I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
+ Sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người .
+ Phân được hai trường hợp : sinh đôi cùng trứng và khác trứng .
+ Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền , từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp .
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ và các kỹ năng trao đổi theo nhóm và tự nghiên cứu với Sgk , tự tin trinh bày kiến.
3.Thái độ.
Giáo dục về truyền thống nhân đạo con người, cú niểm tin vào khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
* GV : - Tranh phóng to H.28.1 : Sơ đồ phả hệ của hai gia đình .
H.28.2 : Sơ đồ sự hình thành trẻ đồng sinh .
III. PHƯƠNG PHÁP :
-Trực quan, hoạt động nhóm.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC :
1 . Khởi động (1’)
*Ổn định tổ chức:
* Đặt vấn đề: Gv dẫn dắt từ một số hiện tượng di truyền.
2.Các hoạt động
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 29, Bài 27: Phương pháp nghiên cứu di truyền người - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/12/2012
Ngày giảng: 05/12/2012
Chương V - Di truyền học ở người .
Bài 27 - Tiết 29
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI .
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
+ Sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người .
+ Phân được hai trường hợp : sinh đôi cùng trứng và khác trứng .
+ Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền , từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp .
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát , phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ và các kỹ năng trao đổi theo nhóm và tự nghiên cứu với Sgk , tự tin trinh bày kiến.
3.Thái độ.
Giáo dục về truyền thống nhân đạo con người, cú niểm tin vào khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
* GV : - Tranh phóng to H.28.1 : Sơ đồ phả hệ của hai gia đình .
H.28.2 : Sơ đồ sự hình thành trẻ đồng sinh .
III. PHƯƠNG PHÁP :
-Trực quan, hoạt động nhóm.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC :
1 . Khởi động (1’)
*Ổn định tổ chức:
* Đặt vấn đề: Gv dẫn dắt từ một số hiện tượng di truyền.
2.Các hoạt động
Hoạt động 1 (20’)
Tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu phả hệ
*Mục tiêu: HS biết được phương pháp nghiên cứu phả hệ
*Đồ dùng: - Tranh phóng to H.28.1 : Sơ đồ phả hệ của hai gia đình .
HĐcủa GV và HS
Nội Dung
- GV giải thích cho HS rõ : Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp 2 khó khăn chính : người sinh sản chậm , đẻ ít con và ví lí do xã hội không thể áp dụng các phgương pháp lai và gây đột biến. Nên phải có phương pháp nghiên cứu thích hợp .
- GV lưu ý HS : Cần nắm vững các kí hiệu trước khi theo dõi sơ đồ H.28.1 Sgk .
- GV theo dõi , nhận xét và xác nhận đáp án đúng .
- GV : Dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ để xác định sự di truyền
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ 2 Sgk và quan sát tranh phóng to H.28.1 Sgk để trả lời 2 câu hỏi Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định ?
Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan với giới tính hay không ? Tại sao ?
- GV cung cấp cho HS biết : Bệnh máu khó đông do 1 gen đột biến lặn kiểm soát .
- GV gợi ý câu hỏi : Tính trạng mắc bệnh thể hiện ở F1 là trội hay lặn ?
I . Nghiên cứu phả hệ:
Theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ , người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền ( trội , lặn do một hay nhiều gen quy định ) .
- Bệnh máu khó đông do gen lặn quy định .
- Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan đến giới tính . Vì do gen lặn quy định và thường thấy nam giới
( Sơ đồ sau : gen a gây bệnh ; gen A không gây bệnh ) .
P : XAXa x XAY
GP : XA:Xa XA:Y
F1 : XAXA : XAXa
XAY : XaY ( mắc bệnh )
Hoạt động 2(19’)
Tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
*Mục tiêu: HS biết được phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
*Đồ dùng: Tranh phóng to H.28.2 : Sơ đồ sự hình thành trẻ đồng sinh .
HĐcủa GV và HS
Nội Dung
- GV nêu vấn đề : Trẻ đồng sinh thường gặp nhất là trẻ sinh đôi ( cùng trứng hoặc khác trứng ) .
- GV treo tranh phóng to H.28.2 Sgk cho HS quan sát và yêu cầu các em tìm hiểu Sgk để trả lời các câu hỏi sau :
Sơ đồ H.28.2a và H.28.2b giống và khác nhau ở điểm nào ?
Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ ?
Đồng sinh khác trứng là gì ? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không ?
Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào ?
- GV yêu cầu HS đọc Sgk để thực hiện mục lệnh Sgk :
ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh là gì ?
II . Nghiên cứu trẻ đồng sinh :
1 . Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng :
Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu , tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của của môi trường tự nhiên và xã hội .
2 . ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh :
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp người ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng .
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng .
3.Tổng kết, hướng dẫn về nhà (5’)
* Tổng kết
GV cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài để nêu được :
- Thế nào là nghiên cứu phả hệ ?
- Thế nào là nghiên cứu trẻ đồng sinh và ý nghĩa của nó ?
Gợi ý trả lời một số câu hỏi và bài tập trong Sgk :
Câu 2 : Trẻ đồng sinh cùng trứng khác với trẻ đồng sinh khác trứng là :
- Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen và cùng giới .
- Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau và có thể cùng giới hoặc khác giới .
*Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài .
- Đọc mục " Em có biết " .
- Trả lời câu hỏi 1,2 Sgk .
- Nghiên cứu bài mới : bệnh và tật di truyền ở người .
Yêu cầu : + Đọc bài mới và quan sát các hình Sgk .
+ Tìm hiểu các bệnh và tật ở người có ở địa phương .
+ Trả lời các câu hỏi mục lệnh Sgk
.......................................................
File đính kèm:
- tiet 29-s9.doc