I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Học xong bài này, hs phải:
- Phân biệt và lấy được ví dụ minh họa các dạng tài nguyên thiên nhiên.
- Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Kỹ năng
Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
3. Thái độ
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh phóng to hình 58.1, 58.2 ở SGK
HS: Đọc trước bài ở nhà
III. Các phương pháp:
- Quan sát, phân tích hình vẽ
- Trao đổi, thảo luận nhóm
- Giảng giải, đàm thoại
- Liên hệ thực tế, giáo dục
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
1. Ổn định lớp: (1p)
Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( không )
3. Giảng bài mới: ( 2p )
Gv nêu vấn đề: Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, nếu không biết cách sử dụng hợp lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt nhanh chóng.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 61, Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 Ngày soạn: 12/4/2014
Tiết 61 CHƯƠNG IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bài 58. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Học xong bài này, hs phải:
- Phân biệt và lấy được ví dụ minh họa các dạng tài nguyên thiên nhiên.
- Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Kỹ năng
Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
3. Thái độ
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh phóng to hình 58.1, 58.2 ở SGK
HS: Đọc trước bài ở nhà
III. Các phương pháp:
- Quan sát, phân tích hình vẽ
- Trao đổi, thảo luận nhóm
- Giảng giải, đàm thoại
- Liên hệ thực tế, giáo dục
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục:
1. Ổn định lớp: (1p)
Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( không )
3. Giảng bài mới: ( 2p )
Gv nêu vấn đề: Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, nếu không biết cách sử dụng hợp lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt nhanh chóng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (12 phút)
Gv cho hs tìm hiểu phần thông tin ở SGK
Hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập bảng 58.1 ở SGK
Đại diện các nhóm trình bày đáp án của nhóm mình, nhận xét, bổ sung
Hs: 1 + g,b,c 2 + a,e,i, . . .
Gv nêu tiếp câu hỏi cho hs:
? Nêu tên các dạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta?
? Theo em tài nguyên rừng là dạng tài nguyên nào? Vì sao?
Hs trả lời các câu hỏi của gv
Hs: Than đá, dầu mỏ, mỏ thiếc, . . .
Gv bổ sung các đáp án hoàn chỉnh cho hs và liên hệ đến thực tế giáo dục cho các em có ý thức gìn giữ các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
Gv giảng giải thêm cho hs là hiện nay chúng ta đang nghiên cứu sử dụng ngày càng nhiều dạng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu thay thế cho các dạng tài nguyên đang bị cạn kiệt dần.
Hoạt động 2 (25 phút)
Gv cho hs quan sát và phân tích các hình vẽ 58.1, 58.2 và nghiên cứu phần thông tin ở SGK
Gv cho hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi và hoàn thành các bài tập theo các bảng 58.2, 58.3 ở SGK
Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, nhận xét, bổ sung
Hs: Nơi có thực vật bao phủ đất không bị xói mòn vì có cây che chắn, cản dòng chảy,
Gv bổ sung các đáp án hoàn chỉnh cho hs
Gv giảng giải mở rộng cho hs về việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và liên hệ thực tế ở nước ta, giáo dục các em cần có ý thức bảo vệ và gìn giữ các dạng tài nguyên đó.
I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu:
Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên tái sinh: Có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí.
- Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường.
II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên:
- Sử dụng hợp lí tài nguyên đất:
+ Làm cho đất không bị thoái hóa.
+ Nâng cao độ phì nhiêu của đất.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên nước:
+ Không làm ô nhiễm.
+ Không làm cạn kiệt nguồn nước.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng:
+ Khai thác hợp lí.
+ bảo vệ và trồng rừng.
4. Củng cố: (3 phút)
- Giáo viên nêu câu hỏi để củng cố bài:
+ Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh?
+ Tại sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
- Gv cho hs đọc phần ghi nhớ ở SGK.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (2 phút)
Dặn dò học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi và làm các bài tập ở cuối bài, chuẩn bị trước bài 59 ở sách giáo khoa.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh hoc 9 tuan 32.doc