này sẽ giúp các em xây dựng các đoạn văn tả cây cối 2. Phần nhận xét. 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1,2,3. - HS cả lớp đọc thầm bài cây gạo, trao đổi nhóm 2 lần lượt thực hiện cùng lúc các bài tập trên. HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. + Đoạn 1: Thời kỳ ra hoa + Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa + Đoạn 3: Thời kỳ ra quả. 3. Phần ghi nhớ: 3,4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK 4. Phần luyện tập Bài tập 1: 1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm bài “cây trám đen” HS trao đổi cùng bạn xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài và gợi ý: Trước hết, em xác định sẽ viết về cây gì, sau đó suy nghĩ về lợi ích mà cây đó mang lại cho con người. - HS viết đoạn văn. - Một vài HS khá, giỏi đọc đoạn viết. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, góp ý. IV/ Củng cố dặn dò: Nhận xét chung về tiết học. Toán: Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về phép cộng 2 phân số. II/ Hoạt động dạy học: 1. Khởi động và giới thiệu: ? Nêu quy tắc cộng 2 phân số khác mẫu? 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập và tự làm vào vở. (cộng 2 phân số cùng mẫu) Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập (cộng 2 phân số khác mẫu). Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng 2 phân số khác mẫu. HS tự làm vào vở. Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập. (Rút gọn rồi tính) Yêu cầu HS nhắc lại cách rút gọn phân số. HS tự làm bài tập vào vở Bài 4: HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán. GV hướng dẫn HS nắm rõ yêu cầu đề bài. - HS tự làm bài vào vở. Hoạt động 2: Chấm chữa bài III/ Củng cố dặn dò: GV tổng kết giờ học Âm nhạc ( GV chuyên trách dạy ) Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I/ Mục tiêu: - Thông qua đánh giá hoạt động của lớp trong tuần rút ra kinh nghiệm để phát huy mặt mạnh và khăc phục mặt tồn tại. - Lên kế hoạch tuần tới để học sinh có hướng chuẩn bị. II/ Hoạt động dạy- học: HĐ1: Đánh giá hoạt động lớp trong tuần 22. - GV nêu nhiệm vụ các tổ. - Các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng. + Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ. + Đọc điểm thi đua các thành viên trong tổ, xếp loại. + Bình luận cá nhân xuất sắc tất cả các mặt và xuất sắc 1, 2 mặt. + Nộp kết quả cho lớp trưởng. - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp - Đọc tên các bạn xuất sắc trong lớp, các bạn còn yếu. - GV nhận xét. + Tuyên dương những bạn học sinh xuất sắc. + Phê bình học sinh yếu, giúp các em nhận ra thiếu sót và tuyên thề khắc phục. HĐ 2: Kế hoạch tuần 23 * Lớp trưởng nêu: - Tiếp tục ổn định nề nếp. - Thi đua học tốt, dành nhiều điểm giỏi - Thực hiện tốt phong trào của Đội, trường. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ. - GV tiểu kết bổ sung đưa ra kế hoạch cụ thể cho lớp HĐ3: Dặn dò ; Về nhà hoàn thánh các bài tập các môn học, HS khá giỏi làm thêm ở bài tập nâng cao.Nộp tiền các khoản cho nhà trường

File đính kèm:

  • doctuan 23.doc
Giáo án liên quan