Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 48, Bài 45+46: Thực hành tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật - Năm học 2013-2014 - Bùi Đình Dương

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Học sinh được những dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

- Kĩ năng nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường.

3. Thái độ: Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.

1. Giáo viên:

- Dụng cụ:

+ Vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilông đựng động vật.

+ Dụng cụ đào đất nhỏ.

2. Học sinh: Chuẩn bị các nội dung mà GV đã yêu cầu ở tiết trước.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

9A1 . 9A2 . .

9A3 . 9A4 . .

9A5. 9A6.

2. Kiểm tra 15 phút:

2.1 Mục đích kiểm tra:

2.1.1: Kiến thức:

- HS nhận biết được phép lai kinh tế và hiện tượng thoái hóa giống.

- HS biết được ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi nào.

- HS nhận biết được các nhân tố sinh thái.

- Đặc điểm hình thái của lá cây ưa sáng.

- Phân chia được các nhóm thực vật và động vật dựa vào các nhân tố sinh thái

- Nhận biết được mối quan hệ cùng loài và khác loài.

2.2.2: Đối tượng: HS trung bình - khá.

2.3.3: Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm

2.3.4: Đề bài:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 48, Bài 45+46: Thực hành tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật - Năm học 2013-2014 - Bùi Đình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn: 16/02/2014 Tiết 48 Ngày dạy: 21/02/2014 Bài 45 + 46: THỰC HÀNH TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Học sinh được những dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. - Kĩ năng nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường. 3. Thái độ: Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC. 1. Giáo viên: - Dụng cụ: + Vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilông đựng động vật. + Dụng cụ đào đất nhỏ. 2. Học sinh: Chuẩn bị các nội dung mà GV đã yêu cầu ở tiết trước. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A1............................................ 9A2......................................... 9A3........................................ 9A4......................................... 9A5................................................................ 9A6................................................................. 2. Kiểm tra 15 phút: 2.1 Mục đích kiểm tra: 2.1.1: Kiến thức: - HS nhận biết được phép lai kinh tế và hiện tượng thoái hóa giống. - HS biết được ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi nào. - HS nhận biết được các nhân tố sinh thái. - Đặc điểm hình thái của lá cây ưa sáng. - Phân chia được các nhóm thực vật và động vật dựa vào các nhân tố sinh thái - Nhận biết được mối quan hệ cùng loài và khác loài. 2.2.2: Đối tượng: HS trung bình - khá. 2.3.3: Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 2.3.4: Đề bài: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây? Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm. Câu 2: Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào? Phiến lá rộng, màu xanh sẫm. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm. Câu 3: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Cạnh tranh. Câu 4: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? A. Nhóm sinh vật hằng nhiệt. B. Nhóm sinh vật biến nhiệt. C. Nhóm sinh vật ở nước. D. Nhóm sinh vật ở cạn. Câu 5: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt? A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi. B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói. C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu. D. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi. Câu 6: Các nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh? Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thực vật. Nước biển, sông, hồ, ao, cá, ánh sáng, nhiệt độ, độ dốc. Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình. Các thành phần cơ giới và tính chất lí, hoá của đất; nhiệt độ, độ ẩm, động vật. Câu 7 : Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa: các cá thể khác loài các dòng thuần có kiểu gen khác nhau các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Câu 8: Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống là: con lai có sức sống cao hơn bố mẹ con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ năng suất thu hoạch luôn tăng lên con lai có sức sống kém dần Câu 9: Quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó cả hai bên cùng có lợi là mối quan hệ? A. Hội sinh B. Cộng sinh. C. Ký sinh. D. Cạnh tranh Câu 10: Phép lai nào dưới đây gọi là lai kinh tế? Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hônsten Hà Lan 2.3.5. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C A A D C B D B D 3. Hoạt động dạy - học: Hoạt động1: Tìm hiểu môi trường sống của động vật HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả quan sát môi trường sống của động vật ở nhà. - GV nêu câu hỏi: + Em đã quan sát được những loài động vật nào? - Lưu ý: yêu cầu HS điền thêm vào bảng 45.3 một số sinh vật gần gũi với đời sống như: sâu, ruồi, gián, muỗi... - GV đánh giá hoạt động của HS - GV cho HS nêu một số tác động tiêu cực, tích cực của con người tới thiên nhiên và nêu câu hỏi: + Em có suy nghĩ gì sau về những việc làm của con người nêu trên? + Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên (cụ thể là đối với động vật, thực vật) - GV nhận xét và giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho các em. - HS báo cáo kết quả theo các câu hỏi của GV. - Đại diện các nhóm kể tên những loài động vật đã quan sát được. - Tiếp tục thảo luận nội dung câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. + HS suy nghĩ trả lời theo ý kiến của bản thân. + Liên hệ thực tế đó là môi trường nơi đang sống, trường học. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết bài thu hoạch. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GV yêu cầu HS viết bài thu hoạch theo những nội dung sau: 1. Kiền thức lý thuyết: - Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những môi trường nào? - Hãy kể tên những nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật? - Lá cây ưa sáng mà em đã quan sát có đặc điểm hình thái như thế nào? - Lá cây ưa bóng mà em đã quan sát có đặc điểm hình thái như thế nào? - Các loài động vật mà em đã quan sát được thuộc nhóm động vật sống trong nước, ưa ẩm hay ưa khô. - Kẻ 2 bảng đã làm trong giờ thực hành vào báo cáo. - HS đọc kĩ các nội dung mà GV yêu cầu. Về nhà viết bài thu hoạch theo hướng dẫn của giáo viên. IV. NHẬN XÉT - DẶN DÒ. 1. Nhận xét: - GV thu vở của 1 số HS để kiểm tra. - GV nhận xét về thái độ học tập của HS trong 2 tiết thực hành. 2. Dặn dò: - Cá nhân HS làm báo báo thu hoach theo nội dung GV đã hướng dẫn. - Sưu tầm tranh ảnh về động vật, thực vật. V. RÚT KINH NGHIỆM. . . .

File đính kèm:

  • docSINH 9TUAN 25TIET 48.doc