Giáo án Số học 6 - Tiết 61: Nhân hai số nguyên cùng dấu - Phạm Thị Thùy Dương

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức: HS hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số âm.

 1.2.Kĩ năng: Biết vận dụng quy tắc để tính tích hai số nguyên, biết cách đổi dấu tích.

 1.3.Thái độ: Gio dục HS tính cẩn thận, chính xc.

*Hoạt động 1: Giới thiệu bi mới

 Hoạt động 2: HS biết nhân hai số nguyên dương.

 Hoạt động 3: HS biết nhn hai số nguyn m.

 Hoạt động 4: HS biết xác định dấu của tích hai số nguyn bất kỳ.

2.NỘI DUNG BI HỌC:

Nhân hai số nguyên dương

Nhân hai số nguyên âm

Kết luận

 

doc4 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tiết 61: Nhân hai số nguyên cùng dấu - Phạm Thị Thùy Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU Tuần 20 - Tiết 61 Ngày dạy: 31/12/2013 Bài 11 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: HS hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số âm. 1.2.Kĩ năng: Biết vận dụng quy tắc để tính tích hai số nguyên, biết cách đổi dấu tích. 1.3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. *Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Hoạt động 2: HS biết nhân hai số nguyên dương. Hoạt động 3: HS biết nhân hai số nguyên âm. Hoạt động 4: HS biết xác định dấu của tích hai số nguyên bất kỳ. 2.NỘI DUNG BÀI HỌC: Nhân hai số nguyên dương Nhân hai số nguyên âm Kết luận 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV:Bảng phụ BT84 3.2. HS: Bảng nhóm 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2.Kiểm tra miệng: (7 phút) Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu? Sửa bài tập 77 trang 89 SGK. SGK. Bài tập 77/ 89 SGK: Chiều dài của vải mỗi ngày tăng là: a/ 250.3 = 750 (dm) b/ 250.(-2) = -500 (dm) nghĩa là giảm 500 dm. 4.3.Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (1 phút) Ta đã biết cách nhân hai số nguyên khác dấu. Cịn đối với hai số nguyên cùng dấu sẽ nhân như thế nào? Hơm nay ta sẽ tìm hiểu điều đĩ. Hoạt động 2: Nhân hai số nguyên dương (5 phút) -GV: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0. ?1 GV cho HS thực hiện GV:Vậy khi nhân hai số nguyên dương tích là một số như thế nào? HS: tích hai số nguyên dương là một số nguyên dương. -GV: Tự cho ví dụ về nhân hai số nguyên dương và thực hiện phép tính. Hoạt động 3: Nhân hai số nguyên âm (13 phút)?2 -GV cho HS làm GV:Hãy quan sát kết quả bốn tích đầu, rút ra nhận xét, dự đóan kết quả hai tích cuối.? GV viết lên bảng : 3. (-4) = 2.(-4) = 1.(-4) = 0.(-4) = (-1).(-4) = (-2).(-4) = -GV : Trong 4 tích này, ta giữ nguyên thừa số (-4), còn thừa số thứ nhất giảm dần 1 đơn vị, em thấy các tích như thế nào? HS: Các tích tăng dần 4 đơn vị ( hoặc giảm (-4) đơn vị). GV: Theo quy luật đó, em hãy dự đóan kết quả hai tích cuối? -GV khẳng định: (-1)(-4) = 4 (-2).(-4) = 8 là đúng. GV: Vậy muốn nhân hai số nguyên âm ta làm thế nào? HS: Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng. Ví dụ: (-4).(-25) = 4.25 = 100 (-12).(-10) = 120. -GV: Vậy tích của hai số nguyên âm là một số như thế nào? HS: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương. -GV: Muốn nhân hai số nguyên âm ta làm thế nào? HS: Muốn nhân hai số nguyên dương ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng. GV: Như vậy muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta chỉ việc nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau. GV: Yêu cầu HS tự cho VD GV: Qua các VD hãy rút ra nhận xét về tích hai số nguyên âm? HS: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương. Hoạt động 4: Kết luận (7 phút) -GV: Hãy rút ra quy tắc: Nhân một số nguyên với số 0? HS: Nhân một số với 0 kết quả bằng 0. Nhân 2 số nguyên cùng dấu? HS:Nhân hai số nguyên cùng dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau. Nhân 2 số nguyên khác dấu? HS:Nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối rồi đặt dấu “ –“ trước kết quả tìm được. ?4 -GV cho HS làm cho a là một số nguyên dương. Hỏi b là số nguyên dương hay nguyên âm nếu: a/ Tích a.b là một số nguyên dương. b/ Tích a.b là một số nguyên âm. -GV: Nêu quy tắc nhân hai số nguyên? So sánh quy tắc dấu của phép nhân và phép cộng. HS: Phát biểu 1/ Nhân hai số nguyên dương: ?1 a/ 12.3 = 36 b/ 5.120 = 600 Ví dụ: a/ 5. 7 = 35 b/ 12. 5 = 60. 2/ Nhân hai số nguyên âm: ?2 3. (-4) = -12 2.(-4) =-8 1.(-4) =-4 0.(-4) = 0 (-1).(-4) =4 ( -2).(-4) = 8 (-1)(-4) = 4 (-2).(-4) = 8 Quy tắc : SGK/ 90. VD: a/(-3).(-5) = 15 b/ (-4) . (25) = 25 Nhận xét: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương 3/ Kết luận:SGK/ 90 a.0 = 0.a = 0 Nếu a, b cùng dấu:a.b = Nếu a,b khác dấu : a. b = - Chú ý : SGK/ 91 ?4 a/ b là số nguyên dương b/ b là số nguyên âm 4.4.Tổng kết: (8 phút) - Nhắc lại quy tắc nhân hai số nguyên âm -GV: Cho HS họat động nhóm: Làm bài tập 79/ 91 SGK. Từ đó rút ra nhận xét: Khi đổi dấu 1 thừa số của tích thì tích như thế nào? Khi đổi dấu hai thừa số của tích thì tích như thế nào? GV kiểm tra bài làm của 2, 3 nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét, GV nhận xét. -GV yêu cầu HS làm bài 78/ 91 SGK: thêm f/ (-45) . 0 GV: Cho HS thực hiện theo nhóm Bài tập 79/ 91 SGK: 27.(-5) = -135 (+27).(+5) = + 135 (-27).(+5) = -135 (-27).(-5) = +135 (+5).(-27) = -135. Rút nhận xét như phần chú ý SGK/ 91. Bài 78 SGK/ 91: a/ (+3) .(+9) = 27 b/(-3).7 = -21 c/ 13.(-5) = -65 d/ (-150).(-4) = 600 e/ (+7). (-5) = -35 f/ (-45). 0 =0 4.5.Hướng dẫn học tập: (5 phút) - Đối với bài học ở tiết học này: + Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên. Chú ý (-).(-) (+). + Bài tập 81,83, 84 trang 91,92 / SGK; HD: BT81 Để tính điểm của Sơn và Dũng ta phải tính tổng số điểm thưởng trừ tổng số điểm phạt. - Đối với bài học ở tiết học sau: Chuẩn bị cá bài tập ở phần luyện tập. 5. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docso hoc 6 tiet 61.doc
Giáo án liên quan