Giáo án Tập đọc Lớp 2 Trường Tiểu Học Đại Ân 2 “A”

I Mục đích yêu cầu:

- Đọc đúng , r rng tồn bi , biết nghỉ hơi sau các dấu chấm , dấu phẩy giữa các cụm từ .

- Hiểu lời khuyên câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẩn nại mới thành công ( trả lời được các CH trong SGK )

HS khá , giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ có công mài sắc , có ngày nên kim

II Giáo dục kĩ năng sống :

-Tự nhận thức về bản thân (hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh)

-Lắng nghe tích cực

-Kiên định

-Đặt mục tiêu (biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện)

 

doc167 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 2 Trường Tiểu Học Đại Ân 2 “A”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t âm. a) HS nối tiếp nhau đọc từng câu ( 2 lượt) - Luyện cho HS phát âm các từ: trùm chăn, chồm dậy, cuống cuồng, dập lửa, thiêu sạch… b) Luyện đọc đoạn: - Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn tước lớp Đoạn 1: Trong làng nọ….. bận tâm Đoạn 2: Nào ngờ….thiêu sạch. GV nhắc HS đọc nhấn giọng ở các từ gợi cảm. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. c) Thi đọc d) Lớp đọc đồng thanh. * Tìm hiểu bài: - Gọi 1 em đọc lại bài, 1 em đọc chú giải. + Thấy có nhà cháy, mọi người trong làng làm gì? + TRong lúc mọi người chữa cháy người hàng xóm làm gì? + Anh ta còn nghĩ gì? + Chuyện gì xảy ra với anh hàng xóm. + Anh hàng xóm là người thế nào? + Chuyện khuyên ta điều gì? - Theo dõi đọc thầm theo - HS từng dãy bàn nối tiếp đọc cho đến hết. - HS đọc - TÌm cách đọc và luyện đọc. - HS nôi tiếp đọc trước nhóm của mình, các bạn khác trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Đọc - theo dõi bài trong SGK - Mọi người đổ ra đường … tìm cách dập đám lửa. - Anh ta vẫn trùm chăn, bình chân như vại. - Anh ta nghĩ cháy nhà hàng xóm chứ… đâu mà sợ. - Lửa to, gió mạnh… mọi thứ đã bị thiêu sạch. - Anh hàng xóm là kẻ ích kỉ? - Thấy hàng xóm gặp nạn mà không giúp đỡ thì mình cũng bị gặp nạn/ đáng đời kẻ ích kỉ. 4. Củng cố: - Hôm nay tập đọc các em học bài gì? - Gọi 4 HS thi đọc, 1 em chỉ vào tranh kể lại chuyện. - Nhận xét cho điểm. 5. Dặn dò: - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau. Tập đọc Tiết ÔN TẬP CUỐI KỲ II I. YÊU CẦU: Kiểm tra đọc (lấy điểm) - Nội dung vavs bài tập đọc và học thuộc lòng. - Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút. - Kĩ năng đọc hiểu: trả lời được các câu hỏi nội dung bài. - Ôn luyện cách đặt câu hỏi có cụm từ: khi nào ( bao giờ..) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng tuần 28 -> 34. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. On định: BCSS 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng - Cho Hs lên bảng bóc thăm bài đọc - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV cho điểm từng em. * Thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy…) Bài 2: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Câu hỏi" khi nào?" dùng để hỏi về nội dung gì? - Gọi 1 em đọc câu văn phàn a. - Yêu cầu HS suy nghĩ thay thế cụm từ " khi nào" trong câu trên bằng từ khác. - Yêu cầu HS làm tương tự với phần b, c. - Nhận xét cho điểm. 3. Ôn luyện cách dùng dấu chấm câu. - Bài tập yêu cầu các em làm gì? - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. - GV nhắc HS: câu phải diễn đạt ý trọn vẹn. Khi đọc câu ta hiểu được. - Gọi HS đọc bài trước lớp. - Nhận xét cho điểm. - Lần lượt HS bóc thăm - Theo dõi và nhận xét. - Thay cụm từ trong câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ…) - Dùng để chỉ thời gian. a) - Khi nào bạn về quê thăm nội? - HS nói tiếp nhau phát biểu ý kiến. + Bao giờ…. Thăm bà nội? + Lúc nào….thăm bà nội? + Tháng mấy… thăm bà nội? + Mấy giờ bạn về quê….nội? b) Khi nào ( bao giờ, tháng mấy, lúc nào, mấy giờ) các bạn được đón tết Trung thu? c) khi nào ( bao giờ, lúc nào, mấy giờ) bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo? - Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả. - Làm bài theo yêu cầu ở nhà chỉ có Lan và em Lan. Lan bày đồ chơi ra dỗ em. em buồn ngủ. Lan đặt em xuống giường rồi hát cho em ngủ. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị tiết sau " ôn tập" (tiếp). tiết ÔN TẬP CUỐI KỲ II I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra ( như tiết 1) - Ôn luyện cách đáp lời chúc mừng. - Ôn luyện cách đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào? II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi các bài tập đọc và học thuộc lòng tuần 28 -> 34. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. On định: BCSS 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn ôn tập 1/ Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng ( như tiết 1) 2/ Ôn cách đáp lời chúc mừng. Bài 2: Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu 1 em đọc các tình huống trong bài. + Khi ông bà tăng quà chúc mừng sinh nhật em, theo em ông bà sẽ nói gì? + Khi đó em sẽ đáp lại lời của ông bà như thế nào? - Yêu cầu HS thảo luận từng đôi để tìm lời đáp cho các tình huống còn lại. 3/ Ôn cách đặt câu với cụm từ " như thế nào?" - Gọi 1 em đọc yêu cầu đề bài. - Câu hỏi có cụm từ " như thế nào?" dùng để hỏi về điều gì? + Hãy đọc câu văn trong phần a. + Hãy đặt câu có cụm từ như thế nào để hỏi về cách đi … - Yêu cầu cả lớp làm vở bài tập. Nhận xét cho điểm - 1 em đọc yêu cầu bài tập lớp đọc thầm - 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. - Ong bà nói: chúc mừng sinh nhật cháu. Chúc cháu ngoan và học giỏi. Chúc mừng cháu. Cháu hãy cố gắng ngoan hơn và học giỏi hơn nhé… - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến + Cháu cảm ơn ông bà ạ/ cháu thích món quà này lắm, cháu hứa sẽ học giỏi hơn để ông bà vui ạ/. b) Conm cảm ơn mẹ/ con cảm ơn bố mẹ, con hứa sẽ chăm học hơn để được thêm nhiều điểm 10/… c) Mình cảm ơn các bạn/ tớ được nhận vinh dự này là nhờ có các bạn giúp đỡ, cảm ơn các bạn nhiều/… - 1 em đọc thành tiếng, lớp theo dõi SGK. - Dùng để hỏi về đặc điểm. - Gấu đi lặc lè. - Gấu đi như thế nào? b) Sư tử giao việc cho bề tôi như thế nào? c) Vẹt bắt chước tiếng người như thế nào? 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Ôn lại kiến thức bài - chuẩn bị bài sau. Tập đọc Tiết ÔN TẬP CUỐI KỲ II I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. - Ôn luyện cách đáp lời từ chối của người khá trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. - Ôn luyện cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì. - Ôn luyện về cách dùng dấu chấm than, dấu phẩy? II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. On định: BCSS 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn ôn tập: 1/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1) 2/ Ôn cách đáp lời từ chối của người khác Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Gọi 1 em đọc yêu cầu tình huống a. - Nếu ở trong tình huống trên em sẽ nói gì vơí anh trai? - GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại. - Gọi 1 số trình bày trước lớ. - GV nhận xét cho điểm HS. 3/ Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ " để làm gì" Bài 3: Bài tập yêu cầu ta làm gì? - Yêu cầu HS đọc tình huống a. + Anh chiến sĩ kê lại hòn đá để làm gì? + Đâu là bộ phận trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì trong câu văn trên? - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài - GV nhận xét cho điểm HS. 4/ Ôn cách dùng dấu chấm than, dấu phẩy - Nêu yêu cầu bài tạp sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi 1 em đọc bài làm, đọc cả dấu câu. - Yêu cầu HS cả lớp nhận xét sau đó kết luận về lời giải đúng. - Yêu cầu chúng ta đáp- nói lời đáp cho lời từ chối của người khác trong 1 số tình huống a) Em xin anh cho đi xem lớp anh đá bóng. Anh nói: " em ở nhà làm cho hết bài tập đi". - Vâng em sẽ ở nhà làm hết bài tập/ Nhưng em đã làm hết bài tập rồi, anh cho em đi nhé?/… b) Thế thì bọn mình cùng đi cho vui nhé/ Tiếc thậ, nếu ngày mai bạn không chơi bóng thì cho tớ mượn nhé/.. - 1 số trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.. - Tìm bộ phận của mỗi câu sau trả lời câu hỏi để làm gì? - Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kể lại hòn đá bị kênh. - để người khác qua suối không bị ngã nữa. - Đó là: Để người khác qua suối không bị ngã nữa. b) Để an ủi Sơn ca. c) để mang lại nièm vui cho ông lão tốt bụng. - HS làm vào vở bài tập. Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen. Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng: -Ổ! Dạo này con chóng lớn quá! Dũng trả lời. Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ cũng tưới cho con đấy ạ. 4. Củng cố -dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà tập kể về con vật mà em biết cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau " ôn tập" (TT). Tập đọc tiết CÁ SẤU SỢ CÁ MẬP I. MỤC TIÊU: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. - Bước đầu biết đọc phân biệt người kể và lời nhân vật 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu từ ngữ: Khách sạn, tin đồn, quả quyết. - Nội dung: khách tắm biển sợ bãi biển có cá sấu. Ong chủ khách sạn muốn làm yên lòng khách quả quyết vùng này có nhiều cá mập nên không thể có cá sấu. Bằng cách này, ông làm cho khách còn khiếp sợ hơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: bài dạy, tranh minh hoạ SGK - HS: xembài trước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. On định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Luyện đọc 1/ GV đọc diễn cảm toàn bài ( như mục I) 2/ Luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ a) Đọc từng câu - Hướng dẫn luyện đọc từ khó: du lịch, ven biển, quả quyết, ở biển, khiếp đảm. b) Luyện đọc từng đoạn trước lớp + Đoạn 1: Từ đầu…. Bãi tắm có cá sấu + Đoạn2: Tiếp theo….rất sợ cá mập + Đoạn 3: phần còn lại - Gọi 1 em đọc chú giải 0 Gv giảng thêm " quả quyết" nói chắc chắn tự tin một điều nào đó " Khiếp đảm" đồng nghĩavới kinh hãi, kinh sợ, sợ hết hồn… c) Đọc từng đoạn trong nhóm d) Thi đọc giữa các nhóm * Tìm hiểu bài: Câu 1: Khách tắm biển lo lắng điều gì? Câu 2: Ong chủ khách sạn nói thế nào? Câu 3: Vì sao ông chủ quả quyết như vậy? Câu 4: Vì sao khi nghe giải thích xong, khách lại sợ hơn? * Luyện đọc - Cho 2, 3 nhóm bị phân vai thi đọc lại truyện - HS đọc nối tiếp nhau từng câu. - HS luyện đọc từ 5-7 em. - Mỗi em đọc 1 nhóm HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn - HS đọc chú giải (SGK) - Khách lo lắng trước tin đồn: ở bãi tắm có cá sấu. - Ong chủ khách sạn quả quyết " ở đây làm gì có cá sấu!" - Ong nói rằng: Vùng biển ở đây sâu, có nhiều cá mập. Mà cá sấu rất sợ cá mập. - Vì các mập còn hung dữ đáng sợ hơn cá sấu. - HS phân vai - đọc lại truyện 4. Củng cố: - Hôm nay tập đọc các em học bài gì? - câu chuyện này có điều gì khiến em buồn cười? ( HS trao đổi - thảo luận). * Gv nói: ông chủ khách sạn muốn làm yên lòng những vị khách đang sợ bãi biển có cá sấu đã quả quyết vùng biển này có nhiều cá mập nen không thể có cá sấu. Bằng cách này ông đã làm cho khách khiếp sợ hơn. 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài - kể lại truyện. - Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docTap doc lop 2 ckt KNS.doc
Giáo án liên quan