I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Nêu được sự đa dạng của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
- Nêu được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp và đề xuất được biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái này.
- Nêu được sự cần thiết ban hành luật và hiểu được một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, thu thập tư liệu.
- Kĩ năng liên hệ thực tế.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: HS yêu thích bộ môn và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các hệ sinh thái.
- Tư liệu về bảo vệ các hệ sinh thái.
2. Học sinh: Soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
9A1 . 9A2 . .
9A3 . 9A4 . .
9A5. 9A6.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã ?
- Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên ?
3. Hoạt động dạy – học:
Mở bài: Các hệ sinh thái trên trái đất có vai trò rất quan trọng. Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các hệ sinh thái.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 64, Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái luật bảo vệ môi trường - Năm học 2013-2014 - Bùi Đình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Ngày soạn: 13/04/2014
Tiết 64 Ngày dạy: 18/04/2014
BÀI 60: BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Nêu được sự đa dạng của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
- Nêu được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp và đề xuất được biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái này.
- Nêu được sự cần thiết ban hành luật và hiểu được một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, thu thập tư liệu.
- Kĩ năng liên hệ thực tế.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: HS yêu thích bộ môn và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các hệ sinh thái.
- Tư liệu về bảo vệ các hệ sinh thái.
2. Học sinh: Soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
9A1............................................ 9A2.........................................
9A3........................................ 9A4.........................................
9A5............................................................... 9A6................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã ?
- Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên ?
3. Hoạt động dạy – học:
Mở bài: Các hệ sinh thái trên trái đất có vai trò rất quan trọng. Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các hệ sinh thái.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của các hệ sinh thái
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh các hệ sinh thái, nghiên cứu bảng 60.1 và trả lời câu hỏi:
+ Trình bày đặc điểm của các hệ sinh thái trên cạn, nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt?
- GV cho HS quan sát lại tranh và nhận xét ý kiến HS:
+ Cho VD về hệ sinh thái?
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung:
Mỗi hệ sinh thái đặc trưng bởi các đặc điểm: khí hậu, động vật, thực vật. Đặc điểm riêng: hệ động vật, hệ thực vật, phân tầng chiếu sáng...
- HS quan sát tranh ảnh kết hợp nghiên cứu bảng 60.1 và ghi nhớ kiến thức.
- Một vài HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS tìm VD qua tranh ảnh, kiến thức thực tế.
* Tiểu kết:
- Có 3 hệ sinh thái chủ yếu:
+ Hệ sinh thái trên cạn: rừng, thảo nguyên, savan...
+ Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng biển khơi...
+ Hệ sinh thái nước ngọt: ao, hồ, sông, suối....
Hoạt động 2: Bảo vệ các hệ sinh thái
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng:
- Cho HS trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
+ Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng mang lại hiệu quả như thế nào?
- GV nhận xét ý kiến của HS và đưa ra đáp án.
- GV lưu ý HS: Với HS thành phố, việc bảo vệ hồ, cây trong vườn hoa, công viên là góp phần bảo vệ hệ sinh thái.
- GV yêu cầu HS lien hệ thực tế.
2. Bảo vệ hệ sinh thái biển:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển?
- Yêu cầu HS thảo luận về các tình huống nêu ra trong bảng 60.3 và đưa ra các biện pháp bảo vệ phù hợp.
- GV chữa bài bằng cách cho các nhóm lên ghi kết quả trên bảng để cả lớp nhận xét.
- GV lưu ý HS: địa phương chúng ta xa biển thì các em chú ý theo dõi qua Tivi về các công việc bảo vệ hệ sinh thái biển.
3. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp:
- Cho HS trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp?
+ Có những biện pháp nào để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?
- GV nhận xét ý kiến trả lời của học sinh.
- GV cho HS liên hệ thực tế các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp ở đại phương.
- GV mở rộng: sự phát triển bề vững lien quan tới bảo vệ sự đa dạng hệ sinh thái như thế nào ?
- Cá nhân nghiên cứu SGK, ghi nhớ kiến thức, trả lời câu hỏi và nêu được:
+ Vai trò quan trọng của hệ sinh thái rừng.
+ Hệ sinh thái rrừng Việt Nam đã bị khai thác quá mức.
- Cá nhân nghiên cứu nội dung bảng 60.2 SGK, thảo luận hiệu quả các biện pháp bảo vệ, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS có thể lien hệ:
+ Nhà nước đầu tư xây dựng khu tái định cư cho người dân tộc.
+ Nhiều địa phương tham gia trồng rừng.
+ Phát tờ rơi tuyên truyền bảo vệ rừng.
- HS nêu được:
+ Biển đã cho con người những gì?
+ Con người đã khai thác sinh vật biển quá mức như thế nào? biển bị ô nhiễm như thế nào?
- HS nghiên cứu bảng 60.3, thảo luận nhóm đưa ra tình huống phù hợp.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS nghiên cứu SGK, ghi nhớ kiến thức và trả lời câu hỏi: Hệ sinh thái nông nghệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
- HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi, rút ra kết luận.
- HS nêu ví dụ:
+ Làm ruộng bậc thang.
+ Trồng cây trên đồi dốc,
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Tiểu kết:
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng :
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng hợp lí để hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen.
- Trồng rừng góp phần khôi phục các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất, tăng nguồn nước...
- Phòng cháy rừng " bảo vệ rừng.
- Vận động định canh, định cư để bảo vệ rừng đầu nguồn.
- Phát triển dân số hợp lí, giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng.
- Tuyên truyền bảo vệ rừng, toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
2. Bảo vệ hệ sinh thái biển:
- Bảo vệ bãi cát biển (nơi rùa đẻ trứng) và vận động người dân không đánh bắt rùa biển.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt phá.
- Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, biển.
- Làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
3. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp:
- Các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam (Bảng 60.4).
- Bảo vệ:
+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu.
+ Cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.
Hoạt động 3: Sự cần thiết ban hành luật
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- GV nêu câu hỏi:
+ Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường?
+ Nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào?
- Cho HS làm bài tập bảng 61.
- GV cho các nhóm lên bảng ghi ý kiến vào cột 3 bảng 61.
- GV cho trao đổi giữa các nhóm về hậu quả của việc không có luật bảo vệ môi trường và rút ra kết luận.
- HS suy nghĩ, nêu được:
+ Lí do ban hành luật là do môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nặng.
+ Nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- HS trao đổi nhóm hoàn thành nội dung cột 3 bảng 61 SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết:
- Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của con người và hitên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
- Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước.
Hoạt động 4: Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- GV giới thiệu sơ lược về nội dung luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương, nhưng phạm vi bài học chỉ nghiên cứu chương II và III.
- Yêu cầu 1 HS đọc to :
+ GV lưu ý HS: sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
- Em đã thấy có sự cố môi trường chưa và em đã làm gì?
-HS đọc nội dung.
+ Cháy rừng, lở đất, lũ lụt, sập hầm, sóng thần...
Tiểu kết:
1. Phòng chống suy thoái; ô nhiễm và sự cố môi trường (chương II)
2. Khắc phục suy thoái; ô nhiễm và sự cố môi trường (chương III)
- Kết luận SGK.
Hoạt động 5: Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- GV yêu cầu HS:
- Trả lời 2 câu hỏi mục s SGK trang 185.
- GV nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV liên hệ ở các nước phát triển, mỗi người dân đều rất hiểu luật và thực hiện tốt " môi trường được bảo vệ và bền vững.
- Cá nhân suy nghĩ hoặc trao đổi nhóm và nêu được:
+ Tìm hiểu luật
+ Việc cần thiết phải chấp hành luật
+ Tuyên truyền dưới nhiều hình thức
+ Vứt rác bừa bãi là vi phạm luật.
- HS có thể kể các việc làm thể hiện chấp hành luật bảo vệ môi trường ở 1 số nước
VD: Singapore: vứt mẩu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau.
Tiểu kết:
- Mỗi người dân phải hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ.
1. Củng cố:
- Vì sao phải bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu biện pháp bảo vệ?
2. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
.
.
.
File đính kèm:
- SINH 9TUAN 33TIET 64.doc