Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 58 và 59 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thu

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, khái quát, hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ tài nguyên thực vật nói chuung và bảo vệ thực vật ở địa phương

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh về 1 số thực vật

2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài và chuẩn bị bài

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định lớp: 6A1

 6A2

2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người?

 Nêu một vài thực vật có hại đối với con người?

3/ Các hoạt động dạy và học:

a/ Giới thiệu bài: Mỗi loài trong giới thực vật đều có những nét đặc trưng về hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống tập hợp tất cả các loài thực vật với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới thực vật. Hiện nay có một thực trạng là tính đa dạng của thực vật đang bị suy giảm do tác động của con người. Vì vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật.

b/ Phát triển bài

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 58 và 59 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Ngày soạn: 22/03/2014 Tiết: 58 Ngày dạy: 27/03/2014 Bài 48: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI (TT) I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nêu được vai trò của thực vật đối với đời sống con người 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm và làm việc cá nhận - Nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với đời sống kinh tế và con người 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài cây có ích, bài trừ cây có hại II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập. Tranh ảnh vể 1 số thực vật 2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài và chuẩn bị bài III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Oån định lớp: 6A1 6A2 2/ Kiểm tra bài cũ: Thực vật có những vai trò gì đối với động vật? Kể tên một số đại diện? 3/ Các hoạt động dạy và học a/ Giới thiệu bài mới : Có bao giờ chúng ta tự hỏi: nhà ở và một số đồ dạc cũng như thức ăn, quần áo, hằng ngày của chúng ta được lấy từ đâu? Nguồn cung cấp sản phẩm đó một phần lớn là thực vật. b/ Phát triển bài Hoạt động 1 : TÌM HIỂU NHỮNG CÂY CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Gv đặt ra hệ thống câu hỏi cho Hs thảo luận trả lời + Thực vật cung cấp cho con người những gì? Cho ví dụ? - Gv cho hs làm bài tập trong SGK vào phiếu học tập - Gv kẻ bảng lên bảng - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày -Các nhóm khác nhận xét và bổ sung -> Gv nhận xét và bổ sung rút ra kết luận Hs trả lời câu hỏi của Gv theo nhóm được phân + Vai trò của thực vật đối với con người: Cung cấp lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, cây lấy gỗ, cây làm thuốc, dùng làm cảnh - Hs thảo luận nhóm làm phiếu học tậo trong SGK - Thư kí các nhóm ghi câu trả lời - Đại diện nhóm lên trình bày phiếu vào bảng - Nhóm khác nhận xét - Hs theo dõi và sửa sai Tiểu kết: Vai trò của thức vật đối với con người - Cung cấp lương thực thực phẩm - Cung cấp cây công nghiệp - Cung cấp cây lấy gỗ - Cung cấp cây làm thuốc - Dùng làm cảnh Hoạt động2: NHỮNG CÂY CÓ HẠI CHO SỨC KHOẺ CON NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk, quan sát hình 48.3 và 48.4 sgk + Kể tên cây có hại và tác hại cụ thể của chúng? - Gv phân tích: với những cây có hại sẽ gây tác hại lớn khi dùng liều cao, không đúng cách. - GV đưa một số hình ảnh người nghiện ma tuý và tổ chức lớp trao đổi về thái độ của bản thân trong vịệc bài trừ những cây có hại và tệ nạn xã hội - Học sinh đọc thông tin và quan sát hình thu thập thông tin + HS trả lời - Học sinh lắng nghe - Học sinh thảo luận đưa ra hình ảnh cụ thể: chống sử dụng ma tuý, chống hút thuốc lá Tiểu kết: Cây thuốc lá Cây thuốc phiện Cây cần sa IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1/ Củng cố - Học sinh đọc ghi nhớ sgk. Trả lời câu hỏi sgk - Đọc thông tin em có biết + Bài tập: chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Hút thuốc lá, thuốc phiện có hại như thế nào? a. Hút nhiều thuốc lá, chất nicôtin thấm vào cơ thể sẽ dễ gây ung thư phổi b. Trong thuốc phiện có chứa moocphin và hêroin là những chất độc nguy hiểm, khi sử dụng dễ gây nghiện c. Nghiện thuốc phiện có hại đến sức khoẻ, gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội d. Cả 3 ý trên 2/ Dặn dò - Học bài và chuẩn bị bài 49 V/ RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 30 Ngày soạn: 29/03/2014 Tiết: 59 Ngày dạy: 31/03/2014 Bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, khái quát, hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ tài nguyên thực vật nói chuung và bảo vệ thực vật ở địa phương II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh về 1 số thực vật 2/ Chuẩn bị của học sinh: Học bài và chuẩn bị bài III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp: 6A1 6A2 2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người? Nêu một vài thực vật có hại đối với con người? 3/ Các hoạt động dạy và học: a/ Giới thiệu bài: Mỗi loài trong giới thực vật đều có những nét đặc trưng về hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống tập hợp tất cả các loài thực vật với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới thực vật. Hiện nay có một thực trạng là tính đa dạng của thực vật đang bị suy giảm do tác động của con người. Vì vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật. b/ Phát triển bài Hoạt động 1: ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + Kể tên một số thực vật mà em biết? + Chúng thuộc vào ngành nào? Sống ở đâu? + Thực vật trong tự nhiêu có nhiều không? ta có kể hết được không? - Gv: đó thể hiện tính đa dạng của thực vật + Vậy sự đa dạng được thể hiện như thế nào? - Gv cho Hs đọc thông tin trong SGK + Kể tên và nơi sống các loài thực vật + Xếp vào các ngành + Nhiều, ta không thể kể hết + Sự đa dạng của thực vật được thể hiện sự phong phú về số lượng loài, cá thể của loài, môi trường sống Tiểu kết: Sự đa dạng của thực vật được thể hiện sự phong phú về số lượng loài, cá thể của loài, môi trường sống Hoạt động 2 TÌNH HÌNH ĐA DẠNG THỰC VẬT Ở VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Hs đọc thông tin mục 1 phần 2 trả lời câu hỏi + Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật? + Nêu 1 số loài thực vật có giá trị kinh tế cao? - Gv thông báo : Mỗi năm Việt Nam bị tàn phá từ 10000 – 20000 ha rừng +Em có nhận xét gì về sự tàn phá rừng của nước ta? Vậy có hại gì không? - Gv cho hs làm bài tập vào giấy + Nêu các nguyên nhân gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật? + Nêu hậu quả của việc làm đó? - Gọi Hs trả lời câu hỏi, nhận xét và chốt ý kiến - Hs đọc thông tin trong SGK + Vì đa dạng , phong phú về số loài và môi trường sống + Cà phê, cao su, lúa + Rừng bị tàn phá 1 cách nặng nề. Có ảnh hưởng đến thực vật - Hs làm trả lời câu hỏi vào giấy + Nêu các nguyên nhân gây ra sự suy giảm của thực vật + Nhiều loài có khả năng bị tuyệt chủng - Đại diện 1 – 2 học sinh trả lời. ghi kết luận Tiểu kết -Việt Nam có tính đa dạng về thực vật cao, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học - Hiện nay tinh đa dạng của thực vật bị suy giảm nghiêm trong - Nguyên nhân do: Nhiều loài cây có giá trị bị khai thác bửa bãi Sự tàn phá lan tràn rừng để phục vụ đời sống con người - Hậu quả: + Môi trường sống bị thu hẹp + Nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng, nhiều loài trở nên hiếm dần thậm chí 1 số loài cây có nguy cơ bị diệt vong Hoạt động 3: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG THỰC VẬT HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + Vì sao phải bảo vệ thực vật? + Có những biện pháp nào để bảo vệ thực vật? + Biện pháp để bảo vệ thực vật ở địa phương? + Do nhiều cây bị khai thác bửa bãi + Như tiểu kết + HS tự liên hệ Tiểu kết: - Ngăn chặn phá rừng - Hạn chế khai thác bừa bãi các TV quí hiếm - Xây dựng các vườn TV, vườn quốc gia, khu bảo tồn - Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quí hiếm - Tuyên truyền giáo dục tronh nhân dân để cùng bảo vệ rừng IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1/ Củng cố: HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi: + Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút? + Cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật? 2/ Dặn dò: - Nhắc nhở học sinh ôn tập chuẩn bị thi học kì. V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet 58 59 tuan 30 2013 2014.doc